Phương Pháp Da Tiep Da Sau Sinh Mổ Có Thực Sự Tốt Như Mẹ Nghĩ?

26 thg 11 2019 15:42

Da tiep da sau sinh được xem là một phương pháp khá tiến bộ và mới mẻ ở Việt Nam nhằm kết nối tình cảm của cha mẹ và bé sơ sinh rất tốt. Liệu phương pháp đặc biệt này có thực sự tốt cho trẻ như mẹ vẫn nghĩ? Mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Da tiep da là phương pháp gì?

 Phương pháp da tiep da sau sinh (hay còn gọi tên là “skin to skin”) là đặt bé sơ sinh ở trần lên ngực trần của người mẹ ngay sau khi sinh hoặc trong thời gian sớm nhất có thể sau khi sinh. 

 Biện pháp này được các chuyên gia đánh giá là cực kỳ tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất nhiều mẹ sau sinh còn khá lạ lẫm với phương pháp này bởi vì thông thường, sau khi mới sinh xong, em bé sẽ được đưa đi làm vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ trước khi được đưa về cho nằm cạnh mẹ.

Da tiếp da sau sinh giúp gắn kết tình mẫu tử

Các lợi ích đặc biệt của phương pháp da kề da sau sinh

Phương pháp da tiếp da sau sinh mổ thực sự đã mang đến rất nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé. Cụ thể là:

  •  Tăng cường quá trình phát triển não cho trẻ: Da tiếp da là một trải nghiệm thú vị, “đa giác quan” giúp bé yêu có thể gia tăng sự phát triển ở các mạch thần kinh và hoàn thiện quá trình trưởng thành của não bộ.
  •  Giúp cho trẻ an tâm: Được mẹ ấp ủ da tiếp da, chỉ sau 20′, nồng độ hormone stress cortisol đo được trên cơ thể bé yêu đã giảm đi đáng kể. Và, đặc biệt là cảm giác đau đớn của bé cũng giảm đi một cách đáng kể. Kết quả là, trẻ sơ sinh nếu được mẹ ấp ủ thường xuyên sẽ ít khóc hơn và do đó cũng ít bị kích động hơn.
  •  Ổn định thân nhiệt của trẻ: Mặc dù, đối với những trẻ sơ sinh mạnh khỏe có khoảng 2%5% trọng lượng cơ thể là các mô mỡ nâu giúp đẩy nhanh việc giữ ấm cơ thể bé, nhưng bé vẫn cần được da tiếp da với mẹ để có thể  điều hòa và ổn định thân nhiệt. Bởi vì việc duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định là điều kiện cần thiết cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ sơ sinh. 

Trong vòng vài phút sau sinh, khi mẹ bắt đầu ấp con, phần ngực của mẹ sẽ tự động điều chỉnh để có thể “làm mát” hoặc “sưởi ấm” cho bé yêu. Quá trình đáp ứng đúng nhiệt độ cơ thể cần thiết cho bé như trên còn gọi là “cơ chế điều nhiệt”.

  • Hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của em bé sẽ chỉ được kích thích khi được mẹ ấp ủ cho da tiếp da. Hệ thống miễn dịch đã trưởng thành của mẹ sẽ truyền các kháng thể của mình thông qua làn da của mẹ vào sữa mẹ cho bé, từ đó tăng độ ẩm cho da bé và tạo ra một lớp màng bảo vệ, giúp chống lại các vi khuẩn có hại thâm nhập qua da vào cơ thể bé.

Phương pháp da tiếp da sau sinh giúp phát triển hệ miễn dịch cho trẻ

  • Hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn: Phương pháp mẹ ấp ủ con giúp giảm lượng hormone stress cortisol + somatostatin ở trẻ sơ sinh, giúp cho các bé hấp thụ tốt nhất lượng sữa non của mẹ. 

Đồng thời, chuyển hóa năng lượng dự trữ từ glycogen và các mô mỡ trắng, giúp cho trẻ tiêu hoá và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, giúp nuôi dưỡng não tối ưu và giảm thiểu các vấn đề tiêu hóa. Chỉ sau một giờ da bé kề da mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đã khôi phục lại được sự cân bằng, từ đó tạo nên chức năng tiêu hóa một cách tối ưu cho trẻ.

  •  Ổn định nhịp tim và điều hòa nhịp thở: Như được “dẫn đường” bởi nhịp tim và nhịp thở đều đặn của người mẹ, và có sự điều tiết tối ưu của các hormone cần thiết, nên khi được da tiếp da với mẹ, cơ thể bé đã học cách tự điều chỉnh để có được nhịp thở và nhịp tim tương đối ổn định. Khảo sát cho thấy khoảng 75% trường hợp trẻ có hơi thở yếu và nhịp tim chậm đã được tự điều chỉnh chỉ nhờ vào được mẹ ấp ủ datiếpda.
  •  Gia tăng khả năng bú mẹ: Nghiên cứu cho thấy các trẻ sơ sinh nếu được mẹ ấp tiếp da sớm nhất ngay sau khi chào đời sẽ có khả năng bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên, tức là gấp 2 lần so với các trẻ chỉ được quấn khăn. Hơn nữa, 60 phút da kề da đã làm tăng hormone prolactin ở mẹ, do đó giúp tạo sữa và giúp cho bé bú mẹ liên tục.

Mách mẹ cách tiến hành phương pháp da tiep da sau sinh đúng nhất

 Mẹ có thể nằm xuống giường và để bé nằm trên ngực mình nhưng hãy đảm bảo là mẹ không bị ngủ quên nhé. Hoặc mẹ ngồi bế bé áp sát ngực bé vào ngực mẹ và giữ bé ở tư thế thẳng, cuốn 1 tấm chăn mỏng ở phía lưng bé để giúp giữ ấm. Hoặc mẹ không thể giữ bằng tay thì có thể dùng địu để giữ cho bé áp sát bên mình.

 Bé chỉ mặc tã, cả người để trần được ôm ấp trên tấm ngực trần của mẹ. Thời gian ấp ủ càng sớm càng tốt, nên thực hiện ngay sau khi bé chào đời trong ít nhất là 1 tiếng 1 lần, và càng kéo dài liên tục càng tốt. Và bé được bú trực tiếp sữa non của mẹ càng sớm càng tốt. Bé có thể bú từ 8 – 12 cữ trong 3 ngày đầu tiên, tiếp tục như vậy trong tuần đầu tiên (nếu có thể).

 Mẹ có thể cởi phanh hết áo khi cho con bú, miễn sao thấy thoải mái là được, không nên mặc áo ngực hoặc dùng loại áo ngực chuyên dùng dành cho những bà mẹ sau sinh cho con bú. Đến khoảng ngày thứ 3 kể từ sau sinh, mẹ sẽ cần đến áo ngực vì khi đó sữa đã về nhiều và khiến cho ngực mẹ bắt đầu nặng hơn.

 Phương pháp da tiếp da sẽ rất hữu ích đối với những mẹ và bé đang gặp rắc phải những rối khi mẹ đang cho bé bú sữa, giúp cho việc bú mẹ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn cho cả mẹ và bé. Theo bản năng, bé sơ sinh sẽ tìm ngực mẹ và bú được dễ dàng hơn khi bé đã sẵn sàng, mẹ có thể sẽ phải tập nhiều lần như vậy thì bé mới quen được với việc bú sữa.

 Bố mẹ cũng có thể thực hiện phương pháp da tiếp da với bé trong khi cho bé bú bình, trải nghiệm gắn kết tuyệt vời này sẽ mang lại lợi ích bất ngờ cho cả bố mẹ và bé. Lợi ích đó cũng tương tự như khi cho bé bú sữa mẹ, nó giúp tạo lập các mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và bé, khiến bé cảm thấy an toàn, ấm áp hơn khi dần nhận biết được tình yêu thương của bố mẹ.

Mẹ cũng nên để cho bố thực hiện da tiếp da với con nhé

Lưu ý khi thực hiện phương pháp da tiếp da sau sinh mổ

  •  Cần thực hiện da tiếp da dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của chuyên gia: Kiểu chăm sóc này còn được gọi là “kangaroo” (chuột túi) được bác sĩ Edgar Rey Sanabria của đại học Quốc gia Colombia phát minh vào năm 1978. Đây là phương pháp mô phỏng theo cách chăm sóc con của loài kangaroo, dành cho các em bé sơ sinh bị thiếu tháng. Do đó, mẹ cần làm theo hướng dẫn của chuyên gia nhé.
  •  Chú ý giữ gìn vệ sinh cho cả mẹ và bé khi thực hiện da tiếp da: Phương pháp này có thể được tiến hành bởi nhiều người khác nhau, từ bố mẹ, ông bà, anh chị,... của bé. Dù là bất kỳ ai đi chăng nữa, khi tiến hành da tiếp da với trẻ cần lưu ý vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, từ tắm gội cho đến cắt móng tay và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Bởi lẽ, làn da của bé sơ sinh hết sức mỏng manh và chỉ cần tiếp xúc với mồ hôi hay các vi khuẩn, bụi bẩn trên người bố mẹ cũng có thể gây kích ứng cho da bé. 
  •  Hãy dồn toàn bộ sự chú tâm của mình vào quá trình da tiếp da: Dù có bận rộn đến thế nào chăng nữa, bố mẹ cũng đừng để bị mất tập trung khi thực hiện cho bé da tiếp da. Hãy chú ý lắng nghe từng cử động, thậm chí là từng nhịp thở của bé. 
  •  Hãy âu yếm con yêu thật nhẹ nhàng, bằng tất cả tình yêu thương của bố mẹ, quan sát xem bé có thoải mái, dễ chịu và có nguy cơ gặp phải bất cứ vấn đề gì hay không. Một lưu ý cho mẹ là trẻ sơ sinh dễ bị mất nhiệt, do đó mẹ nhớ chú ý thực hiện tiếp xúc da tiếp da cho bé ở trong phòng kín gió nhé.


Thực hiện tiếp xúc da tiếp da cho bé ở trong phòng kín gió

 Tuy có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể nhưng hiện nay, nhiều mẹ còn khá lạ lẫm và chưa biết đến phương pháp này. Nhìn chung, phương pháp da tiếp da cho trẻ sau sinh vẫn chưa được tiến hành cho hầu hết các ca sinh. Đây cũng chưa phải là phương pháp được áp dụng rộng rãi nên không phải mẹ sau sinh nào cũng có thể tự mình thực hiện. 

 Do đó, tốt nhất mẹ cần đăng ký thực hiện phương pháp da tiếp da để nhận được sự hướng dẫn chi tiết của các bác sĩ, tránh gây ra những hậu quả không tốt cho con trong trường hợp mẹ không chú ý. Đồng thời, việc thực hành da tiếp da cho bé yêu cũng cần được theo dõi sát sao bởi nhân viên y tế trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi mẹ đã tiến hành thật thành thạo. 

 Bởi lẽ, với những bé sinh non, nhẹ cân thì chỉ một cơn ngưng thở đột ngột diễn ra cũng đủ khiến cho mẹ rối bời và khó lòng tự xử lý được. Mặt khác, nếu đặt bé nằm trên bụng mẹ không đúng tư thế còn khiến cho bé bị khó thở.

Kết luận

Ngay khi bé yêu vừa chào đời, các bác sĩ cũng khuyến khích cả cha lẫn mẹ của bé tiến hành da tiep da sau sinh nhằm gia tăng mối liên hệ giữa bố mẹ và con, đề cao tình phụ tử – mẫu tử. Nhờ đó, bé có thể cảm nhận được làn hơi ấm kỳ diệu, sự yêu thương vô hạn của cha mẹ của mình, giúp bé tăng thêm sức đề kháng để phát triển tốt hơn.

Xem thêm:

Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Quan Hệ? Quan Hệ Đúng Cách Khi Mang Thai

Bà Bầu Mất Ngủ Cả Đêm Ảnh Hưởng Thai Nhi Không Và 7 Mẹo Nhỏ Giúp Mẹ Bầu Ngon Giấc

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents