Thai nhi đạp gần cửa mình - Dấu Hiệu Cảnh Báo Nguy Hiểm Mẹ Bầu Nên Lưu Ý
Nhiều chị em hay gặp tình trạng bị thai nhi đạp gần cửa mình vào những tháng cuối của thai kỳ. Vậy những cơn đau này là cảnh báo điều gì và thai nhi thúc như vậy có phải sắp sinh không? Mời bạn đọc và mẹ bầu xem qua bài viết dưới để giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Nội dung
1. Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình ở mẹ bầu
Nếu mẹ bầu bị đau vùng cửa mình và xương chậu trong thai kỳ thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá, đây có thể là một trong những tình trạng thường thấy trong thai kỳ và tất cả trường hợp này đều hết sau khi sinh nhưng nguyên nhân là do đâu và các biện pháp giúp mẹ bầu giảm đau hiệu quả là gì?
Thông thường nhiều mẹ gặp tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình vào khoảng sau tuần thứ 30 của thai kỳ và có xu hướng càng trở về sau những cơn đau lại càng trở nên tệ hơn rất hiếm khi bị trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân chính có thể do tử cung của mẹ giãn nở và em bé đang lớn dần lên. Đặc biệt khi em bé đủ lớn, từ tuần 35 trở đi, bé sẽ có những cú đạp mạnh khiến mẹ đau nhức cửa mình.
Thai nhi đạp gần cửa mình vì em bé đang lớn
Theo bác sĩ chuyên khoa thì mẹ bầu bị em bé đạp thúc xuống dưới ở giai đoạn tuần thứ 30 trở đi là do cơ thể mẹ lúc này đang tiết ra một loại hormone làm cho xương chậu trở nên lỏng ra để cơ thể có thể giãn nở ra theo đúng kích thước của thai nhi đang ngày một lớn dần và đây cũng là thời điểm bé quay đầu nên mẹ thường gặp tình trạng này.
Khi bé bị tiếng ồn lớn làm cho khó chịu hoặc khi bé được ăn no thì bé cũng hào hứng đạp nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu thiếu canxi cũng khiến những cơn đau này xuất hiện. Càng về 3 tháng cuối, tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình sẽ càng nhiều do sự chèn ép của tử cung lên các cơ quan như trực tràng, bàng quang…
Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch nên sẽ cảm thấy đau tức cửa mình như thai nhi đang thúc xuống vậy. Lúc này trên da sẽ có những vết tím, xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, trực tràng hoặc quanh buồng trứng và tử cung. Tĩnh mạch khi sưng sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề ở vùng khung chậu và đau tức âm đạo kéo dài. Trong tuần từ 30 – 40 thì bé yêu sẽ có trọng lượng khoảng 2 – 4kg, kèm theo đó là trọng lượng của nhau thai, nước ối nên gây áp lực lên vùng khung chậu khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn và các cơn đau có thể sẽ tăng lên.
2. Cách nhận biết thai nhi đạp gần cửa mình
Vào 3 tháng cuối của thai kì, thai nhi phát triển và luôn cảm thấy “ngôi nhà” của mình chật chội hơn. Những chuyển động sẽ nhiều hơn. Ban đầu chỉ là những cú đạp nhẹ nhưng dần cường độ và tần suất sẽ tăng theo thời gian. Ở tháng thứ 8 đến tháng thứ 9, bé quay đầu và đạp gần cửa mình nhiều hơn. Có những trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình khiến các mẹ bầu đau đến mức phải ôm bụng, nhăn mặt mày. Tuy nhiên, hầu như nó không gây hại cho mẹ.
Thai nhi đạp gần cửa mình hầu như không đáng lo
Ngược lại khi mẹ bị đau bụng dưới, đau buốt cửa mình kèm theo những dấu hiệu như rỉ ối, xuất huyết âm đạo, bụng đau co thắt từng cơn thì có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần tới bệnh viện kịp thời.
Ngoài ra, nếu em bé của bạn đạp gần cửa mình gây đau bụng dưới, đau buốt, trong khi bé chưa đủ ngày đủ tháng để chào đời thì mẹ cần lưu ý đi khám nhé. Bởi rất có thể, mẹ bị mắc một số bệnh phụ khoa. Điều này khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thai có nguy cơ nhiễm trùng, không tăng cân....Nên tới bác sĩ sản để được điều trị theo phác đồ riêng, sử dụng các loại thuốc không ảnh hưởng tới em bé.
3. Thai nhi đạp gần cửa mình tháng cuối có sao không?
Thai nhi đạp gần cửa mình khiến mẹ cảm thấy đau tức vào tháng cuối là hiện tượng bình thường. Do thời điểm này, em bé đã lớn, tử cung mở ra chèn ép lên vùng xương chậu. Bên cạnh đó, cơ thể của bà bầu ở tháng cuối cũng sản sinh ra lượng hóc - môn Relaxin làm các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé yêu.
Thai nhi đạp gần cửa mình tháng cuối là dấu hiệu sắp sinh
Mẹ có thể bị bé đạp thường xuyên hoặc thi thoảng với mức độ từ đau vừa đến đau nhói, đau dữ dội, đau buốt. Bên cạnh đó, các mẹ còn bị đau lưng, chuột rút, nhức hết mình mẩy, đau cả vùng kín.
Nếu mẹ bị đau theo từng cơn kèm hiện tượng ra máu âm đạo thì có thể đó là dấu hiệu mẹ sắp sinh, nên tới bệnh viện kịp thời mẹ nhé.
4. Làm thế nào để giảm các cơn đau do thai nhi đạp gần cửa mình mẹ bầu.
Trong giai đoạn mẹ bầu bị thai nhi đạp gần cửa mình, để giảm các cơn đau mẹ bầu có thể tham khảo qua một số cách dưới có thể sẽ giúp ích cho mẹ trong lúc này đấy.
Đây là một trong những triệu chứng hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải trong giai đoạn bé đang quay đầu và không còn cách nào khác là mẹ bầu nên tập “làm quen” với những cơn đau.
- Trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình gây đau thì mẹ nên ngồi xuống để nghỉ ngơi ngay, tránh trường hợp đau tới mức ngã sẽ rất nguy hiểm. Khi ngồi, nên ngồi bệt hoặc ngồi chỗ ghế có điểm tựa để đỡ tức bụng và giảm đau lưng.
- Mặc dù sau khi sinh cơn đau sẽ tự hết nhưng trong thời gian mang thai, thai nhi đạp gần cửa mình, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý để giúp thai nhi phát triển tốt. Không nên ăn quá no gây áp lực lên dạ dày, các cơ quan tim mạch. Bên cạnh đó, ăn quá no cũng khiến bé đạp mạnh hơn càng gây khó chịu cho mẹ.
- Nên ở những nơi yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn làm ảnh hưởng tới em bé. Khi em bé cảm thấy khó chịu về tiếng ồn, bé không chỉ đạp nhiều hơn khiến mẹ đau cửa mình mà điều này còn ảnh hưởng tới thính giác em bé sau này.
- Bổ sung thêm canxi từ sữa, trứng, đậu và các loại hạt như: quả óc chó, quả hạnh nhân, hạt điều...
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập thể dục dành cho mẹ bầu. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập Yoga dành cho mẹ bầu vào những tháng cuối. Chúng vừa giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn, tăng cường sức đề kháng, thoải mái, vừa giúp mẹ dễ sinh hơn. Không nên tập những bài quá sức với mình tránh gây đau bụng, đau lưng.
Bài tập Yoga giúp mẹ giảm đau và dễ sinh
- Nếu mẹ bầu bị đau cả phần xương chậu thì việc đi lại nhẹ nhàng cũng rất có ích và nên giữ cho 2 chân luôn đi cùng 1 hướng và mẹ bầu nên hạn chế đi lên hoặc xuống cầu thang quá nhiều.
- Ngồi đúng tư thế thẳng khi làm việc để giảm bớt áp lực cho lưng. Hạn chế việc ngồi chéo chân hoặc đi giày cao gót giảm lượng máu lưu thông xuống chân gây phù nề chân vào những tháng cuối.
- Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, tránh tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch và làm giảm lượng máu về tim. Tư thế này cũng giúp ngăn ngừa được chứng phù nề tay chân khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kê chân cao hơn hoặc gác chân lên ngang gối để tăng lượng máu lưu thông đến vùng xương chậu nhiều hơn.
- Đặt gối ở dưới hông để nằm nghỉ hoặc có thể dùng gối chuyên dụng cho bà bầu để có thể nâng đỡ bụng và kê lưng và giảm tình trạng đau do thai nhi đạp ở bụng dưới đáng kể đấy.
- Dùng nước ấm để tắm (nước không được nóng quá), dành nhiều thời gian mát xa khung xương chậu, có thể nhờ chồng massage, xoa bóp chân và vùng xương chậu hằng ngày khoảng 10 - 15 phút để thư giãn, giảm đau.
Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình chỉ là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang bắt đầu lớn nhanh và có thể là chuẩn bị quay đầu xuống, vì có nhiều mẹ bầu đã bị đau xương chậu và đau cửa mình từ khá sớm.
Để xác định việc sắp sinh, ngoài những cơn đau do em bé đạp nhiều ở bụng dưới, mẹ bầu còn cần phải chú ý đến một số dấu hiệu khác như tuổi thai, bụng bầu tụt xuống, số lần thai máy, tiết dịch đỏ, các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn và việc đi tiểu nhiều lần. Nếu ở tuần thứ 38 trở đi mà có những biểu hiện này thì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần đi bệnh viện gấp.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng đang khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong thai kỳ là bị thai nhi đạp gần cửa mình. Hy vọng qua bài viết này zcare giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn này và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bài Viết Liên Quan Đến Thai Nhi Đạp Gần Cửa Mình:
- Hiện tượng đau tức cửa mình có nguy hiểm không và làm thế nào để giảm đau?
- Buốt cửa mình có phải sắp sinh?