Bà Bầu Uống Lá Vối Có Tốt Không? Uống Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

03 thg 12 2019 12:06

Để bé yêu sinh ra trắng trẻo, khỏe mạnh, hồng hào và xinh đẹp, nhiều mẹ bầu đã chọn ăn uống theo lời “truyền miệng” của dân gian. Trong đó, “bí kíp” bà bầu uống nước vối là khá phổ biến.Vậy, bà bầu uống lá vối có tốt không? Liệu nước vối có thực sự tốt như “lời đồn”? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Mẹ Đang Chuẩn Bị Mang Thai Nên Ăn Uống Gì Để Sinh Con Khỏe?

Thành phần, công dụng của lá vối là gì?

 Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết được bà bầu uống lá vối có tốt không và truyền lại nhiều kinh nghiệm hay cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh. Có thể sử dụng lá vối tươi hay nụ vối khô với cách chế biến đơn giản để tạo thành 1 loại trà nấu hay hãm lấy nước để uống hằng ngày. Hơn nữa, lá vối lại giàu dược tính nên còn được dùng làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh chứng rất hiệu quả và đặc biệt còn rất tốt cho sức khỏe của bà bầu.

 Các kết quả nghiên cứu về công dụng, thành phần lá vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa chất tanin, khoáng chất và vitamin, khoảng 4% tinh dầu và còn có mùi thơm dễ chịu. 

 Đặc biệt, lá vối còn chứa một số chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, Streptococcus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... cực kỳ hiệu quả.

Lá vối tươi hay khô đều có công dụng chữa bệnh cực tốt

 Chính vậy mà lá vối tươi hay phơi khô, sắc đặc còn được coi như một loại thuốc sát khuẩn cực tốt, thường được dùng trị liệu các bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt hoặc chị em phụ nữ còn lấy lá vối tươi đem nấu lấy nước đặc để gội đầu, làm như vậy sẽ chữa được chứng chốc lở rất hiệu nghiệm.

Bà bầu uống lá vối có tốt không?

 Bà bầu uống nước lá vối tốt cho hệ tiêu hóa: Theo Đông y, nước lá vối được xem là có tác dụng hiệu quả trong việc kiện tỳ, giúp tăng cường cảm giác ngon miệng cho bà bầu và kích thích hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Chất đắng chát có trong thành phần lá vối thúc đẩy quá trình tiết dịch hỗ trợ tiêu hóa, trong khi đó chất tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột.

 Lá vối giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Chứa hàm lượng chất polyphenol cao, khoảng 128mg/ gram trọng lượng lá vối khô và các hoạt chất ức chế alphaglucosidase, nụ vối khô có khả năng hạn chế tình trạng tăng đường huyết cho mẹ bầu sau khi ăn. Đồng thời, lá vối còn giúp làm ổn định đường huyết, giảm lượng lipid máu, phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

 Bà bầu uống lá vối giúp chống oxy hóa cho cơ thể: Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt được các gốc tự do có hại, chống lại quá trình oxy hóa, từ đó giảm thiểu sự hình thành đục thủy tinh thể cho mắt, bảo vệ sự tổn thương các tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi được các men, giúp chống oxy hóa cho cơ thể.

Bà bầu uống lá vối giúp chống oxy hóa cho cơ thể

 Lá vối có giúp thanh lọc cơ thể cho bà bầu không? Uống nước lá vối, đặc biệt là vào mùa nóng, sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể một cách nhanh chóng. Nước vối giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn muối khoáng và các vitamin cần thiết để từ đó giúp phục hồi năng lượng đã bị mất do vận động, làm việc. Nhờ công hiệu giải nhiệt cực tốt này, nước vối còn có khả năng làm mát cơ thể, giúp lợi tiểu và đào thải độc tố cho cơ thể qua đường tiết niệu.

 Lá vối giúp sát khuẩn cho làn da mẹ bầu từ trong ra ngoài: Bà bầu uống nước lá vối hằng ngày sẽ giúp da dẻ trắng sáng, thêm mịn màng và sạch mụn. Đặc biệt lá vối rất thích hợp với làn da nhờn, da hỗn hợp hoặc những ai có làn da nhiều mụn. Ngoài ra, trẻ em có thể dùng nước lá vối để tắm và gội đầu cũng có công dụng sát khuẩn rất tốt.

 Sự thật uống nước vối giúp mẹ sau sinh lợi sữa: Nước vối để uống có thể được ủ từ lá vối tươi, nụ vối đã khô hoặc tươi,… Các nghiên cứu còn khẳng định, trong nước lá vối có nhiều thành phần vitamin đem lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là cực kỳ lợi sữa. Vì vậy, bà bầu nếu có thói quen uống nước vối thường xuyên ngay từ những ngày đầu trong thai kỳ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời sẽ rất lợi sữa khi con yêu được sinh ra.

Bà bầu uống nước nụ vối có tốt không?

Cũng tương tự như lá vối, nụ vối có những công dụng đặc biệt như:

  •  Nụ vối có công dụng phòng ngừa được bệnh tiểu đường cho thai nhi: Chữa bệnh tiểu đường từ lâu đã được xem là một trong những công dụng vô cùng nổi bật của nụ vối. Trong nụ vối có chứa rất nhiều thành phần polyphenol và hoạt chất giúp ức chế alphaglucosidase. 
  • Chính vì thế, nụ vối được biết đến với khả năng hạn chế sự gia tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, nụ vối còn giúp ổn định và cân bằng được đường huyết, giảm đi lượng lipid trong máu.
  •  Chống oxy hóa: Các kết quả nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm đã cho thấy được nụ vối có khả năng triệt tiêu tận gốc các gốc tự do, chống oxy hóa cực mạnh, phục hồi các men chống oxy hóa cho cơ thể, làm chậm được quá trình lão hóa.
  •  Nụ vối còn giúp hỗ trợ giảm mỡ máu bởi trong nụ vối có thành phần betasitosterol, đây là chất có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol ở trong máu.

Bà bầu có nên uống nhiều nước vối không?

 Câu trả lời là hoàn toàn được nhé các chị em. Bởi lẽ, ngoài những lợi ích kể trên, nước vối còn giúp ích cho các mẹ bầu và thai nhi rất nhiều. Trong loại thức uống dân dã, rẻ tiền này có chứa một số chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây ra các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. 

Bà bầu nên uống lá vối với liều lượng vừa phải

 Đồng thời, nước vối tươi còn có những đặc trưng khá giống với nước chè xanh. Đây là một nguồn dinh dưỡng cực tốt và dược tính vô cùng cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống nước vối trong suốt thai kỳ, nhưng chỉ nên uống với một liều lượng vừa phải thôi nhé.

Bà bầu uống nước vối thế nào cho đúng cách?

  •  Lá vối khô đem rửa sạch và cho vào ấm, đổ nước lạnh vào đun cho đến khi sôi rồi uống nóng hoặc có thể uống lạnh tùy thích. Nụ vối khô cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi tương tự như cách hãm trà xanh. 
  •  Nước hãm từ lá vối khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá vối tươi có màu xanh trong như nước trà xanh. Khi uống nước lá vối sẽ có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm thoang thoảng, ngai ngái. Mẹ bầu nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối tươi/ ngày hoặc một ly nước lá vối khô/ 1 ngày là được. Không nên uống nhiều nước lá vối quá, vì như vậy sẽ không tốt cho hệ bài tiết.

 Cùng tìm hiểu kinh nghiệm uống nước lá vối giúp làm đẹp da, đẹp dáng của cựu người mẫu Dương Yến Ngọc dưới đây nhé!

Mới đây, cựu người mẫu Dương Yến Ngọc đã đăng tải những dòng chia sẻ trên facebook cá nhân về thời kỳ mang thai của mình. Đặc biệt là chuyện giữ dáng trong giai đoạn “bầu bí” và bí quyết sinh con sao cho có làn da trắng hồng và mái tóc đen mượt. “Status” này của người đẹp ngay lập tức đã nhận được hơn 1.000 lượt like (yêu thích) và hơn 100 người bình luận.

Người đẹp Dương Yến Ngọc chia sẻ: Trong thời gian mang bầu con trai, Ngọc không quan tâm nhiều đến việc giữ dáng vì công việc của cô trong thời điểm đó rất bận rộn. Cũng vì lý do này, Dương Yến Ngọc không có nhiều thời gian để chăm sóc tốt cho thai kỳ. 

Dù vậy, bà bầu Yến Ngọc vẫn rất chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất vào cơ thể để con yêu có đủ chất phát triển. Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày mà cô chia sẻ đó là uống đầy đủ các vitamin cho bà bầu, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Và đặc biệt ngày nào Ngọc cũng uống nước vối.

Nhờ những “bí kíp” làm đẹp tưởng như rất đơn giản như ăn nhiều hoa quả, uống sữa tươi không đường, uống bổ sung vitamin và cựu người mẫu đã được khen là đẹp “không góc chết” cả khi đang mang bầu cũng như giai đoạn sau sinh nở. Trong đó, bí kíp uống nước vối để chăm cho da đẹp của Dương Yến Ngọc đã được cả cộng đồng mạng trầm trồ.

Một số bài thuốc đông y hay từ cây vối an toàn, hiệu quả cho bà bầu

 Chữa đờm thấp, khí trệ hoặc trị chứng cảm nhiễm do ẩm thấp làm chướng bụng, không tiêu, nôn mửa, chóng mặt, thân thể nặng nề: Vối khô 16gr, trần bì 16gr, thương truật 16gr và cam thảo 8gr đem tán bột uống 25 – 30gr/ ngày hoặc thêm gừng (3 lát) rồi sắc uống.

Chữa đờm thấp, khí trệ hoặc trị chứng cảm nhiễm bằng lá vối

  •  Chữa chứng hoắc loạn, đau bụng: Vối chế thêm gừng tán bột, uống 8gr/ lần.
  •  Chữa đại tràng táo kết: Vối khô dùng lượng tùy ý đem tán bột rồi cho vào dạ dày lợn ninh nhừ. Sau đó đem ra sấy khô, tán bột, viên lại bằng hạt ngô rồi uống 30 viên/ lần với nước gừng.
  •  Chữa chướng khí, đầy bụng: Hậu phác, bạch thược, nhân sâm, bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12gr đem sắc lấy nước uống.
  •  Chữa vị hàn, cảm lạnh, nôn mửa: Hậu phác, bán hạ chế, hoài sơn, trần bì, hoắc hương mỗi thứ 12gr và sa nhân 8gr, sinh khương 5 lát đem sắc lấy nước uống.
  •  Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nụ vối khô 15 – 20gr sắc lấy nước và chia 3 lần uống trong ngày, hoặc có thể hãm lấy nước uống thay trà. Cần uống lá vối thường xuyên sẽ trị được những chứng bệnh nêu trên.

Kết luận

Đến đây, chắc hẳn mẹ bầu đã giải tỏa được những băn khoăn về vấn đề bà bầu uống lá vối có tốt không rồi phải không nào. Có thể thấy rằng, nước vối được khuyến khích sử dụng hàng ngày nhưng phải tuân thủ một hàm lượng vừa phải và hợp lý để có được công dụng tối đa.

Xem thêm:

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Uống Smecta Có Được Không? 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp