Quan Hệ Ra Máu Khi Mang Bầu Có Nguy Hiểm Không?

03 thg 12 2019 11:25

Thông thường, mẹ bầu quan hệ bị ra máu khi mang bầu trong thai kỳ đều cảm thấy hoang mang và lo lắng về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Dù nguyên nhân là gì, tình trạng nhẹ hay nặng, việc chảy máu bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ đều cần được mẹ bầu hết sức chú ý. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và mẹ bầu nên làm gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân quan hệ bị ra máu khi mang thai

Theo Hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 2030% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng quan hệ bị ra máu khi mang bầu ở nhiều mức độ nặng  nhẹ khác nhau. Nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm có thể gây ra hiện tượng xuất huyết sau khi quan hệ trong suốt thai kỳ, chẳng hạn như:

 Lưu lượng máu tăng lên: Trong thời gian 9 tháng mang thai, lưu lượng máu đổ về cổ tử cung và âm đạo được tăng đáng kể. Do đó, quan hệ vợ chồng vào đúng lúc này rất dễ tạo nên áp lực cho vùng xung quanh cổ tử cung, điều này khiến bà bầu bị chảy máu sau khi yêu.

Ngoài ra, một số mạch máu nhỏ của tử cung sẽ hình thành trong thời gian mang thai để từ đó đáp ứng nhu cầu oxy của cả mẹ bầu và bé. Các mao mạch trên thường phát triển bên trong âm đạo và cổ tử cung, nhưng cũng rất dễ vỡ nếu bị mẹ bầu tác động mạnh, nhất là những lúc mẹ quan hệ tình dục.

2030% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng quan hệ bị ra máu khi mang bầu

 Nhau bong non: Tình trạng này có thể xảy ra khi nhau thai trong tử cung chưa trưởng thành nhưng lại tách sớm và rời khỏi thành trong của tử cung. Điều này có thể gây chảy máu nặng trong tử cung, đôi khi còn kèm theo việc xuất hiện những cục máu đông. 

Nếu nhau bong non ở mức độ nhẹ thường sẽ không quá nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn thì các mẹ bầu cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.

 Mang thai ngoài tử cung: Nguy hiểm hơn, tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ có thể là dấu hiệu của việc mẹ bị mang thai ngoài tử cung. Một số dấu hiệu khác liên quan của tình trạng mang thai ngoài tử cung nghiêm trọng có thể kể đến như: các cơn đau dữ dội ở bụng dưới, đau nửa người, buồn nôn, ói mửa liên tục,…

 Polyp cổ tử cung: Polyp cổ tử cung là tình trạng mẹ bầu bị các khối u nhỏ, dài phát triển ngay trên cổ tử cung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nồng độ estrogen trong máu tăng cao khi mang thai. Polyp lại là cấu trúc dễ vỡ, nên dễ gây nên tình trạng mẹ bầu bị chảy máu, băng huyết sau khi yêu.

 Sảy thai: Các chuyên gia y tế còn cho biết, việc quan hệ tình dục trong thai kỳ không thể gây sẩy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, ồ ạt, đặc biệt là ra máu sau khi vừa thực hiện quan hệ trong thai kỳ, thì có thể đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của việc sảy thai. Hãy thăm khám để nhận được sự trợ giúp từ phía bác sĩ ngay để tránh tình trạng sức khỏe bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

 Nhau tiền đạo (hay rau tiền đạo): Khi xảy ra tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của vùng tử cung sẽ dẫn đến việc bánh nhau làm che mất một phần hoặc bao trùm toàn bộ cổ tử cung. Hiện tượng này được gọi tên ngắn gọn là nhau tiền đạo, biểu hiện đặc trưng là chảy máu âm đạo nhưng không hề gây đau. 

Một số trường hợp nhau tiền đạo của mẹ bầu tự hết sau khoảng 32  35 tuần thai khi phần dưới của tử cung đã được phát triển và kéo dài ra ngoài. Quá trình sinh nở khi đó đã có thể diễn ra được bình thường. Tuy nhiên, nếu như nhau thai tiền đạo không tự hết được, sản phụ sẽ buộc phải thực hiện việc mổ lấy thai ra sớm bằng phương pháp sinh mổ.

 Tình trạng đứt nhau thai: Đối với những trường hợp này, nhau thai sẽ tách rời khỏi thành tử cung ngay trước hoặc trong khi đang chuyển dạ. Những dấu hiệu đặc trưng, phổ biến nhất của tình trạng này là xuất huyết âm đạo, đau quặn bụng và đau lưng. Đứt nhau thai có thể gây ra cho mẹ và bé các biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu không được thăm khám, phát hiện sớm. Em bé có khả năng bị ngạt vì không nhận đủ oxy, và mẹ bầu có thể bị mất đi một lượng máu rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho tính mạng của cả 2 mẹ con.

 Viêm nhiễm, nấm âm đạo: Nguyên nhân gây ra tình trạng quan hệ ra máu hồng khi mang thai cũng có thể là do mẹ bầu bị mắc các vấn đề viêm nhiễm âm đạo như:  nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng nấm men, nhiễm khuẩn trichomonas, bệnh lậu, bệnh nấm chlamydia, khuẩn herpes,...

Ngăn ngừa tình trạng quan hệ xong bị ra máu khi mang thai

Bạn có thể giảm thiểu được các nguy cơ chảy máu và biến chứng sau chảy máu bằng cách làm theo một số bước như sau:

 Chọn lựa tư thế quan hệ an toàn nhất: Một số tư thế quan hệ thô bạo trong thai kỳ có thể dễ dàng làm tổn thương tử cung, âm đạo hoặc gây chảy máu nhiều do tạo áp lực lớn và mạnh lên cổ tử cung. Do đó, mẹ bầu và chồng nên thử các tư thế quan hệ an toàn, nhẹ nhàng khi mang thai để vừa có thể tận hưởng thoải mái được “chuyện ấy”, vừa đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

 Quan hệ bằng miệng (oral sex): Ngược lại đối với suy nghĩ của nhiều người, các chuyên gia y tế cho rằng, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ bằng miệng trong thời gian mang thai. Đây là một trong những phương pháp an toàn nhất để mẹ bầu thỏa mãn nhu cầu về “chuyện ấy” của cả bản thân lẫn chồng trong thai kỳ mà không cần phải thực hiện giao hợp. 

Tuy nhiên, dù cách quan hệ bằng miệng không gây hại gì cho thai nhi nhưng người chồng hãy lưu ý tuyệt đối không nên thổi hơi vào âm đạo vì làm như vậy dễ gây tắc nghẽn máu.

Mẹ bầu cần chú ý chọn lựa tư thế quan hệ an toàn nhất

 Sử dụng các chất bôi trơn: Sử dụng những chất gel bôi trơn trước khi quan hệ tình dục có thể giúp mẹ bầu giảm được sự ma sát và cảm giác khó chịu trong khi “yêu”. Từ đó có thể hạn chế nguy cơ xuất huyết sau khi quan hệ. Hãy lưu ý tránh tuyệt đối những loại chất bôi trơn có chứa chất glycerin vì chúng dễ khiến cho mẹ bầu bị mắc các bệnh nấm.

 Dùng bao cao su: Việc sử dụng bao cao su trong khi quan hệ sẽ giúp bảo vệ cho cả mẹ bầu và thai nhi tránh khỏi các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục.

Quan hệ ra máu khi mang bầu khi nào nên đến gặp bác sĩ?

 Khi gặp phải hiện tượng nguy hiểm này, bạn hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám và loại trừ các nguy cơ như: sẩy thai, thai ngoài tử cung, nhiễm trùng âm đạo, nhau tiền đạo, bong nhau thai,… Đừng quên quan sát thật kỹ lưỡng màu sắc và lượng máu bị chảy ra sau khi tiến hành quan hệ để dễ dàng trao đổi, cung cấp thông tin cho bác sĩ. 

 Nếu cần, mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh lót vào đáy quần để lấy mẫu máu và cung cấp cho bác sĩ khi được yêu cầu với các chi tiết chính xác nhất.

Mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh lót vào đáy quần để lấy mẫu máu

 Đặc biệt, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý hơn nữa nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây đi kèm với tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ trong suốt thai kỳ:

  •  Chuột rút, bị đau dai dẳng ở vùng bụng dưới hoặc xung quanh vùng xương chậu;
  •  Chảy máu với lượng nhiều;
  •  Máu bị vón thành cục;
  •  Ngất xỉu, hoa mắt hoặc chóng mặt;
  •  Sốt cao, trong người ớn lạnh;
  •  Các cơn co xảy ra thắt dữ dội và kéo dài liên tục, tăng dần sau khi quan hệ.

Ngay khi thấy xuất hiện tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ trong thai kỳ thì các mẹ bầu cần phải đến bệnh viện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức, thậm chí là khi đã ngưng chảy máu vẫn cần đi khám.

Các mẹ bầu sẽ được khám âm đạo, thực hiện siêu âm, tiến hành làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Để từ đó đánh giá được tình trạng chảy máu khi mang thai, đồng thời tìm ra nguyên nhân và cách thức xử lý tối ưu nhất.

Quan hệ ra máu khi mang bầu cần lưu ý những gì?

Để phòng tránh được hoàn toàn nguy cơ bị xuất huyết sau khi quan hệ cho mẹ bầu không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, đôi khi tình trạng này có thể bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn.

Tuy vậy, nếu các mẹ bầu trong quá trình mang thai có một tâm thế không chủ quan và đặc biệt là tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ khi xảy ra sự cố bất ngờ thì sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ra tình trạng xuất huyết sau khi quan hệ một cách tốt hơn. Các lưu ý cho mẹ bầu như sau:

 Với các mẹ bầu có tiền bị sử sảy thai, sinh non hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng thì nên tránh quan hệ tình dục trong suốt thời gian mang bầu.

 Trường hợp mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng vẫn nên ghi nhớ rằng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai cần có sự cẩn trọng, hết sức nhẹ nhàng với những tư thế phù hợp hơn so với những tư thế thô bạo, mạnh mẽ như khi chưa mang thai.

Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai cần có sự cẩn trọng

Kết luận

Tình trạng quan hệ bị ra máu khi mang bầu trong thai kỳ có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cho cả mẹ và con yêu mà bạn chưa chú ý đến. Đồng thời, đây cũng là một triệu chứng của những bệnh lý về phụ khoa nguy hiểm. Mẹ bầu hãy đến bác sĩ ngay để được thăm khám và tìm biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

Xem thêm:

Tư Thế Quan Hệ Khi Mang Thai Dành Cho Bà Bầu (kèm hình ảnh)

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents