Khi Trẻ Bị Kê, Tắm Lá Gì, Kiêng Ăn Gì, Bố Mẹ Nên Làm Sao

06 thg 1 2020 11:47

Mụn kê ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh xuất hiện khá phổ biến trong mùa nóng. Trẻ bị kê thường lành tính vì bệnh này không quá nguy hiểm. Chỉ cần áp dụng những cách chữa trị phù hợp dưới đây, bé yêu sẽ hết bệnh nhanh chóng.

Trẻ bị kê là bệnh gì, có nguy hiểm không?

 Mụn kê (tiếng Anh là milia) hay còn gọi là mụn sữa ở trẻ em, là sự ứ đọng của hormone mà bé nhận từ mẹ, các chất bã, mồ hôi tiết ra, bụi bẩn,… không được rửa sạch trên da bé. Trẻ bị kê thường gặp nhất là ở vùng trán, mũi, trên gò má, một số trẻ có thể xuất hiện kê ở bắp tay. Bệnh kê có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất chính là ở trẻ sơ sinh (40%).

 Những nốt mụn “khó ưa” này có thể bị bao bọc bởi 1 vùng da hơi tấy đỏ. Nó sẽ càng trở nên đỏ tấy hơn khi cơ thể trẻ bị nóng lên hay khi da trẻ bị kích thích do tiếp xúc với sữa mẹ, nước bọt hoặc các chất tẩy rửa.

Mụn kê là tình trạng khá phổ biến ở các bé sơ sinh, tỷ lệ tới 40%

 Hiện tượng kê cùng với rôm sảy ở trẻ em tương đối giống nhau về triệu chứng nên mẹ cần biết rõ để tránh nhầm lẫn. Trẻ sơ sinh bị kê thường không đau và ngứa còn khi trẻ bị rôm sảy thì sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu.

 Các chuyên gia Nhi khoa cũng khẳng định, mụn kê ở trẻ không nguy hiểm, nó có thể tự biến mất sau một vài tuần hoặc sau 1 tháng. Biến chứng nguy hiểm của mụn kê xuất hiện là do cha mẹ đã áp dụng những cách chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh phản khoa học.

 Bên cạnh đó, mẹ cũng cần quan tâm đến việc trẻ bị kê bôi thuốc gì? Nếu không được quan tâm chăm sóc hoặc dùng thuốc chữa trị mụn kê không phù hợp cho bé trong giai đoạn sau khi sinh, vùng da xuất hiện mụn kê của trẻ sẽ bị kích ứng và gây khó chịu. Khi đó, các nốt mụn trên da bé có thể bị vỡ ra, lở loét, mưng mủ gây viêm nhiễm. Thậm chí, bé sơ sinh sẽ bị ghẻ, để lại các di chứng trên da trẻ suốt đời.

Trẻ bị kê có những biểu hiện như thế nào?

Rất dễ dàng nhận biết dấu hiệu bị kê ở trẻ sơ sinh, đó là nhìn vào làn da của trẻ. Những hạt kê trông giống như những hạt mụn nhỏ li ti, giống hạt kê, có dạng vừa mềm vừa trắng.

 Trẻ bị kê ở mông: Bé bị kê ở phần mông và bẹn có mụn kê là do trẻ hay đi vệ sinh, khu vực đó sẽ hay bị nhiễm bẩn. Nếu như trong thời tiết nóng nực mà các mẹ lại đóng bỉm hoặc mặc quá kín cho con thì trẻ sẽ rất dễ bị lên mụn kê khắp người ngay.

 Trẻ sơ sinh bị kê ở mặt, trên má: Mụn kê ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông thường sẽ bắt đầu từ vùng má của trẻ hoặc vùng bẹn trước. Vì đây là chỗ mà da của bé sơ sinh hay bị nhiễm khuẩn nhất. Ở trên má của bé thì do sữa mẹ bị dây ra mà không vệ sinh sạch sẽ hoặc do bị dây sữa ra mà bé lại áp vào người mẹ nên sẽ gây nóng ở những vị trí như vậy.

 Trẻ bị kê toàn thân: Đôi khi mụn kê xuất hiện ở toàn thân của trẻ sơ sinh, dưới dạng các mụn nhỏ li ti ở trên trán, trên mặt, chân tay, ở trên mông, đùi,… Thông thường trẻ sơ sinh sẽ bị kê sau khi sinh khoảng 1 vài tuần. Biểu hiện là các mụn sữa ở trẻ thường tập trung thành từng đám và có đầu trắng, nhìn giống như mụn trứng cá.

Bé bị kê không quá nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng

Nguyên nhân trẻ bị lên kê là gì?

 Nguyên nhân gây ra mụn kê ở trẻ sơ sinh dù không rõ ràng nhưng có thể là do các hormone mà trẻ nhận được từ mẹ, cũng có thể trẻ sơ sinh đang bị phì đại tuyến bã.

 Tuy nhiên, dù là bắt nguồn từ nguyên nhân gì thì loại mụn này cũng không cần phải lo ngại vì đa phần mụn sẽ tự biến mất chỉ sau vài ngày. Mẹ chỉ cần tránh cho trẻ sơ sinh mặc quần áo quá nóng và cố gắng hạ thấp độ ẩm của môi trường xung quanh bé nhé.

Cách chữa trị cho trẻ bị mụn kê

 Thực tế, chữa trị mụn kê cho bé sơ sinh cũng không khó, quan trọng là các mẹ cần chọn đúng phương pháp để sao cho vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp con yêu thoát khỏi những cơn đau, ngứa nhanh chóng nhất.

 Mẹ có thể sử dụng các loại thảo dược có tính mát để đem nấu nước tắm cho bé như: quả hoặc lá mướp đắng, cây kinh giới, lá riềng, lá khế, hạt kê, hạt mùi. Sử dụng các loại cây cỏ thiên nhiên là cách chữa kê an toàn được rất nhiều chị em áp dụng và nhận được hiệu quả cao chỉ sau 1 vài lần tắm.

 Tuy nhiên, các chị em cũng cần chú ý rửa các loại lá thảo dược để nấu nước thật kỹ để loại bỏ các loại vi khuẩn hay thuốc trừ sâu còn dư tiếp xúc với da bé làm tình trạng mụn kê, mẩn đỏ càng nặng hơn.

 Có thể nói, trong thời gian đầu khi trẻ sơ sinh mới chào đời, sữa mẹ không những là nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bé yêu nếu mẹ sau sinh ăn uống không đúng cách. Vậy, trẻ bị kê mẹ kiêng ăn gì? Lúc này, việc ăn các loại thực phẩm như tôm, cua, ghẹ, các loại hải sản tươi sống, thức ăn nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ,... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và làm cho trẻ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ hoặc bị mụn kê kéo dài.

 Mặt khác, trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ bỉm sữa nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh và ăn trái cây, rau củ thường xuyên để sữa luôn mát. Bên cạnh đó, khi tiến hành cho bé bú, mẹ cần hết sức cẩn thận vì sữa bắn vào mặt bé có thể sẽ khiến cho làn da của trẻ sơ sinh bị nổi mụn kê.

Tắm nước thảo dược thanh nhiệt là phương pháp chữa mụn kê hữu hiệu

Trẻ bị kê nên tắm lá gì?

 Để điều trị mụn kê ở trẻ sơ sinh đúng cách, tốt nhất mẹ nên cho trẻ tắm rửa hàng ngày với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm, mẹ nhớ phải lau khô người cho trẻ.

 Đặc biệt, các mẹ có thể dùng lá riềng hoặc lá khế nấu với nước để tắm cho trẻ. Để điều trị mụn kê cho trẻ sơ sinh với nước sạch đun sôi để nguội, cho vào vài hạt muối hoặc nước lá khế, lá riềng để tắm cho trẻ như sau:

  • Lá riềng dùng để tắm cho trẻ: Mẹ hãy lấy một nắm lá riềng, đem cọ rửa sạch phần lông và bụi bẩn trên mặt lá rồi cho vào nồi để đun lấy nước cho bé tắm. Lá giềng rất lành tính và có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa trị mụn kê ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Lá khế: Lấy lá khế đem rửa sạch rồi đun nước để tắm cho bé. Bé yêu sẽ hết mụn kê chỉ sau vài lần tắm lá khế.

 Nếu mẹ đang thắc mắc khi trẻ bị mẩn ngứa, mụn kê tắm lá gì thì đây cũng là những sự lựa chọn tuyệt vời, không thể bỏ qua cho mẹ đấy nhé.

Những lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc trẻ bị mụn kê

 Khi trẻ bị mụn kê, mẹ không cần bôi thuốc gì bé cũng tự khỏi, bởi lẽ đôi khi một số loại thuốc bôi còn có thể gây dị ứng trên da. Do đó, việc bôi thuốc khi trẻ bị kê không được khuyến khích.

 Chị em cũng nhớ rằng, tuyệt đối không nên chạm tay hay chà xát mạnh lên các đốm mụn, vì làm như vậy rất mất vệ sinh và càng làm cho tình trạng bệnh của trở nên xấu hơn. Khi cần thiết phải chạm tay vào mặt em bé, các mẹ hãy nhớ luôn rửa để tay mình sạch sẽ.

Mẹ nên chọn các loại tã thoáng mát để cho vùng mông của bé được mát

 Cho bé yêu mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và đặc biệt là phải rộng rãi. Tuyệt đối đừng để cho bé bị nóng bức, vì như vậy sẽ làm cho mụn lây lan nhiều hơn. Cố gắng giữ cho da mặt con được khô thoáng, sạch sẽ hàng ngày. Nếu trẻ ra mồ hôi thì mẹ cần dùng khăn vải bông để nhẹ nhàng lau đi.

 Nếu muốn chữa trị mụn kê cho các trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ nên nhớ ăn thật nhiều thực phẩm mát như rau xanh, củ quả, sữa chua,... tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh và gây dị ứng như tôm, cua, cá. Khi cho con bú, mẹ cũng lưu ý đừng để sữa bắn lên mặt của bé bởi có thể gây kích ứng da.

 Tránh thoa cả các loại kem dưỡng da hoặc dầu nóng, dầu gió lên da mặt bé. Bởi vì nó sẽ càng làm cho lỗ chân lông của con bị tắc nghẽn, bí bách gây nổi mụn càng nhiều hơn.

 Tốt nhất mẹ cần tắm rửa thật sạch sẽ hàng ngày cho con. Chị em có thể dùng nước sạch đem bỏ chút muối, đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Chú ý lau người trẻ thật khô cho trẻ sau khi tắm.

 Mẹ nhớ tránh để cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều vi khuẩn, đặc biệt là nên hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, không đến gần những người đang bị bệnh nhiễm trùng ở da. Nếu bố mẹ thấy biểu hiện con ngứa ngáy, khó chịu hay hơn 3 tháng sau sinh mà con không hết kê thì ngay lập tức hãy đưa con tới gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp.

Kết luận

Nhìn chung, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy trẻ bị kê. Bởi đây là một trong những trường hợp rất phổ biến ở các bé sơ sinh và cũng khá lành tính. Mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp như trên để chữa trị cho trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của trẻ vẫn không hết, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị đúng đắn nhé.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Đau Mắt Phải Làm Sao Để Hết Bệnh Và Không Tái Phát?

Nguồn tham khảo

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp