Theo như quan niệm xưa của ông bà ta truyền lại thì phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa. Tuy nhiên việc bà bầu không được nằm ngửa hay tại sao bà bầu không được nằm ngửa? thì hầu như nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu được.
Vậy tại sao bà bầu không được nằm ngửa? hãy cùng zcare tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.
Tại sao bà bầu không được nằm ngửa?
Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu hãy tránh ngủ tư thế nằm ngửa trong suốt thai kỳ và đặc biệt là càng về những tháng cuối mẹ bầu càng không nên nằm ngửa.
Mẹ bầu không thể nằm ngửa trên mặt phẳng thì mẹ bầu nên nằm kiểu nửa nằm nửa ngồi nó giúp mẹ thoải mái hơn như trong video những tư thế ngủ cho mẹ bầu sau:
Nguyên nhân bà bầu không nên nằm ngửa
- Mẹ bầu ngủ trong tư thế nằm ngửa có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, ngáy, tăng cân và có thể dẫn đến khó thở, thậm chí là có thể ngừng thở.
- Đặc biệt, khi mẹ bầu ngủ nằm ngửa, trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. Điều này có thể dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho bạn khó chịu và có thể gây giảm tuần hoàn thai nhi.
Xem thêm: Những tư thế nằm bà bầu nên tránh
Tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn
Mang thai 3 tháng đầu nên nằm ngủ tư thế nào để không "NGUY HIỂM" tới thai nhi
Bà bầu nên nằm tư thế nào tốt?
Theo nghiên cứu thì các nhà khoa học khuyên mẹ bầu nên tập luyện ngủ với tư thế nghiêng trái khi bắt đầu có thai, nằm nghiêng bên trái khi ngủ thật sự rất có lợi cho mẹ và thai nhi.
- Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái sẽ giúp tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim.
- Nằm nghiêng bên trái giúp làm tăng lưu lượng máu và dinh dưỡng đến với nhau và thai nhi.
- Quả thận của người mẹ cũng sẽ làm việc có hiệu quả, thải trừ các chất dịch và cặn bã trong cơ thể.
- Mẹ bầu ngủ trong tư thế này cũng làm giảm tình trạng phù chân ở bà bầu.
- Mẹ bầu lưu ý không nên nằm nghiêng về bên phải, vì khi đó trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên các dây chằng và màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi, điều này khiến việc cung cấp máu cho em bé bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí. Ngoài ra, nếu mẹ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung.
- Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý, không quá kén ăn hay nghiện ăn; không nên sử dụng các chất kích thích; tiêm phòng một số bệnh nhất định trước khi quyết định mang thai tối thiểu 1 tháng; trong thời gian mang thai mẹ cũng tránh để cơ thể cảm sốt hay mắc các bệnh phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục; mẹ nên uống thuốc bổ, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ; tránh lười vận động và cũng không được tập thể dục thể thao quá sức…, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.