Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Kéo Dài?

31 thg 12 2019 11:50

Vàng da sinh lý kéo dài là tình trạng bệnh lý thường gặp đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng. Căn bệnh này có thể tự khỏi nếu cha mẹ thực hiện chế độ chăm sóc cho trẻ khoa học, hợp lý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, cha mẹ cần làm gì để giúp con yêu thoát khỏi tình trạng này? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý kéo dài

 Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng, bắt nguồn từ quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa trong cơ thể bị ngưng trệ, không thể xảy ra được. Nếu càng nhiều sắc tố bilirubin dư thừa thì trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài càng nặng. 

Càng nhiều sắc tố bilirubin dư thừa thì trẻ sẽ bị vàng da càng nặng

 Nguyên nhân chủ yếu là do gan của trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để loại bỏ được sắc tố màu vàng bilirubin trong máu. Khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ thì gan của người mẹ sẽ đảm nhiệm chức năng này. 

Nhưng sau khi được sinh ra, cơ thể trẻ phải tự “gánh vác” lấy trách nhiệm loại bỏ bilirubin trong máu. Trong khi đó, cơ thể của trẻ sơ sinh lại sản xuất ra một lượng lớn các tế bào máu nhưng cũng sẽ được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

 Với nhiều trường hợp, tình trạng trẻ em bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi hệ bài tiết của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu tập ăn, cơ thể sẽ thải được bilirubin ra khỏi máu. Khi đó, vàng da sẽ “biến mất” trong vòng từ 2  3 tuần sau sinh. 

 Ngoài ra, vẫn có hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý, đó là những trường hợp trẻ bị vàng da kéo dài hơn 3 tuần hoặc những trẻ có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng ra khỏi sinh lý thì sẽ gọi là vàng da kéo dài.

 Với những trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin ở mức cao như vậy có thể khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật như điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương về não bộ khác. Do đó, cha mẹ nên thực hiện kiểm tra dấu hiệu vàng da trước khi cho trẻ xuất viện và vài ngày sau khi đã xuất viện.

Cách phát hiện nhanh trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài

 Biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất của bệnh vàng da ở trẻ là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu xuất hiện trong vòng 2  4 ngày sau khi sinh và đầu tiên là ở mặt, sau đó lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường sẽ đạt đến đỉnh cao trong khoảng từ 3  7 ngày sau khi sinh. 

 Khi bố mẹ dùng một ngón tay để ấn nhẹ vào làn da trẻ, khiến vùng da đó xuất hiện màu vàng, thì có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh vàng da.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh vàng da ở trẻ là màu vàng ở da và mắt trẻ

 Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh vàng da là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể là dấu hiệu của những bệnh khác. Vàng da nặng còn làm tăng nguy cơ bilirubin khuếch tán vào não, có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn.

 Vàng da sinh lý kéo dài là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da liên tục từ 1 tuần đến 10 ngày (mặc dù trẻ vẫn sinh đủ tháng) hay trên 2  3 tuần (đối với những trẻ đẻ non trước 37 tuần thai) mà không hết. Tình trạng vàng da kéo dài là do bilirubin trong cơ thể của bé sơ sinh tăng cao dẫn đến hiện tượng da và phần màng cứng (ở mắt) cũng bị chuyển sang màu vàng.

 Như vậy, khi bộ phận gan hay đường dẫn mật bị viêm hoặc xảy ra những bất thường khác trong tế bào gan và đường dẫn mật (bao gồm cả túi mật) đều làm cho hàm lượng sắc tố mật trong máu tăng lên. Từ đó, gây nên hiện tượng da, niêm mạc (kể cả kết mạc ở mắt) của trẻ nhuộm màu vàng của sắc tố mật. Vì vậy chúng sẽ có màu vàng.

 Cách phát hiện nhanh bệnh vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh:

  • Thực hiện kiểm tra nhanh bệnh vàng da cho bé ở trong một căn phòng có đủ ánh sáng. Dùng ngón trỏ của bố hoặc mẹ chạm nhẹ nhàng lên vùng mũi hoặc trán của bé. Nếu da của bé vẫn vàng ở vùng da mà mẹ vừa thả ngón tay ra thì mẹ nên đi hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với những em bé có làn da nâu hoặc đen xám, mẹ hãy thử kiểm tra sắc vàng ở trong lòng trắng của mắt hay bên trong nướu lợi của bé. Mẹ cũng có thể nhận thấy rõ ràng là “output” của em bé có màu rất nhợt nhạt.

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có nguy hiểm không?

 Tình trạng vàng da ở những trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt nguy hiểm vì chúng diễn tiến rất nhanh. Nếu không được phát hiện để kịp thời điều trị sớm sẽ khiến cho trẻ bị nhiễm độc thần kinh, từ đó gây tử vong hoặc xảy ra các di chứng nặng nề.

 Khi trẻ bị vàng da kéo dài hơn 10 ngày không dứt hay cơ thể trẻ bỗng nhiên bị vàng da bất thường, có thể là dạng vàng da nhạt, vàng đậm, vàng nâu,... thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe để có để đánh giá chính xác nguyên nhân và cách xử lý vàng da. 

 Trẻ sơ sinh khi bị vàng da lâu ngày, kéo dài có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Bại não cấp tính: Nếu bố mẹ phát hiện trẻ bị vàng da với các dấu hiệu khác lạ như ngủ li bì, trẻ không tập trung, quấy khóc nhiều, bỏ bú và sốt cao thì cũng cần nghĩ ngay tới tình trạng trẻ bị bại não cấp tính. Theo các bác sĩ, sắc tố bilirubin cực kỳ độc hại đối với những tế bào của bộ não. Vàng da nặng có khả năng làm cho bilirubin di chuyển vào trong não và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Vàng da nhân: Khi chất bilirubin trong máu vượt qua giới hạn cho phép mà gan của trẻ không đào thải ra kịp thì có nguy cơ chất này thấm vào não khiến cho trẻ bị vàng da nhân. Điều này gây ra những tổn thương não sau này không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định bé bị vàng da bệnh lý, bố mẹ cần phải đưa bé đi điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng ngừa những nguy cơ tổn thương não.

Vàng da nặng ở trẻ sẽ gây ra những tổn thương ở não

 Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, rất kém nên cần được bảo vệ và chăm sóc một cách kỹ lưỡng hơn cả. Không nên để cho bệnh vàng da kéo dài hoặc tin dùng những cách chữa mẹo từ dân gian thiếu cơ sở khoa học. Làm như vậy không những không giúp trẻ khỏi bệnh mà có thể gây cản trở cho quá trình điều trị về sau này.

Trẻ sơ sinh bị vàng da: khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ sơ sinh tới gặp bác sĩ ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  •  Vàng da xuất hiện rất sớm, khoảng trước 24 giờ tuổi;
  •  Mức độ vàng da ở trẻ càng lúc càng rõ, thậm chí vàng toàn thân;
  •  Tốc độ vàng da ở trẻ tăng nhanh;
  •  Vàng da kéo dài ở trẻ đến trên 1 tuần (mặc dù trẻ sinh đủ tháng) hay trên 2 tuần (với những trẻ đẻ non);
  •  Vàng da có đi kèm với một trong những dấu hiệu bất thường khác như: trẻ đi tiêu phân có màu trắng phấn, nôn ói, bú kém, bụng chướng, xuất hiện những cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, ngủ li bì, gồng cứng người, co giật, nhịp tim chậm dần, hạ thân nhiệt, sụt cân, xanh tái, ban xuất huyết, thậm chí là hôn mê.

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý kéo dài?

 Vàng da nhẹ thông thường sẽ tự khỏi khi gan của trẻ đã bắt đầu trưởng thành. Cho trẻ ăn thường xuyên (từ 8  12 lần/ ngày) sẽ giúp trẻ có khả năng truyền bilirubin qua cơ thể. Từ đó, trẻ sẽ tự hết vàng da mà không cần dùng đến bất kỳ biện pháp can thiệp y tế nào.

 Bác sĩ có thể tiến hành cho trẻ làm xét nghiệm máu để có thể kiểm tra mức độ bilirubin trong máu. Nếu trẻ bị vàng da nặng hơn thì có thể cần sử dụng các phương pháp điều trị khác. Quang trị liệu (chiếu đèn) là một phương pháp điều trị phổ biến ở trẻ vàng da và có hiệu quả cao, bằng cách sử dụng ánh sáng để phá vỡ các sắc tố bilirubin trong cơ thể trẻ. Có 2 loại điều trị chiếu đèn cho trẻ vàng da, đó là:

  • Chiếu đèn thông thường: Có thể chiếu sáng tia cực tím khi trẻ đang nằm trên giường. Ánh sáng sẽ giúp phá vỡ các sắc tố bilirubin để không gây áp lực và làm tổn thương cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3  4 tiếng/ lần đủ để mẹ có thể cho trẻ bú.
  • Điều trị bằng sợi quang: Trẻ được bao bọc trong 1 chiếc chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên làn da của trẻ. Khi đó, mẹ vẫn có thể bế và cho trẻ sơ sinh bú như bình thường.

Có thể chiếu sáng tia cực tím khi trẻ đang nằm trên giường

 Thay máu: Nếu như chiếu đèn để điều trị trẻ vàng da nặng không đem lại hiệu quả hay trẻ bị vàng da quá nặng, có nồng độ bilirubin ở trong máu quá cao, bác sĩ sẽ có chỉ định cho trẻ sử dụng biện pháp thay máu, đây chính là biện pháp cuối cùng. Khi thay máu sẽ giúp cho trẻ có thể lấy được nhanh các sắc tố bilirubin đang lưu hành bên trong lòng mạch máu, dẫn đến giảm lượng bilirubin trong máu. Nhờ đó cũng sẽ giảm được hàm lượng bilirubin ở ngoài tổ chức, trẻ sẽ hết vàng da.

Kết luận

Để biết được con yêu có bị vàng da sinh lý hay không, cha mẹ nên đăng ký cho con khám sàng lọc sơ sinh đối với những trẻ sinh non. Bởi nếu cứ để tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể trẻ sẽ bị bại não suốt đời, thậm chí là tử vong.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bé Khỏe Mạnh 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp