Lịch Tiêm Phòng Cho Trẻ 2019 Đầy Đủ Và Đúng Chuẩn Nhất

27 thg 12 2019 11:16

Tiêm vắc xin là 1 phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và giúp trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức đề kháng tốt nhất. Với việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tiêm phòng cho trẻ, đúng phác đồ, trẻ em sẽ được bảo vệ một cách toàn diện khỏi những bệnh dịch nguy hiểm nhất trong suốt cả cuộc đời mình. Dưới đây là lịch tiêm phòng 2019 đúng chuẩn, các bậc cha mẹ hãy tham khảo và thực hiện nhé.

Việc tiêm vắc xin cho trẻ đủ mũi và đúng lịch có lợi ích gì?

 Việc phát minh ra các loại vắc xin là một thành tựu mang tính đột phá nhất của thế giới, có khả năng chặn đứng được nhiều dịch bệnh từng là nỗi ám ảnh của toàn nhân loại như đậu mùa, sởi, cúm,… Từ đó, cứu sống hàng triệu người khỏi những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm như sởi, uốn ván, lao, dại,… Việc nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hầu hết các bệnh nói trên.

Cần nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ

 Việc tiêm vắc xin cho trẻ thực chất là đưa các kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn của bệnh đã được làm yếu đi vào trong cơ thể trẻ để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất các kháng thể nhằm chống lại dịch bệnh đó. 

 Trẻ em được xem là một trong những đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công vì sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Khi dịch bệnh tấn công gây hại mà cơ thể không có kháng thể phòng bệnh là điều vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe thậm chí có thể lấy đi tính mạng của trẻ. 

 Vì thế, bố mẹ cần theo dõi lịch chích ngừa cho bé và đưa trẻ đi tiêm phòng đủ, đúng thời điểm. Đây là biện pháp đơn giản và tối ưu nhất để giúp bố mẹ có thể bảo vệ, tăng cường sức đề kháng của bé yêu ngay trong những năm đầu đời.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2019 đúng chuẩn

 Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các vắc xin trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 cần được tiêm cho trẻ sơ sinh từ 0  5 tuổi bao gồm: viêm gan B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, rubella,...

 Bên cạnh những mũi tiêm cho trẻ nằm trong lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 5 tuổi, còn có nhiều loại vắc xin rất cần thiết trong tiêm chủng dịch vụ mà mẹ cần nhớ để có thể tiêm bổ sung cho bé yêu. Đặc biệt là bố mẹ cần cập nhật một số vắc xin thế hệ mới được đưa vào sử dụng cho trẻ sơ sinh gần đây như vắc xin “6 trong 1” Hexaxim, vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản IMOJEV,...

Bố mẹ cần cập nhật một số vắc xin thế hệ mới được đưa vào sử dụng

Dưới đây là lịch tiêm chủng trẻ sơ sinh năm 2019 theo độ tuổi của trẻ, bố mẹ cần ghi nhớ thật kỹ để không bỏ lỡ mũi tiêm nào của con nhé.

Lịch chích ngừa giai đoạn trẻ sơ sinh gồm có:

  •  Vắc xin Euvax B 0.5ml/ Hepavax Gene 0.5ml/ Engerix B 0,5ml phòng bệnh viêm gan B, mũi này tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu ngay sau sinh. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B thì bé cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh để giúp kháng viêm gan B.
  •  Vắc xin BCG để phòng bệnh lao.

Đây là 2 loại vắc xin cực kỳ quan trọng, được khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm khuẩn bệnh lao và nhiễm virus viêm gan B.

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh giai đoạn từ 2 tháng tuổi:

  •  Trong lịch chích ngừa cho bé sơ sinh, trẻ cần tiêm vắc xin “6 trong 1” Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 1) phòng 6 bệnh đó là: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B (Hib). Hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (nếu trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 thì cần bổ sung thêm mũi viêm gan B).
  •  Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix giúp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ do Rota virus gây ra (liều 1).
  •  Vắc xin Synflorix phòng chống bệnh viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm tai giữa cho trẻ do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 1).

Trẻ đừng bỏ lỡ vắc xin Rotateq hoặc Rotarix giúp phòng bệnh tiêu chảy

Lịch tiêm phòng trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 tháng tuổi

  •  Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 2) hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (nếu trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 thì bố mẹ cần bổ sung thêm 1 mũi viêm gan B cho trẻ).
  •  Vắc xin Rotateq hoặc Rotarix giúp cho trẻ phòng được bệnh tiêu chảy xuất phát từ Rota virus (liều 2, cần lưu ý nếu chọn loại vắc xin Rotarix thì mẹ có thể sử dụng phác đồ 2 liều).

Lịch tiêm chủng trẻ em giai đoạn từ 4 tháng tuổi

  •  Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 3) hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim. Trẻ cần bổ sung mũi tiêm phòng viêm gan B nếu trẻ được tiêm vắc xin 5 trong 1).
  •  Vắc xin Synflorix phòng chống viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do các phế cầu khuẩn cho bé (S.Pneumoniae) không định tuýp (mũi 2).
  •  Vắc xin Rotateq phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ do Rota virus gây ra (liều 3).

Lịch chích ngừa cho bé 2019 giai đoạn từ 6 tháng tuổi

  •  Vắc xin Vaxigrip hoặc Influvac phòng bệnh cúm cho bé (tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng). Sau đó mỗi năm mẹ cần cho trẻ tiêm nhắc lại một lần.
  •  Vắc xin VAMENGOCBC phòng bệnh viêm màng não ở trẻ em do não mô cầu B + C (mũi 1).
  •  Vắc xin Synflorix giúp bố mẹ phòng tránh viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm tai giữa cho bé sơ sinh do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 3).

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 giai đoạn từ 9 tháng tuổi

  •  Vắc xin VAMENGOCBC phòng bệnh viêm màng não cho trẻ do não mô cầu B + C (mũi 2).
  •  Vắc xin MVVac phòng bệnh sởi cho trẻ (mũi 1).
  •  Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1) cho trẻ.

Trẻ 9 tháng tuổi vẫn cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng

Lịch tiêm phòng cho trẻ em trong giai đoạn từ 12 tháng tuổi

  •  Vắc xin 3 trong 1 MMRII/MMR phòng 3 bệnh kết hợp đó là bệnh sởi – quai bị – rubella.
  •  Vắc xin Varivax/ Varicella để phòng tránh hiệu quả bệnh thủy đậu cho trẻ (mũi 1), mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 3 tháng.
  •  Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ (mũi 1). Mũi 2 tiêm ngay sau mũi 1 từ 1  2 tuần. Mũi 3 cần tiêm nhắc lại sau mũi 2 đúng 1 năm. Sau đó cứ 3 năm thì mẹ sẽ tiêm nhắc lại cho trẻ 1 lần/ năm là ít nhất, tiếp tục như vậy cho đến khi bé yêu được 15 tuổi.
  •  Avaxim 80U/  0.5ml: Vắc xin phòng bệnh viêm gan A cho trẻ nhỏ (từ mũi 1 – mũi 2 cách mũi 1 trong thời gian ít nhất là 6 tháng)
  •  Vắc xin Synflorix sẽ giúp phòng chống được các bệnh viêm não, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm tai giữa,... cho trẻ 12 tháng tuổi do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae hoạt động không định tuýp (ở mũi 4).

Xem thêm: Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi 2020 “Chuẩn Chuyên Gia”

Lịch tiêm phòng của trẻ sơ sinh giai đoạn từ  15 – 24 tháng tuổi

  •  Trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi, bé sẽ tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (mũi 4) hoặc 5 trong 1 Pentaxim (cần bổ sung 1 mũi để  phòng bệnh viêm gan B).
  •  Vắc xin Vaxigrip/ Influvac giúp cho trẻ phòng bệnh cúm (mũi 3 cần tiêm nhắc lại sau mũi thứ 2 ít nhất là 1 năm).
  •  Vắc xin Imojev giúp cho trẻ phòng được bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 2 tiêm sau mũi 1 trong khoảng thời gian là 1 năm).

Lịch tiêm phòng cho trẻ em giai đoạn đủ 24 tháng tuổi

  •  Vắc xin TYPHIM Vi giúp trẻ 24 tháng phòng bệnh thương hàn.
  •  Vắc xin mORCVAX giúp cho trẻ phòng bệnh dịch Tả (liều 1). Vắc xin mORCVAX chỉ định dùng cho các trẻ sống ở vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, liều 2 tiêm sau liều 1 là 2 tuần.

Giai đoạn từ 3 tuổi trở lên

  •  Vắc xin 3 trong 1 MMRII/MMR giúp cho trẻ 3 tuổi phòng bệnh như: sởi – quai bị – rubella (mũi tiêm nhắc lại).
  •  Vắc xin Gardasil hoặc Cervarix được tiêm cho trẻ trên 3 tuổi để phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở các bé gái (tổng cộng 3 mũi). Trong đó, mũi 1 được tiêm cho bé gái/ phụ nữ ở độ tuổi từ 9  26 tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 2 tháng. Mũi 3 cần cách mũi 1 ít nhất là 6 tháng.
  •  Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn cho trẻ (mũi nhắc lại lúc bé được 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
  •  Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim giúp bé phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt.
  •  Vắc xin 3 trong 1 Adacel giúp phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm cho trẻ nhỏ từ 4 tuổi trở lên, cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Những trường hợp nào được chống chỉ định tiêm vắc xin?

Những trường hợp sau trẻ không được tiêm vắc xin, cha mẹ cần nắm rõ:

  •  Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy thận, suy tim, suy gan,…
  •  Trẻ có tiền sử bị sốc hoặc phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng.
  •  Trẻ suy giảm hệ miễn dịch thì sẽ chống chỉ định tiêm cho bé các loại vắc xin sống.
  •  Các trường hợp chống chỉ định khác theo khuyến cáo, hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.

Có một số trường hợp trẻ không được tiêm vắc xin

Kết luận

Các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình và gia đình một hành trang kiến thức về tiêm chủng an toàn cho trẻ. Hãy chọn cho mình một trung tâm tiêm chủng tin cậy và cần ghi nhớ những mũi tiêm để đảm bảo cho bé yêu được bảo vệ toàn diện nhất. Bố mẹ hãy ghi nhớ ngay lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2019 để đưa con mình đi tiêm chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ mũi tiêm nhé!

Xem thêm:

Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Nhanh?

Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu 2020 Có Gì Đáng Lưu Ý?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents