Bà Bầu Nên Nằm Nghiêng Bên Nào Thì Tốt?

07 thg 4 2020 00:20

Khi mang thai, mọi tư thế đi đứng, hoạt động, ngồi hay nằm của mẹ đều có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu luôn muốn tìm hiểu khi nằm ngủ bà bầu nên nằm nghiêng bên nào thì tốt. hay đây là tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?

 Ở giai đoạn 3 tháng đầu, khi thai nhi còn chưa phát triển nhiều, sự tác động của thai nhi tới cơ thể mẹ là không đáng kể. Do đó, mẹ có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên nào tùy thích, miễn sao không nằm sấp hoặc lấy ôm gối chèn vào ngay dưới bụng là được.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu mẹ nằm nghiêng bên nào cũng được

 Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển lớn hơn, kèm theo đó là sự tăng lên không ngừng của kích thước bụng bầu, các mẹ hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang 1 bên. Tuy nằm nghiêng về bên trái được xem là tư thế tốt nhất nhưng nếu mẹ bầu có nằm nghiêng về bên phải thì cũng chưa gây ảnh hưởng gì đáng kể đến thai nhi. 

Bà bầu nằm nghiêng bên phải khi nào không nên?

 Đến ba tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển lớn hơn, mẹ nằm nghiêng bên phải sẽ khiến cho trọng lượng của thai nhi gây áp lực lên các dây chằng và khiến cho màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, dẫn đến cản trở lượng máu lưu thông đến thai nhi. Tử cung của mẹ cũng sẽ nghiêng phải nhiều hơn và gây ra vặn xoắn mạch máu trong tử cung khi mẹ nằm nghiêng bên phải.

Khi bụng bầu đã lớn, mẹ bầu không nên nằm nghiêng người về bên phải

 Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 450 thai phụ đã chỉ ra rằng những mẹ bầu khi nằm ngủ nghiêng về bên phải, thai nhi sẽ có nguy cơ bị chết lưu cao hơn gấp hai lần so với những thai phụ thường xuyên nằm nghiêng về phía bên trái. 

 Bằng chứng cho thấy, những bà bầu có xu hướng nằm nghiêng bên trái có tỷ lệ thai lưu vào khoảng 1,96%. Con số này sẽ tăng lên tới 3,93% đối với các thai phụ nằm nghiêng về bên phải và tiếp tục tăng cao hơn nữa khi mẹ bầu nằm ngửa. 

 Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này, tử cung của mẹ thường có xu hướng quay hẳn về bên phải. Nếu mẹ nằm nghiêng về bên phải, bào thai sẽ phải chịu một áp lực lớn gấp đôi do bị chèn ép, thai nhi sẽ khó khăn trong việc di chuyển, cử động, hô hấp,... dần dần dễ dẫn đến tình trạng chết lưu.

Tại sao bà bầu phải nằm nghiêng bên trái?

Các chuyên gia y tế luôn khuyên mẹ bầu khi ngủ nên chọn tư thế nằm nghiêng về phía trái sẽ tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ bầu cũng như em bé. Vậy nhưng tại sao lại phải là nằm nghiêng sang bên trái mà không phải là nghiêng về bên phải?

Cung cấp dưỡng chất và máu cho sự phát triển của thai nhi: 

 Theo các chuyên gia y tế, khi thai nhi ngày càng lớn lên, kích thước và trọng lượng đều tăng thì càng cần nhiều diện tích hơn trong tử cung. Khi đó tử cung của mẹ sẽ dần mở rộng để cho em bé phát triển, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho việc cung cấp lượng máu lớn đến em bé.

Khi ngủ bà bầu nên chọn tư thế nghiêng sang bên trái sẽ tốt hơn

 Khi mẹ nằm nghiêng về phía bên trái sẽ làm giảm áp lực của các bộ phận khác nén lên trên tử cung, giúp cho động mạch chủ của mẹ  nơi cung cấp máu và dinh dưỡng đến cho nhau thai có thể hoạt động một cách bình thường. Do đó, đảm bảo sự vận chuyển máu và dinh dưỡng diễn ra đều đặn và thúc đẩy sự phát triển thể chất, trí não của thai nhi một cách bình thường.

 Ngoài ra, cùng với việc chọn vị trí nằm thì việc mẹ cần bổ sung vào bữa ăn hằng ngày đầy đủ dưỡng chất cũng đóng vai trò quan trọng. Từ đó, em bé mới có thể nạp được đầy đủ dưỡng chất và phát triển tốt. Trong thai kỳ, bà bầu cần chú ý ăn đầy đủ các thực phẩm có chứa nhiều axit folic, sắt, canxi và các loại vitamin, khoáng chất để thai nhi phát triển được bình thường.

Thuận lợi cho sự giãn nở của tử cung

 Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà tử cung người mẹ phát triển mạnh mẽ nhất trong ổ bụng và thường xoay về phía bên phải. Tư thế nghiêng sang trái sẽ giúp thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng và oxy hơn.

 Khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp cho tử cung dễ dàng phình to và không phải chịu áp lực từ phía các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó cũng giúp cho nhau thai dễ dàng nhận được nhiều oxy, máu và các chất dinh dưỡng hơn.

 Dù vậy, việc mẹ bầu nằm liên tục ở một vị trí vô cùng khó, dường như không thể thực hiện được. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn những chiếc gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu, kê ở đằng trước và sau bụng để tránh không bị mỏi người.

Phòng ngừa tình trạng sưng phù chân tay

 Sưng phù chân tay là hiện tượng khá phổ biến khi mẹ mang bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Và khi mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp giảm được áp lực lên tĩnh mạch chủ và từ đó ngăn chặn sự chảy ngược của máu, giảm được nguy cơ chân tay bị sưng phù.

 Một nguyên nhân khác có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị phù nề chân tay đó là thiếu protein. Vì vậy, trong chế độ ăn uống của thai phụ cần chú ý bổ sung protein một cách đều đặn.

 Khi nằm ngủ, mẹ bầu có thể gác chân lên gối cao hơn một chút cũng sẽ giúp giảm được triệu chứng phù nề chân tay hiệu quả. 

Theo Bác sĩ CKII Lê Thị Chu (Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh) chia sẻ: “Tư thế nằm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi”. 

Có thể thấy rằng, việc nằm ngủ nghiêng người về bên trái không chỉ là một tư thế được các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện khi ngủ mà còn có rất nhiều lợi ích cho thai nhi. Dù nửa đêm thức dậy thấy mình đang nằm ở tư thế khác thì tốt nhất nên nhanh chóng xoay lại tư thế như mong muốn.

Ngoài ra, bác sĩ Lê Thị Chu cũng lưu ý thêm mẹ bầu có thể dùng gối mềm để kê cao chân lên trên cho đỡ mỏi và tránh được chứng phù nề tay chân: “Nếu hai chân mẹ bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề. Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon”.

Khi ngủ bà bầu nằm nghiêng bên nào tốt? Tư thế nào nên tránh?

Ngoài thắc mắc về chuyện bà bầu nằm nghiêng bên phải được không, nhiều mẹ cũng muốn biết rõ những tư thế nào khi ngủ nên tránh. Dưới đây là một số tư thế ngủ cơ bản thường gặp nhưng không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. 

 Nằm ngửa: Từ tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi, bà bầu lưu ý không nên nằm ngửa vì khi nằm ở tư thế này, trọng lượng và kích thước của thai nhi sẽ đè lên cột sống, gây áp lực lên cơ lưng, ruột và cả các mạch máu lớn. Từ đó, gây ra nguy cơ mẹ bầu bị đau các khớp, khả năng mắc bệnh trĩ và làm giảm lưu lượng máu cung ứng đến thai nhi. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

 Không chỉ có thế, bà bầu nằm ngửa trong suốt một thời gian dài, việc cung ứng huyết dịch cho thận cũng không được đầy đủ, làm tăng cường hàm lượng angiotensin trong huyết quản, thậm chí còn gây co thắt huyết quản.

 Nằm ngửa còn có thể làm cho mẹ bầu bị giảm huyết áp, gây ra triệu chứng chóng mặt, buồn nôn cho bà bầu. Đồng thời, có thể gây ra tình trạng ngáy ngủ, tăng cân và thậm chí đột ngột ngừng thở khi ngủ.

Từ tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi, bà bầu lưu ý không nên nằm ngửa

 Nằm sấp: Tư thế nằm sấp (úp) cũng là tư thế được khuyến cáo bà bầu nên tránh trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi vì tư thế này sẽ không chỉ gây ra sự khó chịu cho vùng bụng và ngực của bà bầu mà còn rất dễ gây ra tổn thương đối với thai nhi.

 Ngồi hoặc nằm gục xuống bàn: Khi làm việc, nhiều bà bầu vì mệt mỏi nên hay có thói quen nằm gục mặt xuống bàn để tranh thủ chợp mắt một chút. Tuy nhiên, cũng ít người biết rằng, tư thế ngủ “chớp nhoáng” này sẽ gây ra những ảnh hưởng không hề tốt cho sức khỏe của cả bà bầu lẫn thai nhi trong bụng. 

Vì vậy, với các mẹ bầu làm văn phòng cần tìm cho mình một chiếc gối mềm đặt vào sau ghế để có thể tranh thủ ngả lưng mỗi khi đang làm việc mà cảm thấy mệt mỏi.

Kết luận

Bài viết trên đã phần nào giải đáp được băn khoăn, thắc mắc của chị em: bà bầu nên nằm nghiêng bên nào là tốt. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các chị em đang tìm kiếm một tư thế nằm tốt nhất cho mẹ và khỏe cho con. Tuy nhiên, cũng cần chú ý thêm, với mẹ bầu 3 tháng đầu khi thì kích thước vòng bụng còn khá nhỏ, lúc này mẹ có thể nằm ngửa hoặc nghiêng trái, nghiêng phải đều được và khá thoải mái. Tuy nhiên từ tháng thứ 4 trở đi, khi bụng bầu đã lớn hơn thì mẹ bầu cần phải chú ý hơn nữa đến tư thế ngủ của mình nhé. 

Xem thêm:

Phụ Nữ Có Bầu Nằm Võng Được Không?

Tư Thế Ngủ Cho Bà Bầu Nào Tốt Nhất Trong Từng Giai Đoạn?

Nguồn tham khảo:

https://eva.vn/babau/3lydolygiaivisaomebaunamnghiengtrailaonnhatc85a308946.html
https://eva.vn/babau/babaunamnghiengbenphaicolamsaokhongc85a330929.html
https://parenting.firstcry.com/articles/whatisbesttimeofthedaytogetpregnantmorningafternoonornight/

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents