Bà Bầu Bị Đau Hông Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?

25 thg 11 2019 21:24

Vào những tháng cuối, mẹ bầu có thể bị đau lưng, đau bụng hoặc đau hông khi mang thai. Khi thai càng lớn, tình trạng này càng khiến cho bạn cảm thấy khó chịu hơn. Thật may là trong lúc chờ đợi bé ra đời, cũng có một vài cách để giúp bạn giảm đau. Những phương pháp này cụ thể là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau hông khi mang thai

Mẹ bầu có thể đau do bệnh lý của mông và hông (như bệnh trĩ) hoặc có thể đau lan từ vùng lưng dưới đến mông. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau hông khi mang thai gồm:

  •  Đau mông khi mang thai do bệnh trĩ: Bệnh trĩ là tình trạng mẹ bầu bị các tĩnh mạch bị phình to và sưng lên ở hậu môn hoặc ở trực tràng. Thai phụ dễ bị trĩ hơn vì khi đó tử cung tạo thêm áp lực cho hậu môn và trực tràng. Nếu bạn phải đứng hoặc ngồi lâu vì công việc hoặc sở thích, cơn đau ở mông và hông có thể trở nên tệ hơn.

Đau mông khi mang thai có thể là do bệnh trĩ

  •  Đau chuyển dạ hoặc co thắt tử cung gây đau háng khi mang thai: Mỗi mẹ bầu sẽ có một kiểu cơn đau chuyển dạ khác nhau. Một số người cảm thấy bị co thắt ở bụng và lưng, có thể lan dần đến mông. 

Bản chất của cơn đau cũng ở mỗi người cũng có thể thay đổi. Một số người cảm thấy có một cảm giác co thắt dữ dội trong khi những người khác có thể cảm thấy vùng hông đau căng, đau liên hồi, âm ỉ hoặc đau nhói.

Các cơn co thắt chuyển dạ giả BraxtonHicks có thể gây ra sự khó chịu, nhưng chúng thường sẽ không gây đau. Nếu các cơn co thắt này gây ra đau hông khi mang bầu, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

 Đau đai hông khi mang thai 3 tháng đầu: Cứ 5 người mang thai lại có 1 người bị chứng đau đai hông. Kiểu đau này xảy ra thường xuyên khi trọng lượng của thai nhi tăng lên và các chuyển động liên quan đến thai kỳ trong vùng chậu bắt đầu nhiều hơn và gây đau cho vùng chậu.

Nhiều thai phụ cũng cảm thấy đau ở mông vì nguyên nhân này. Các triệu chứng khác mà mẹ bầu hay gặp như cảm giác đau âm ỉ hoặc đau mà phát ra tiếng trong vùng chậu. Thậm chí, cơn đau tăng lên mạnh hơn khi di chuyển. Mặc dù đau vùng chậu của mẹ bầu rất khó chịu, nhưng nó không gây hại cho thai nhi và mẹ vẫn có thể sinh thường mà không ảnh hưởng gì cả.

  •  Đau thần kinh tọa gây đau khớp háng khi mang thai: Đây là một tình trạng xảy ra khi có trọng lượng và áp lực đè lên dây thần kinh hông chạy từ vùng mông xuống chân. Thai nhi lớn dần có thể làm cho các dây thần kinh này bị kích thích hoặc bị viêm. Tử cung ngày càng lớn cũng có thể gây thêm áp lực cho dây thần kinh ở vùng hông.

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, sự thay đổi của ngôi thai (xoay ngôi) có thể tạo áp lực trực tiếp lên các dây thần kinh trong vùng mông và điều này có thể gây đau mông. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể cảm thấy nóng rát ở sau lưng, vùng mông và chân. Một số phụ nữ còn bị đau nhói kéo dài từ hông xuống chân.

Cách cải thiện tình trạng đau hông khi mang thai hiệu quả

Dù những cơn đau hông khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nếu bà bầu bị đau hông phải khi mang thai thì nên thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình hình:

 Luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng: Điều này sẽ giúp cho cơ thể được thả lỏng, thư giãn một cách thoải mái. Bà bầu nên chọn lựa các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, tập yoga cho bà bầu,… Kết hợp với massage thư giãn, nhẹ nhàng hoặc ngâm mình với nước ấm.

Việc luyện tập thể thao còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng phù nề và tăng cường cung cấp ôxy cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy việc vận động điều độ, thường xuyên sẽ kích thích thai nhi nhanh chóng thay đổi vị trí, giảm áp lực lên vùng xương chậu.

Luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, đều đặn giúp giảm các cơn đau

  •  Tránh làm việc nặng để giảm đau hông phải khi mang thai: Việc đau dây chằng háng khi mang thai một phần là do nguyên nhân là do khớp xương của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Bởi vậy, chị em phụ nữ mang thai không nên vận động quá mạnh, kiêng mang vác, khiêng vật nặng.
  •  Tránh ngồi xổm và gập người phòng tránh đau hông khi mang thai tháng cuối: Điều này sẽ giúp cho vùng xương chậu không phải chịu thêm áp lực. Mẹ bầu nên ngồi trên ghế sao cho lưng thẳng và nên tựa vào mặt phẳng.
  •  Tuyệt đối không đi giày cao gót để tránh đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu: Đi giày quá cao sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng làm cho vùng hông bị đau. Đặc biệt, giày cao còn gây nguy hiểm cho thai nhi nếu mẹ bầu bị trượt ngã. Ngoài ra, bà bầu cũng lưu ý không nên mang giày, dép quá chật gây sưng đau kẽ chân. Tốt nhất, các mẹ bầu nên chọn loại giày đế bằng, phù hợp với kích thước của chân.
  •  Chế độ ăn uống có thể làm giảm đau khớp háng khi mang thai tháng cuối: Như đã nói ở trên, việc thiếu canxi trong thai kỳ sẽ khiến bà bầu bị đau hông trái và đau khớp háng. Bởi vậy, thai phụ cần chú ý bổ sung hàm lượng canxi thông qua các thức ăn hàng ngày như tôm, cua, cá,… kèm theo các chất cần thiết cho cơ thể như sắt, vitamin D, A, C,…

Cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cho mẹ bầu qua các bữa ăn

 Biện pháp giúp giảm tức thời đau hông khi mang thai:

  •  Nằm xuống nghỉ ngơi, những bà bầu bị đau hông trái thì sẽ nằm nghiêng về bên trái.
  •  Nếu phải đứng một chỗ liên tục thì nên dồn trọng tâm vào một chân rồi thay đổi chân mỗi khi mỏi.
  •  Đi bộ nhẹ nhàng, khoan thai vào buổi tối để tránh tình trạng đau hông lúc ngủ.
  •  Thay đổi tư thế khi ngủ nghiêng về bên phải, kết hợp kê một chiếc gối nhỏ ở vùng hông.
  •  Dùng đai hỗ trợ để nâng bụng nhằm giảm áp lực lên vùng hông.
  •  Sử dụng gạc ấm để đắp lên vùng hông bị đau.
  •  Thực hiện các bài tập thể thao nhẹ nhàng để giảm đau hông theo như hướng dẫn của chuyên gia.

Khi nào mẹ bầu đau hông khi mang thai nên đến gặp bác sĩ?

Dù là bắt nguồn từ nguyên nhân gì, bà bầu bị đau hông khi mang thai có thể khiến cho các hoạt động hàng ngày gặp khó khăn. Do đó, nếu bạn gặp các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé:

  •  Đau nhiều đến mức khiến mẹ bầu cảm thấy muốn bệnh.
  •  Bị mất quá nhiều máu.
  •  Bị chảy dịch âm đạo, xuất huyết hoặc rỉ nước tiểu.
  •  Bị đi tiêu/ tiểu tùy tiện, không tự chủ.
  •  Cơn đau không giảm xuống mà tăng dần.

Điều trị nội khoa chứng đau hông khi mang thai

  •  Có khoảng 14% phụ nữ mang thai bị đau hông và phải uống thuốc giảm đau nhóm opioid để điều trị căn bệnh này, chẳng hạn như oxycodone và hydrocodone.
  •  Thường thì các mẹ bầu sẽ dùng các thuốc này trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Đau lưng, đau hông khi mang thai chính là tình trạng mà các bác sĩ hay phải thăm khám và kê toa nhất.
  •  Nếu cơn đau hông không đáp ứng được với các loại thuốc không kê toa và biện pháp điều trị mà bạn đã áp dụng tại nhà, bác sĩ có thể cân nhắc để kê thêm thuốc giảm đau.
  •  Mẹ bầu càng dùng ít thuốc trong suốt thai kỳ càng tốt. Điều này sẽ làm giảm khả năng thuốc gây ảnh hưởng, ức chế sự tăng trưởng và phát triển của em bé.

Điều trị tại nhà bệnh đau háng khi mang thai

Nếu cơn đau hông là do bệnh trĩ gây ra, mẹ bầu có thể thử áp dụng các cách điều trị tại nhà sau đây để giảm bớt sự khó chịu:

  •  Ngâm mình vào trong bồn tắm nước ấm.
  •  Sử dụng nước cây phỉ (witch hazel) để nhỏ vài giọt vào băng vệ sinh, mang băng hàng ngày để giảm tình trạng viêm.
  • Nếu bị đau hông do bệnh trĩ gây ra, mẹ bầu có thể ngâm nước nóng
  •  Đừng ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Điều này sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên hậu môn. Nếu nằm nghiêng có thể sẽ giúp giảm áp lực.
  •  Uống nhiều nước mỗi ngày để có thể giúp giảm nguy cơ mẹ bầu bị táo bón, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
  •  Nên ăn nhiều chất xơ: một chế độ ăn nhiều chất xơ với các thực phẩm nguyên hạt, trái cây và rau tươi sẽ giúp nhu động ruột của mẹ bầu hoạt động tốt hơn.
  •  Đối với những cơn đau liên quan đến đau thần kinh hông hoặc đau ở vùng chậu, mẹ bầu có thể thực hiện các bước như sau:
  •  Uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen tại nhà để giảm bớt sự khó chịu.
  •  Tắm nước ấm để làm dịu các cơ bị căng.
  •  Mang đai chậu hỗ trợ trong giai đoạn 3 tháng cuối để làm giảm áp lực lên vùng lưng dưới và cả vùng xương chậu.
  •  Tránh vận động mạnh làm trầm trọng thêm các cơn đau của bạn, tuyệt đối không nhấc vật nặng hoặc đứng quá lâu.
  •  Đặt một cái gối xuống dưới lưng và giữa hai chân khi mẹ bầu ngủ. Điều này có thể giúp mẹ cải thiện tư thế ngủ một cách phù hợp.
  •  Mẹ bầu cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc chườm nóng/ lạnh cho vùng bị đau. Cũng có thể tìm hiểu thông tin về các loại kem hoặc chất làm mềm phân nhằm giúp giảm đau và loại bỏ được các biến chứng của bệnh trĩ.

FAQ - Câu hỏi thường gặp

Triệu chứng đau hông khi mang thai 3 tháng đầu

  •  Trong thời gian mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu có thể cảm thấy đau nhức ở vùng hông hoặc vùng xương chậu. Đôi khi, mẹ bầu còn khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác. 

Dưới đây là một số biểu hiện, triệu chứng của tình trạng đau hông khi mang thai 3 tháng đầu mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải:

  •  Phần lớn hiện tượng đau hông khi mang thai 3 tháng đầu sẽ liên quan tới vùng xương chậu và xương hông. Xương chậu chính là một cấu trúc xương lớn nhất, nằm ở phần dưới đáy của cột sống. Hông chỉ là các khớp ở hai bên của xương chậu được kết nối bởi xương đùi với xương chậu.
  •  Đau hông khi mang thai phần lớn là do xương chậu và xương hông gây ra. Thậm chí cơn đau có thể tỏa ra khiến cho nhiều mẹ bầu luôn cảm thấy bị đau lưng trong một số thời điểm khác nhau của thai kỳ. Thêm vào đó, nhiều bà bầu còn cảm thấy cơn đau đớn biểu hiện theo các cách khác nhau.

Xem thêm: Nguyên Nhân, Cách Chữa Đau Hông Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Nguyên nhân đau hông khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu không phải đợi tới tuần thứ 37 của thai kỳ mới gặp phải những cơn đau khớp háng mà trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng có thể bị “hành hạ” bất cứ lúc nào. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau hông khi mang thai tháng cuối này:

 Mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32 do thai nhi quay đầu:

  • Cấu tạo cơ thể của mẹ bầu theo quy luật nhất định: Xương chậu được kết nối với xương mu ở phía trước và bên cạnh là hai khớp háng gần kề. Xương mu và khớp háng có nhiệm vụ chủ yếu là nâng đỡ phần trên của cơ thể.

Xem thêm: Tình Trạng Đau Hông Khi Mang Thai Tháng Cuối Và Những Điều Lưu Ý

Kết luận

Tình trạng đau hông khi mang thai thường sẽ chấm dứt sau khi sinh. Tuy nhiên, một số phụ nữ sau sinh lại có thể tiếp tục bị bệnh trĩ do chứng đau hông để lại. Do đó, mẹ bầu có thể hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị dứt điểm khác để giảm tần suất cơn đau hông, tránh được những di chứng sau này.

Xem thêm:

Mẹ Bầu Bị Chóng Mặt Khi Mang Thai Là Do Đâu?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents