Hiện tượng đau tức cửa mình có nguy hiểm không và làm thế nào để giảm đau?

29 thg 10 2019 20:40

Hiện tượng đau tức cửa mình có thể xảy ra trên nhiều đối tượng nữ giới, trong số đó có phụ nữ mang thai. Vì vậy mà nhiều mẹ bầu lo lắng rằng tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy vấn đề này thực hư là như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nguyên do gây ra hiện tượng đau tức cửa mình

Đau cửa mình khi mang thai 3 tháng đầu là một hiện tượng bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Bởi sự xuất hiện của em bé yêu cầu cơ thể mẹ cần phải thay đổi để thích nghi và nuôi dưỡng bé tốt hơn. Bên cạnh đó, tình trạng đau cửa mình còn xảy ra vì một số nguyên nhân khác:

  • Thai nhi phát triển

Em bé dần lớn lên cũng đồng nghĩa với việc vùng bụng sẽ ngày càng nặng hơn. Và điều này đã vô tình làm cho vùng xương chậu bị chèn ép cũng như khiến dây chằng, các cơ bị căng ra. Từ đó dẫn đến vùng cửa mình bị đau nhức và thời gian đau sẽ tùy từng người, có người chỉ đau vài giây, vài phút là hết nhưng cũng có người bị lâu hơn.

Thai nhi phát triển có thể gây ra hiện tượng đau tức cửa mình ở mẹ bầu

  • Lượng máu tăng lên

Ngoài lý do thai nhi, tình trạng đau tức cửa mình còn vì sự tăng lên của lưu lượng máu. Khi bạn có thai, máu sẽ được chuyển về tử cung nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi và chính điều này đã khiến âm đạo bị đau. Không chỉ thế, cơn đau còn có thể xuất hiện khi bạn đi vệ sinh hay chạm vào âm đạo.

  • Giãn nở cổ tử cung

Trong trường hợp cổ tử cung bị giãn, những cơn đau cửa mình cũng sẽ xuất hiện nhưng liên tục hơn. Và hiện tượng này thường diễn ra vào những tháng cuối thai kỳ, có đi kèm với chảy máu âm đạo. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ.

  • Bị nhiễm trùng

Những trường hợp trên tuy khiến mẹ bị đau cửa mình nhưng đều là lành tính và không gây nguy hại cho hai mẹ con. Nhưng nếu bạn đau cửa mình là do nhiễm trùng, nhiễm nấm Candida thì sẽ nghiêm trọng hơn. 

Lúc này, bạn không chỉ bị đau ở âm đạo mà còn bị ra khí hư bất thường, buồn nôn, tiêu chảy, đau lưng và nếu không chữa trị sớm, cơ quan sinh sản cũng như thai nhi có thể bị ảnh hưởng nặng nề. 

  •  Thai nằm ngoài tử cung

Tình trạng thai không ở trong tử cung cũng có thể khiến mẹ bị đau tức cửa mình. Đi kèm với triệu chứng này là huyết áp thấp, đau lưng, chóng mặt, đau ngực, xuất huyết.

Hiện tượng đau tức cửa mình không những xảy ra vì những lý do trên mà còn có thể xảy đến với những ai đang bị táo bón, quan hệ không an toàn hay tâm lý căng thẳng của mẹ bầu. Nhưng nếu mẹ có cảm giác quá đau, rất dữ dội và còn bị chảy máu thì có khả năng mẹ đã bị sảy thai. 

Cho nên khi thấy cơn đau này xuất hiện, mẹ nên dựa vào mức độ đau để xác định tình trạng của bản thân cho đúng hoặc có thể đi khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác hơn.

Thai ngoài tử cung cũng khiến cho vùng âm đạo của mẹ bị đau tức

2. Các kiểu nhói ở cửa mình khi mang thai

Tình trạng đau tức cửa mình này có nhiều cấp độ khác nhau và mỗi cấp độ sẽ liên quan tới một vấn đề riêng.

  • Kiểu đau dạng châm chích

Trong các cấp độ thì kiểu đau châm chích này thường xảy ra nhiều nhất trên những đối tượng là bà bầu. Nguyên nhân chính khiến mẹ bị tình trạng này là cơ tử cung bị kéo dài ra hay do sự sản sinh khí hơi lúc mẹ đang mang thai ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 8.

Nhưng với trường hợp ở tuần thứ 37 thì điều này lại có nghĩa là mẹ sắp tới thời điểm chuyển dạ để sinh em bé. Mức độ nghiêm trọng của dạng đau này sẽ phụ thuộc vào thời gian đau. 

Nếu bạn chỉ đau nhẹ trong thời gian ngắn thì đây là hiện tượng bình thường còn nếu bạn đau dữ dội và bị ra máu thì cần đến ngay bệnh viện. 

  • Kiểu đau dạng âm ỉ

Khác với đau châm chích, đau âm ỉ có thể xảy ra với phụ nữ không có thai. Dù là đối tượng nào thì cũng bắt nguồn từ việc ống dẫn trứng hay cổ tử cung bị nhiễm trùng. Trong tình trạng đau cửa mình có cả co thắt, cơn đau ngày càng tăng lên bạn không nên chần chừ mà phải gặp ngay bác sĩ để khám và chẩn đoán, chữa trị.

  • Kiểu đau như cắt

Cơn đau cắt này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số trường hợp bị đau cắt thường là vì sự phát triển của tử cung hay do bàng quang bị viêm. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của việc nhau bong non nếu bạn cảm thấy quá đau. Khi đó, việc bạn cần làm là đi gặp bác sĩ để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Cách giảm đau tức cửa mình

Đau tức cửa mình tuy là hiện tượng phổ biến nhưng vẫn có cấp độ nhẹ và nặng. Với những trường hợp bị nặng, bạn không thể làm gì ngoài việc đi khám và nghe theo chỉ dẫn từ phía các bác sĩ. Nhưng nếu triệu chứng đau chỉ ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần áp dụng một số phương pháp đơn giản để giảm cơn đau khó chịu này:

  • Thực hiện các bài tập Kegel.

Các bài tập Kegel sẽ giúp mẹ giảm đau và khỏe khoắn hơn

  • Dùng gối kê dưới chân hay để chân lên ghế để cơn đau giảm xuống.
  • Khi đi tắm, bạn có thể ngâm mình một lúc trong nước ấm hay dùng vòi sen xả nước cho vùng lưng.
  • Khi nằm nghỉ, nên nghiêng người sang bên trái. Việc này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và không tạo nhiều áp lực cho âm đạo.
  • Có thể dùng đai đỡ bụng để giảm thiểu sức ép từ vùng bụng lên lưng dưới, xương chậu, hông. 
  • Mẹ cũng có thể dùng thuốc giảm đau hay miếng dán giảm đau nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.
  • Không nên chuyển động đột ngột tại vùng thắt lưng.

Kết luận

Hiện tượng đau tức cửa mình về cơ bản không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nhưng không vì vậy mà mẹ có thể chủ quan. Các bà bầu vẫn nên chú ý, chăm sóc bản thân kỹ càng và nên thường xuyên để ý đến sự thay đổi của bản thân nhất là 3 tháng cuối mang thai. Và khi có điều bất thường xảy đến, mẹ có thể kịp thời xử lý.

Nguồn tham khảo

 

 

 

 

Bài Viết Liên Quan Đến Thai Nhi Đạp Gần Cửa Mình:

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents