Trẻ 7 Tháng Biếng Ăn, Mẹ Phải Làm Sao?

05 thg 3 2020 00:14

Trẻ 7 tháng biếng ăn từ lâu đã trở thành vấn đề thường gặp, và trở thành đề tài “nóng” trên các diễn đàn làm cha mẹ, vì đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi lớn. Điều này còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng, sức khỏe, trí tuệ của trẻ trong những giai đoạn sau này. Vậy, cha mẹ cần làm khi bé yêu gặp phải tình trạng biếng ăn? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân nào khiến bé 7 tháng biếng ăn?

Khi trẻ biếng ăn, việc mẹ cần làm lúc này là tìm hiểu thật chính xác nguyên nhân, từ đó có giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này, giúp bé kịp thời lấy lại cảm giác thèm ăn để bổ sung nguồn dinh dưỡng bị thiếu hụt trong cơ thể. Bé 7 tháng biếng ăn có thể do những nguyên nhân sau:

 Trẻ 7 tháng biếng ăn do mọc răng: Đối với nhiều trẻ sơ sinh mọc răng sớm, đến khoảng 7 tháng tuổi sẽ có 1  2 chiếc răng sữa bắt đầu có dấu hiệu nhú lên khỏi lợi, khiến cho bé bị đau nhức. Điều này ảnh hưởng lớn đến cảm giác và ham muốn ăn của bé. Trẻ không muốn ăn do không thể nhai nuốt bất cứ thứ gì khi lợi đang đau.

 Bé 7 tháng rưỡi biếng ăn do thức ăn “lạ”: Trẻ 7 tháng tuổi có thể sẽ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của các loại thức ăn. Đây là giai đoạn bé yêu đang dần chuyển qua chế độ ăn dặm với bột ngọt thay vì chỉ bú sữa. Mùi hoặc vị của các loại thực phẩm chưa ăn lần nào có thể làm bé khó chịu và nhè ra, không muốn ăn.

Trẻ biếng ăn do chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của các loại thức ăn

 Trẻ em 7 tháng tuổi biếng ăn do bệnh lý: Những vấn đề trong cơ thể trẻ cũng chính là một nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn như: rối loạn tiêu hóa, các bệnh đường ruột, rối loạn sự co bóp, bệnh đường hô hấp,... là những bệnh lý mà trẻ thường gặp nhất. Bố mẹ nên đưa bé đi bệnh viện khám và điều trị dứt điểm chứng bệnh rối loạn tiêu hóa thì mới giúp cho con yêu ăn uống trở lại bình thường được.

 Trẻ 7 tháng biếng ăn dặm do môi trường bên ngoài: Một số tác động từ bên ngoài môi trường như: thay đổi thời tiết, nắng nóng, bụi bẩn, vi khuẩn,... tấn công vào bé. Lúc này, hệ miễn dịch non yếu của con trẻ sẽ không thể chống lại được các tác nhân trên, từ đó dẫn tới các bệnh lý thường gặp như: cảm cúm, sốt, mệt mỏi và biếng ăn.

 Do chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ, không tuân thủ giờ giấc cũng khiến trẻ bị biếng ăn khi đến các bữa chính. Nhiều bậc phụ huynh chưa có kinh nghiệm còn cho trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn dặm. Điều này khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu và khi đến bữa chính sẽ không còn cảm giác thèm ăn nữa.

 Trẻ 7 tháng bị biếng ăn tâm lý: Do nhiều bậc cha mẹ vì nóng lòng muốn cho con mình mau ăn chóng lớn mà “gây áp lực” cho trẻ trong bữa ăn như đút quá nhiều thức ăn, thúc trẻ ăn nhanh hoặc bắt ép con. Những hành động này chỉ khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, quấy khóc, thậm chí càng biếng ăn hơn nữa.

Những sai lầm bố mẹ cần tránh khi trẻ 7 tháng biếng ăn

Khi bé 7 tháng bị biếng ăn, chắc hẳn là bố mẹ sẽ rất thương con, căng thẳng lo lắng và muốn con yêu sớm thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ không nên vội vàng hấp tấp mà cần phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sau đó sẽ lựa chọn biện pháp xử lý. Dưới đây là những sai lầm rất nhiều ông bố, bà mẹ gặp phải khi cho con ăn:

 Mất bình tĩnh khi trẻ biếng ăn: Từ những kinh nghiệm học hỏi được từ những người đi trước hoặc bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cùng với sự quan sát kỹ lưỡng về phản ứng, triệu chứng của bé, mẹ sẽ tìm được nguyên nhân chính xác khiến trẻ biếng ăn để lựa chọn cách xử lý, khắc phục phù hợp. 

 Không quan tâm đến sở thích của trẻ: Thêm vào đó, cha mẹ cũng đừng quên phải kiên nhẫn, chú ý quan sát để nắm rõ được khẩu vị, sở thích ăn uống của bé. Đây cũng là một cách để có thể kích thích bé ăn, sao cho bé có hứng thú với việc ăn uống nhiều hơn. 

Bố mẹ không nên nóng vội khi trẻ biếng ăn mà phải thật bình tĩnh

 Cho trẻ ăn thức ăn quá cứng: Một lưu ý khác, cha mẹ nên chọn lựa các loại thực phẩm chín hoặc nấu mềm để trẻ dễ tiêu hóa, sao cho phù hợp đối với cơ thể của bé yêu 7 tháng tuổi. Không nên chọn các loại nguyên liệu thức ăn quá dai, cứng, dễ gây mắc nghẹn. Tránh cho bé ăn quá thường xuyên các loại rau củ quả như: khoai tây, cà rốt, khoai lang, su hào,... 

 Kết hợp món ăn sai cách: Một sai lầm lớn mà hầu như mẹ nào cũng mắc phải đó là hay có thói quen trộn các loại hạt như: ý dĩ, hạt sen, đậu xanh,... lại với nhau khi tiến hành xay bột cho con ăn. Trên thực tế, các loại hạt này không những không giàu năng lượng hay dinh dưỡng mà lại còn khiến cho trẻ bị nê bụng và càng biếng ăn hơn.

 Không hình thành thói quen ăn uống cho trẻ: Một điều khác nữa cũng cực kỳ quan trọng, đó là mẹ cần cần tập cho trẻ có thói quen tập trung hoàn toàn trong bữa ăn. Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài không quá 30 phút. Nếu bé không ăn hết thì cần dừng lại, đem cất đi không nên tiếp tục dụ dỗ, quát nạt hay ép con ăn tiếp. Phụ huynh lưu ý không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem phim hoạt hình, nghịch điện thoại,... trong khi ăn. Vì như thế sẽ khiến bé bị phân tâm, nếu tắt tivi sẽ không chịu ăn, lâu dần sẽ biếng ăn.

Khi bé 7 thang biếng ăn phải làm sao?

 Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi, bố mẹ cần chú ý trong các bữa ăn dặm của trẻ cần phải duy trì từ 2  3 bữa cháo/ bột/ ngày và uống đủ khoảng 800ml sữa/ ngày.

 Khi bé yêu đã được làm quen dần với các món ăn dặm và bắt đầu biết cách nhận biết được mùi vị của các thực phẩm quen thuộc thì bố mẹ nên nhanh chóng bổ sung thêm vào thực đơn của trẻ một vài món ăn mới. Đồng thời, nên kết hợp một cách khéo léo, đa dạng các nguyên liệu với nhau để tránh tình trạng bé bị chán ăn và mẹ phải “dụ dỗ” hoài bé mới ăn được vài miếng.

Kết hợp một cách khéo léo các nguyên liệu sẽ kích thích trẻ ăn ngon

 Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cần cẩn thận khi nấu nướng từng loại rau củ và thịt, cá cho bé. Tuy nhiên, đến tháng thứ 7, mẹ đã biết được sở thích của bé cũng như loại trừ được những thực phẩm trẻ vốn bị dị ứng. Từ đó, mẹ có thể thoải mái hơn trong việc thay đổi thực đơn thường xuyên, đa dạng bằng những loại cháo như: cháo thịt gà, thịt heo, bột gạo,… để giúp bé đỡ bị chán ăn. 

 Đừng quên nấu cháo ăn dặm cho bé cùng với các loại rau xanh xay nhuyễn, mẹ nhé. Thời điểm này, các mẹ có thể tăng lượng thức ăn từ 500  600gr/ tháng để giúp cho bé phát triển thể chất một cách hoàn thiện nhất.

 Bên cạnh tiến hành các bữa ăn chính, các mẹ cần chú ý cho bé ăn thêm một vài món ăn phụ giữa buổi như: sữa chua, phô mai, váng sữa, trái cây chín mềm, có vị ngọt. Từ 19h tối trở đi, mẹ nên cho bé bú thêm 1  2 cữ để tránh trường hợp bé bị đói vào ban đêm gây mất ngủ và quấy khóc.

 Trong tháng thứ 7, mặc dù bé yêu chưa thể nhai được nhưng bé đã xuất hiện những biểu hiện của việc “nhá” các thức ăn mềm khi mẹ đưa cho bé. Trong những bữa ăn hàng ngày, cha mẹ có thể bày sẵn một vài cọng rau, miếng củ luộc chín mềm để cho bé tự chọn lựa. 

 Đây cũng là cách để cho bé tập cầm nắm, mút và cắn các loại thức ăn mềm như rau, củ, thịt cá,... Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý để không cho bé nuốt cả miếng to thức ăn vào trong dạ dày mà chưa nhai kỹ.

Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi lên thực đơn cho bé 7 tháng biếng ăn

 Trong quá trình chăm soc tre 7 thang tuoi bieng an, trong thực đơn của trẻ, mẹ cần nhớ thêm một số nguyên tắc:

  •  Luôn cho trẻ 7 tháng tuổi duy trì việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để giúp trẻ có đủ chất.
  •  Không nêm bất cứ gia vị nào vào trong thức ăn của trẻ.
  •  Nên nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10gr gạo thì mẹ đem nấu với 70ml nước;
  •  Bắt đầu kết hợp món cháo trắng nấu với các loại thịt, cá, tôm, rau, củ quả,… để giúp bé đa dạng bữa ăn, không bị nhàm chán.
  •  Thêm nhóm chất béo từ dầu thực vật vào khi chế biến món ăn cho bé;
  •  Nếu không cho bé bú mẹ được thì tốt nhất nên bổ sung thêm sữa ngoài.
  •  Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cần nhớ 3 nguyên tắc cơ bản đó là:
  •  Cho trẻ ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần.
  •  Lượng thức ăn từ ít đến nhiều.
  •  Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ bột ngọt, sau đó mới chuyển sang bột mặn.

 Trong thời gian đầu tiên khi trẻ mới ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn thực phẩm để cho bé dễ dàng nuốt được và hấp thu vào cơ thể theo các phương pháp ăn dặm khác nhau. 

Khi dạ dày của trẻ đã làm quen dần được với thức ăn, mẹ có thể thử cho bé thực hành ăn dặm với 1 muỗng nhỏ bột loãng (khoảng 5ml). Hoặc mẹ có thể cho trẻ uống nước cơm loãng, dần dần mẹ mới thực hiện đa dạng hương vị món ăn dặm với thịt bò, heo, gà, cá, rau củ,trái cây,... hấp mềm hoặc xay nhuyễn.

Kết luận

Khi trẻ 7 tháng biếng ăn, cha mẹ cần tìm cách khắc phục nhanh chóng. Bởi vì, nếu để kéo dài tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và thói quen ăn uống sau này của bé. Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây, bố mẹ đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ biếng ăn ở giai đoạn 7 tháng tuổi.

Xem thêm:

Trẻ 8 Tháng Biếng Ăn Mẹ Phải Làm Gì Để Khắc Phục?

Nguồn tham khảo:

http://nanocanxi.vn/tre7thangtuoibiengan2102/

https://eva.vn/lamme/thucdonandamchobe7thangtuoimecanluungayvaosoc10a354926.html

https://flo.health/beingamom/yourbaby/babycareandfeeding/7monthfeedingschedule

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp