Trước khi tìm hiểu trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, thiết nghĩ bạn cần nắm rõ về bệnh viêm tai giữa là gì, nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai giữa, ngoài việc kiêng một số thực phẩm có hại thì thực phẩm nào có lợi để bệnh nhanh khỏi hơn. Đặc biệt, bệnh viêm tai giữa không phải chỉ kiêng thức ăn mà khỏi được, bạn còn cần biết một số phương pháp để điều trị bệnh đúng đắn, kịp thời. Trong bài viết dưới đây, Zcare sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa.
Nội dung
Viêm tai giữa là bệnh gì? Các dấu hiệu của viêm tai giữa
Viêm tai giữa xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, khoảng trống phía sau màng nhĩ. Khi trẻ bị nhiễm trùng tai (còn gọi là viêm tai giữa ), tai giữa sẽ đầy mủ (dịch nhiễm trùng). Mủ đẩy vào màng nhĩ, có thể rất đau.
Trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện đau tai đầu tiên
Đau tai là dấu hiệu chính của bệnh viêm tai giữa. Trẻ em cũng có thể bị lên cơn sốt, khó ăn, uống, hoặc ngủ. Nhai, mút và nằm xuống có thể gây ra thay đổi áp lực đau ở tai giữa.
Trẻ lớn hơn có thể phàn nàn về đau tai, nhưng một đứa trẻ nhỏ hơn có thể chỉ biết ngoáy tai hoặc quấy khóc và khóc nhiều hơn bình thường.
Nếu áp lực từ sự tích tụ chất lỏng đủ cao, nó có thể làm vỡ màng nhĩ , với chất lỏng chảy ra từ tai. Đây là một nguyên nhân phổ biến của vỡ màng nhĩ ở trẻ em. Một đứa trẻ bị vỡ màng nhĩ có thể cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn, và có tiếng chuông hoặc ù trong tai.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Trẻ em (đặc biệt là trong 2 đến 4 năm đầu đời) bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn vì nhiều lý do:
- Các ống thính giác ngắn hơn và nằm ngang khiến vi khuẩn và vi rút tìm đường vào tai giữa dễ dàng hơn. Các ống cũng hẹp hơn, do đó nhiều khả năng bị chặn.
- Các amidan vòm họng của trẻ cấu trúc giống như tuyến ở phía sau cổ họng, lớn hơn và có thể cản trở việc mở các ống thính giác.
- Những thứ khác có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm bao gồm hút thuốc thụ động, bú bình và ở cạnh những đứa trẻ khác trong việc chăm sóc trẻ. Viêm tai giữa thường gặp ở bé trai hơn bé gái.
Viêm tai giữa không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng cảm lạnh đôi khi có thể gây ra chúng. Viêm tai phổ biến vào mùa đông, khi nhiều người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh (một đứa trẻ bị nhiễm trùng tai cũng có thể có các triệu chứng cảm lạnh, như chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hoặc ho).
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng ăn một số nhóm thực phẩm sau sẽ giúp bệnh không tiến triển xấu:
Nhóm thực phẩm gây viêm, mưng mủ: Bánh nếp, xôi nếp, bánh chưng, rau muống, thịt bò...Vì những món ăn này có thể gây viêm, kích thích việc tạo mủ, gây đau đớn và khiến tình trạng bệnh lâu hồi phục hơn.
Nhóm thực phẩm tạo đờm:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, cay nóng như: Gà rán, khoai tây chiên, hamburger,… rất có hại cho sức khỏe nói chung và thính giác nói riêng. Những loại thực phẩm này sẽ làm cho tai bị đau và lâu hồi phục. Hơn nữa, ăn các loại thực phẩm cay nóng còn có thể làm người bệnh bị ù tai, không nghe rõ, thậm chí đau nhức tai. Do vậy, bạn cần tránh tuyệt đối những loại đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ khi bị viêm tai giữa.
Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng kẹo ngọt
- Đồ ăn chứa nhiều đường: bánh, kẹo, nước ngọt có gas...Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm ức chế hệ thống miễn dịch, do đó giảm sức đề kháng. Thực phẩm nhiều đường cũng khiến tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn, gây tích tụ, cản trở khả năng nghe cũng như làm khó chịu cho tai. Chính vì vậy, việc giảm ăn các thực phẩm nhiều đường sẽ cải thiện chức năng miễn dịch và giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh viêm tai giữa.
Nhóm thực phẩm gây ngứa, dị ứng: tôm, cá, sứa, trứng, cua, đậu nành, lúa mì, ngô, sữa.... Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị dị ứng thực phẩm dễ mắc viêm tai giữa hơn. Vì vậy, bạn cần loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn để đảm bảo tình trạng viêm tai giữa không trở nên nặng hơn.
Lưu ý:
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi. Bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn. Không cho trẻ ăn những đồ ăn cứng vì sẽ khiến trẻ phải nhai nhiều, bắt buộc xương hàm hoạt động liên tục ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tai. Nếu trẻ ăn các loại đồ ăn này thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và dễ chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mạn tính.
Trẻ bị viêm tai giữa không kiêng ăn gì?
Bên cạnh vấn đề trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, nhiều mẹ cũng quan tâm tới việc viêm tai giữa nên ăn gì. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên cho trẻ ăn, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho việc lành bệnh:
Trẻ bị viêm tai giữa không nên kiêng chất xơ, ngược lại, cần bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để giúp ngăn ngừa tình trạng ù tai, bệnh nhanh cải thiện.
Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa i ốt và omega 3. Đây là 2 chất rất tốt cho sức đề kháng của trẻ, do vậy, việc bổ sung những thực phẩm chứa nhiều 2 chất này trong bữa ăn như rong biển, hàu, cá, sò… sẽ giúp tình trạng viêm tai giữa sớm được cải thiện.
Nên cho trẻ ăn cam sẽ giúp bệnh viêm tai giữa được cải thiện
Thực phẩm giàu vitamin C là chất giúp cải thiện tốt tình trạng bị viêm nhiễm và phục hồi vết thương mau lành. Đồng thời, vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất, súp lơ…
Thực phẩm giàu vitamin A và kẽm: Mẹ nên bổ sung 2 loại này để giúp giảm tình trạng viêm tai nhờ tính chống oxy hóa. Các vitamin và khoáng chất này có nhiều trong thực phẩm màu đỏ như: cà rốt, cà chua, dưa hấu, gấc...
Lưu ý:
- Chế độ ăn giàu vitamin có tác dụng giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai ngoài và hạn chế triệu chứng nhức đầu do bệnh gây ra. Vì thế, mẹ tăng cường cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần tăng lượng sữa hàng ngày, cho trẻ bú nhiều hơn.
- Chỉ ăn dầu ô liu, dầu cá và dầu dừa, thực phẩm chứa nhiều chất béo như omega – 3. Dầu dừa còn đặc biệt rất tốt cho sức khỏe vì tính kháng khuẩn của nó. Bạn cũng nên cho trẻ ăn những thực phẩm tươi và nhiều đạm.
- Chỉ uống và nấu ăn bằng nước tinh khiết, tránh các loại nước chứa fluoride hay clo.
Biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà
- Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ
Do tai - mũi - họng có liên quan chặt chẽ với nhau nên mẹ cần vệ sinh 3 cơ quan này hàng ngày khi bé bị viêm tai giữa nhé. Đầu tiên, vệ sinh tai bằng tăm bông cho trẻ, nên vệ sinh không quá sâu tránh tổn thương tai. Tiếp theo vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và cuối cùng vệ sinh họng bằng cách rơ lưỡi (với trẻ sơ sinh) và súc miệng nước muối (với trẻ lớn).
Vệ sinh tai cho trẻ tránh đưa sâu bông ngoáy tai vào trong
- Giảm đau tai và chữa viêm tai tại nhà cho trẻ
Mẹ có thể giảm đau tai cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm hay túi nhiệt vào vùng tai bị viêm. Hoặc có thể chườm khăn lạnh để giảm sưng.
Để chữa viêm tai tại nhà, bạn có thể dùng keo bạc (colloidal silver), một chất kháng sinh tự nhiên để rửa sạch tai. Hoặc áp tai lên gối khô và nằm nghiêng một bên. Sau một thời gian ngắn, chất dịch sẽ chảy ra ngoài theo lực hút của trái đất. Bạn cũng có thể làm khô dịch từ ống thính giác bằng cách dùng máy sấy và để cách xa tai khoảng 30 – 40cm. Ngoài ra, có thể dùng tinh dầu để chữa bệnh viêm tai giữa: một số tinh dầu có tính kháng khuẩn hay kháng vi sinh vật khác. Vì thế, tinh dầu rất hữu hiệu để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn và virus.
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề viêm tai giữa kiêng ăn gì, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh căng thẳng. Vệ sinh tai hàng ngày, nhỏ thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho tăm bông lấy mủ hay cho vật cứng vào tai.
Kết luận
Trẻ bị viêm tại giữa kiêng ăn gì là vấn đề nhiều mẹ quan tâm, nhưng quan trọng hơn cả, mẹ cần biết cách vệ sinh, chăm sóc cả vùng tai mũi họng để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu. Viêm tai giữa thường tự hết trong vòng 2 hoặc 3 ngày, thậm chí không cần điều trị cụ thể. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể kéo dài hơn (với chất lỏng trong tai giữa trong 6 tuần hoặc lâu hơn), ngay cả sau khi điều trị bằng kháng sinh. Nếu sau đó, triệu chứng không giảm mà trở nên nặng hơn, bạn nên đi đến bác sĩ khám ngay để được điều trị thích hợp.
Nguồn tham khảo
https://dieutriutai.vn/bai-viet/cac-benh-ve-tai/nguoi-bi-viem-tai-giua-kieng-an-gi-de-phong-tranh-nguy-co-diec-vinh-vien.html
https://kidshealth.org/en/parents/otitis-media.html