Giai đoạn mang thai là lúc mà mẹ bầu gặp rất nhiều khó khăn, thay đổi và cần chú ý rất nhiều điều để cho em bé được khỏe mạnh, an toàn nhất. Vậy theo quan niệm xưa thì vì sao bà bầu không nên ngồi xổm? Hãy cùng Zcare lý giải điều này qua bài viết dưới nhé!
Vì sao bà bầu không nên ngồi xổm
Trong giai đoạn mang thai thì bụng bầu sẽ ngày một lớn dần. Như đã biết thì điều này sẽ gây áp lực lớn đối với cột sống và vùng xương chậu của mẹ. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì thường mẹ bầu không nên ngồi xổm vì nếu như mẹ bầu ngồi xổm không đúng tư thế như ngồi tựa nghiêng hẳn về đằng sau hay ngồi bắt chéo chân... thì sẽ gây ra tình trạng tắc mạch máu, máu không đưuọc lưu thông đều dẫn tới suy giãn tĩnh mạch và phù nề nặng hơn. Cùng với đó một phần cơ thể sẽ căng ra, khiến mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu hay nguy hiểm hơn là mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã. Ngoài ra, việc ngồi xổm còn gây áp lực lên bàng quang gây ra cảm giác đau buốt cho nhiều mẹ bầu. Vì vậy mẹ bầu không nên ngồi chéo chân có thể sẽ dẫn tới ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ cũng như thai nhi.
Tuy nhiên việc ngồi xổm đúng cách sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho bà bầu, nó giống như một cách tập luyện các động tác để hỗ trợ việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Luyện tập ngồi xổm đúng cách trước khi sinh sẽ kích thích vùng xương chậu nở ra, khi mẹ bầu chuyển dạ sẽ dễ dàng và giảm bớt cơn đau. Khi các mẹ thực hiện bài tập ngồi xổm cần chú ý đến nhịp thở cần được làm một cách đều đặn để đảm bảo lượng oxy cho thai nhi, đồng thời giữ đúng tư thế này cũng giúp cho bạn giảm bớt nguy cơ thoát vị đĩa đệm khi về già. Nhưng mẹ bầu nên lưu ý nên tập nhẹ nhàng và từ từ trước, nếu cảm thấy không ổn thì không nên cố gắng.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên nằm ngủ tư thế nào để không "NGUY HIỂM" tới thai nhi
Tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn
Những tư thế nằm bà bầu nên tránh
Các tư thế ngồi đúng cách cho bà bầu.
Vì sao bà bầu không nên ngồi xổm? để ngồi xổm nhưng không gây tác hại tới mẹ và thai nhi thì mẹ cần chú ý những điều sau:
- Khi bà bầu ngồi cần giữ lưng thẳng, vai hơi đẩy ra sau. Không được đẩy người ra phía trước quá nhiều sẽ gây áp lực trực tiếp đến thai nhi gây nguy hiểm cho bé. Cùng với đó tư thế ngồi cũng không được trùng lưng vì sẽ gây ra áp lực lớn đối với cột sống của bạn. Vì vậy, mẹ bầu nên ngồi vào sâu trong ghế, đảm bảo sao cho mông chạm vào lưng ghế để lưng có được điểm tựa tốt hoặc mẹ có thể trang bị cho mình thêm 1 gối đệm ở đường cong của lưng sẽ giúp cho bạn không bị đau hặc mỏi lưng.
Lưu ý: Luôn luôn giữ cho bàn chân có được sự thoải mái nhất, không nên gác 2 chân lên và đặc biệt là ngồi chéo chân. Hai chân nên để song song, đầu gối tạo góc 90 độ để trọng lượng phân bố đều ở hai bên hông.
- Chọn ghế ngồi có độ cao vừa phải để bạn có chỗ ngồi thoải mái và an toàn, tốt nhất nên ngồi những chiếc ghế mà chân bạn có thể chạm đất để chân được thả lỏng và có độ an toàn cao.
- Không nên đột ngột vặn eo khi ngồi mà nên xoay cả người. Khi di chuyển thì dùng tay đỡ bụng
- Mẹ bầu không nên ngồi một chỗ quá lâu mà bạn hãy thường xuyên vận động nhẹ. Khi đứng dậy, không nên chồm người về phía trước mà hãy đứng dậy từ từ và dữ thăng bằng.
_ Nên hạn chế di chuyển xa hay đi lại lên xuống cầu thang để bảo đảm an toàn cho mẹ.
Trên đây là những lý giải vì sao mà bà bầu không nên ngồi xổm mà Zcare cung cấp cho các bạn. Mong rằng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ trang bị thêm được những kiến thức cần thiết trong những tháng mang thai quan trọng của mình.