Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm: Thế Nào Là Bất Thường? Xử Lý Thế Nào?

15 thg 1 2020 13:44

Trẻ sơ sinh khóc đêm khi ngủ là một triệu chứng thường gặp ở trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được khi nào trẻ khóc đêm là  bình thường và khi nào là bất thường. Các bà mẹ cũng cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục tình trạng này để chăm sóc con yêu được tốt hơn.

Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là bình thường?

 Trong khoảng thời gian từ khi em bé mới chào đời cho đến khi được 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường quấy khóc (khóc dạ đề). Đa phần trẻ quấy khóc về đêm thường khiến cho cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh khóc đêm trong giai đoạn này theo các bác sĩ chuyên khoa lại là bình thường. 

 Giai đoạn này, trẻ khóc dạ đề được coi như dấu hiệu chứng tỏ được sự phát triển bình thường của em bé trong những tháng đầu tiên sau khi sinh ra. Điều này thể hiện bé đang làm quen với môi trường sống ở bên ngoài bụng mẹ.

 Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm không chịu ngủ sẽ được giảm dần khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là khi đó em bé đã thích nghi được với môi trường sống, và các ông bố bà mẹ cũng đã “thuộc nằm lòng” được những thói quen của em bé rồi, cho nên việc chăm sóc sẽ càng tốt hơn. 

 Trẻ hay khóc đêm khi ngủ được coi là bình thường khi không đi kèm với các biểu hiện khác ví dụ như: trẻ ngủ ngáy, khi ngủ hay giật mình, trẻ hoảng sợ và khóc thét,... Cho nên, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Tình trạng khóc đêm sẽ giảm dần khi trẻ sơ sinh được 4 tháng trở lên

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm khi nào mới đáng lo?

 Ngược lại, với những trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm một cách bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện nghiêm trọng như: khi ngủ em bé thường xuyên giật mình, ngủ ngáy thành tiếng, bé hoảng sợ và hay khóc thét từng hồi,... có thể chỉ là hiện tượng sinh lý. 

 Tuy nhiên nếu hiện tượng trẻ khóc đêm xảy ra thường xuyên và kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Khi đó, cha mẹ cần nghĩ ngay đến khả năng em bé khóc đêm do bệnh lý.

 Trẻ khóc đêm được xem là bất thường khi: Trẻ có thể thức dậy đột ngột giữa đêm, trẻ la hét, hay giật mình khi ngủ,... Có khi là do hệ thống thần kinh của em bé sơ sinh đang phát triển, còn non yếu và chưa hoàn thiện. Khi đó, khả năng ức chế của trẻ còn kém. 

 Nếu như ban ngày, em bé có những hoạt động thể chất, vận động quá sức sẽ khiến cho não bộ của trẻ vẫn còn đang ở trong tình trạng hưng phấn sẽ làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc giữa đêm, ngay khi đang ngủ. 

 Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình quấy khóc khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của hàng loạt bất thường về cấu trúc, hình thái hay chức năng của não bộ. Vì vậy, cha mẹ cần đưa ngay em bé đến cơ sở y tế thăm khám để có nhiều thông tin cũng như tiến hành các xét nghiệm cần thiết để các bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác.

 Trong trường hợp trẻ sơ sinh khóc đêm dai dẳng, khóc nhiều hơn 3 giờ/ ngày và đặc biệt hay khóc vào buổi tối, trong hơn 3 ngày/ tuần và kéo dài hơn 3 tuần được xem là bất thường. 

 Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm rất có thể là do em bé bị dị ứng với protein có trong sữa bò. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa em bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định chính xác xem có phải là kết quả của tình trạng dị ứng protein trong sữa bò hay không.

Tình trạng khóc đêm có thể là do em bé bị dị ứng với protein của sữa bò

Trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm là bệnh gì?

 Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, cơn khóc của trẻ không rõ nguyên nhân, khi khóc trẻ thường co 2 đầu gối gập vào bụng thì rất có thể là bé đang bị một cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau thường xảy ra vào cùng 1 thời điểm cụ thể nào đó trong ngày, có thể xảy ra vào lúc chập tối và kéo dài khoảng từ 1  2 giờ đồng hồ, sau đó em bé sẽ tự nín. 

 Trẻ thường khóc đêm đến khi được khoảng 3  4 tháng rồi tự nhiên hết, tuy đôi khi trẻ khóc vì bị đau bụng nhưng vẫn ăn ngủ, tăng cân tốt. Do đó, bố mẹ vẫn cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất hàng tháng đều đặn để theo dõi được cân nặng của trẻ.

 Tuy nhiên, nếu cơn khóc đêm của em bé kéo dài hơn, trẻ khóc nhiều về đêm và chậm tăng cân cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang bị còi xương. Bệnh còi xương này thường khiến cho trẻ bị mệt mỏi, khó chịu và sinh ra tình trạng quấy khóc đêm không chịu ngủ trong suốt một thời gian dài. Trường hợp này của trẻ thường đi kèm một số dấu hiệu đặc trưng như: bé chậm mọc răng, bị rụng tóc hình vành khăn, đặc biệt là hay ra mồ hôi trộm. 

 Nguyên nhân của những biểu hiện trên rất có thể là do chế độ dinh dưỡng của em bé sơ sinh không được đảm bảo. Trẻ bị thiếu canxi hoặc do được chăm sóc  trong phòng quá kín, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D. 

 Khi đó, người mẹ cần cho em bé tắm nắng đều đặn vào mỗi buổi sáng sớm. Đồng thời, cần giữ gìn phòng ốc, nơi ở của trẻ được thông thoáng, không để bị thiếu ánh sáng. Cần đưa em bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm cũng như chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

 Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh khóc dữ dội, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như: bé nôn ói, ưỡn người, đột nhiên khóc thét lên, bỏ bú và đi tiểu ra máu thì đây rất có thể là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lồng ruột. Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa em bé đi bệnh viện cấp cứu ngay.

Mẹ cần cho em bé sơ sinh tắm nắng vào buổi sáng sớm

Trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm gây ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Trẻ khóc đêm một cách bất thường, thường xuyên bị giật mình, trẻ không chịu ngủ,... kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của trẻ. Điều này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Cụ thể

 Trẻ sơ sinh khóc đêm ngủ ngày ảnh hưởng đến bản thân trẻ:

  •  Chậm phát triển về trí tuệ, đồng thời làm cho trẻ bị giảm khả năng nhận thức và học tập sau này.
  •  Hormone tăng trưởng của trẻ bị giảm sút, trẻ sơ sinh chậm tăng cân và khó phát triển chiều cao.
  •  Hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ thường xuyên bị ức chế.
  •  Tăng áp lực máu lên não, huyết áp cao.
  •  Áp lực lớn đè nặng lên tim, dẫn tới tình trạng tim đập nhanh, do đó sức khỏe của bé sơ sinh sẽ không được đảm bảo.

 Trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm gây ảnh hưởng đến mẹ như thế nào?

  •  Stress, có thể dẫn tới bệnh trầm cảm sau sinh.
  •  Mất sữa do stress và mẹ sẽ phải thức đêm chăm con nhiều hơn, từ đó sức khỏe của mẹ cũng bị giảm sút đi.

Trẻ sơ sinh khóc đêm phải làm sao? Mẹ cần lưu ý những gì?

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, thường xuyên giật mình trong giấc ngủ chập chờn, trẻ ngủ không đủ giấc,... sẽ dẫn tới tình trạng em bé dễ bị nhiễm khuẩn và chậm phát triển cả về cân nặng lẫn chiều cao. Để hạn chế được hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm khó ngủ, cha mẹ cũng cần lưu ý:

 Không vỗ lưng khi em bé vừa bị giật mình hay cho bú ngay mà cần quan sát xem bé sơ sinh có ngủ tiếp không. Chỉ tiến hành dỗ dành bé và cho bé bú ngay khi bé bật khóc to hơn và có nhiều cử động mạnh.

 Không nên đắp quá nhiều chăn cho bé sơ sinh để tránh tình trạng toát mồ hôi, khi đó bé rất dễ bị cảm lạnh. Không để đèn quá sáng khi cho em bé ngủ và không để cho tiếng ồn to, tránh khả năng bé giật mình và tỉnh giấc, quấy khóc.

 Có một cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm đó là bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho bé để tránh tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng. Phòng ngừa thiếu vitamin D và canxi ở trẻ bằng cách không để cho em bé nằm nhiều trong phòng quá kín và quá thiếu ánh sáng.

 Ngoài ra, việc cho bé bú sữa mẹ đến 18 - 24 tháng tuổi cũng là một cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm. Vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho sự phát triển của em bé. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ cực kỳ quan trọng, mà ở lứa tuổi này thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé sơ sinh

 Thông thường trẻ hay khóc, quấy khóc vào buổi tối, không chịu ngủ, ngủ hay bị giật mình. Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm của việc khóc dai dẳng là không rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm cũng chia làm nhiều cấp độ.

 Ở mức độ nhẹ: Em bé chỉ quấy khóc 1 lúc rồi ngừng luôn, đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh và nó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

 Mức độ nặng hơn:  Em bé quấy khóc cả đêm, kéo dài, dai dẳng bất thường hơn, trẻ khóc to không ngừng. Thậm chí, cho dù em bé khóc khàn cả tiếng nhưng mẹ vẫn không hiểu được trẻ em khóc đêm vì sao. Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra cách khắc phục càng sớm càng tốt nhé.

Kết luận

Cha mẹ cần phân biệt được rõ ràng hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm dạ đề với khóc đêm do bệnh lý ở trẻ em. Đồng thời, cha mẹ cần chú ý đặc biệt xem em bé khóc đêm bất thường và có kèm theo một trong các dấu hiệu khác như: biếng ăn, vã mồ hôi và đặc biệt là ra mồ hôi trộm khi ngủ,... thì tốt nhất nên đưa bé đi khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Đặc biệt, không được quá chủ quan để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Là Bệnh Gì?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp