Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu 2020 Có Gì Đáng Lưu Ý?

27 thg 12 2019 11:30

Cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng cho bà bầu cũng là việc làm cực kỳ quan trọng nên thực hiện trước khi mang thai, giúp mẹ bầu và bé yêu được bảo vệ an toàn khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế được nguy cơ dị tật thai nhi. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu năm 2019 đầy đủ nhất mà các mẹ bầu cần ghi nhớ.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu 2019 trước khi mang thai

Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ sẽ yếu hơn bình thường, theo đó khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ tăng cao. Do đó, nắm được lịch tiêm phòng cho bà bầu trước khi mang thai là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những nguy cơ bệnh tật đang rình rập.

Nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh như cúm, sởi, rubella, uốn ván,... mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, thai nhi sinh ra sẽ bị dị tật bẩm sinh hoặc thậm chỉ là thai lưu. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng này đó là tiêm phòng, vì ông bà ta cũng có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vì vậy. 

Tiêm phòng cho bà bầu là một việc làm cần thiết

Lịch tiêm chủng cho bà bầu: Sởi – quai bị – rubella 

Đây là 3 căn bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến do virus gây nên. Bệnh cũng gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ như dị tật thai nhi, sinh non,... Do đó, việc tiêm phòng các bệnh này trước khi mang thai cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

 Sởi: Phụ nữ mang thai nếu bị mắc sởi có thể có khả năng bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, từ đó gây ra các bệnh khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu…, khiến cho bà bầu có nguy cơ sảy thai, sinh non cực kỳ nguy hiểm.

 Quai bị: Có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu, bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu chẳng may mẹ bầu mắc phải trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

 Rubella: Mẹ bầu nhiễm rubella trong tam cá nguyệt đầu tiên có nguy cơ bị dị tật thai nhi và gây sảy thai (có thể tới 7080% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, ở xương, tim,…).

Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp chị em phụ nữ đề phòng cùng lúc 3 căn bệnh sởi – quai bị – rubella, đó là MMR II (của Mỹ) và MMR (của Ấn Độ). Tiêm 1 mũi trước khi dự định mang thai ít nhất là 1  3 tháng, tuyệt đối không được tiêm trong thời gian mang thai.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 1: Tiêm phòng thủy đậu

 Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm thủy đậu trong giai đoạn đầu có nguy cơ bị sảy thai là rất lớn. Tỷ lệ lây bệnh thủy đậu từ mẹ sang bào thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm thủy đậu từ mẹ ngay sau khi chào đời lên đến 24 – 48%, trong số đó còn có nguy cơ tử vong rất cao.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm thủy đậu từ mẹ rất cao

 Nếu trước đây mẹ bầu chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị bệnh thủy đậu, thì mẹ nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai ít nhất là 1 tháng. Hiện nay, ở nước ta đang có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu, đó là Varivax (của Mỹ) và Varicella (của Hàn Quốc).

  Lịch tiêm phòng thủy đậu cho chị em được khuyến cáo như sau: Tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất là từ 1  3 tháng, tuyệt đối không được tiêm khi đã mang thai.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần đầu: Tiêm ngừa cúm

 Bà bầu là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh cúm do hệ miễn dịch khi mang thai bị suy giảm. Bệnh cúm nếu tiến triển nặng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu. 

 Thậm chí, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây ra tình trạng bé nhẹ cân hoặc chết lưu, sinh non. Vắc xin ngừa cúm ở nước ta hiện nay có 3 loại: Influvac 0.5ml (của Hà Lan), CG Flu 0.5ml (của Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (của Pháp).

 Lịch tiêm phòng cúm được khuyến cáo như sau: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm 1 lần, tốt nhất bà bầu nên tiêm từ khi chuẩn bị mang thai, tránh tiêm phòng cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Lịch tiêm ngừa cho bà bầu: Tiêm phòng viêm gan B

 Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B thì sẽ có khả năng cao lây lan sang cho bé. Viêm gan B nếu không được chữa trị tận gốc sẽ chuyển thành ung thư gan. Vì vậy, trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiến hành tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm gan B (nếu chưa có kháng thể) để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và con. 

 Có 2 loại vắc xin tiêm ngừa bệnh viêm gan B cho phụ nữ bao gồm: Engerix B 1ml (của Bỉ) và Euvax B 1ml (của Hàn Quốc).

 Lịch tiêm phòng được khuyến cáo cho lần tiêm đầu tiên như sau:

  •  Mũi tiêm thứ 2 cách mũi 1: 1 tháng
  •  Mũi tiêm thứ 3 cách mũi 1: 6 tháng

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong thời gian mang thai

Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu được chỉ định tiêm vắc xin ngừa bệnh uốn ván. Đây là việc làm cực kỳ quan trọng nhằm giúp bảo vệ thai kỳ của chị em, đồng thời tránh được tác nhân gây hại từ bên ngoài, nhất là trong quá trình chuyển dạ có thể ngăn chặn được tình trạng trực khuẩn uốn ván tấn công gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 1 

  •  Mũi 1: Tiêm sớm khi chị em có thai lần đầu hoặc phụ nữ đang ở trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ;
  •  Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi tiêm thứ 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng;
  •  Mũi 3: Ít nhất là 6 tháng sau mũi tiêm thứ 2 hoặc kỳ mang thai lần sau;
  •  Mũi 4: Ít nhất là 1 năm sau mũi tiêm thứ 3 hoặc kỳ mang thai lần sau;
  •  Mũi 5: Ít nhất là 1 năm sau mũi tiêm thứ 4 hoặc kỳ mang thai lần sau;

Nên tiêm nhắc lại mũi tiêm thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã được trên 10 năm.

Tiêm phòng uốn ván trong khi mang thai cực kỳ quan trọng

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 và 3

 Bà bầu tiêm uốn ván lần 2 cần phải dựa vào khoảng cách thời gian giữa lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ 2 để có thể tiêm uốn ván cho bà bầu một cách thích hợp và không gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu cũng như thai nhi:

 Nếu lần mang thai thứ 1 và lần mang thai thứ 2 của mẹ bầu cách nhau không quá 5 năm, đồng thời, người phụ nữ đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai đầu tiên thì cần tiêm thêm 1 liều uốn ván ngay khi thai lần 2 đã nhi đủ 24 tuần.

 Trường hợp giữa 2 lần mang thai của mẹ bầu cách nhau hơn 5 năm hoặc mẹ chỉ mới được tiêm phòng 1 liều uốn ván trước đó thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thêm 2 liều uốn ván và thời gian 2 mũi tiêm uốn ván trong lần tiêm thứ 2 này tương tự như lần tiêm uốn ván cho bà bầu trong lần đầu mang thai.

 Tương tự như vậy, lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cũng được tính như tiêm lần 2 ở trên. Tuy nhiên, những sản phụ cũng cần chú ý rằng nếu đã tiêm phòng đầy đủ 5 mũi uốn ván trước đó trong lần mang thai 1 và 2 thì khi mang thai lần 3 nếu mà mũi tiêm cuối cùng trước đó cách nhau dưới 10 năm thì cũng không cần phải tiêm mũi nhắc lại bây giờ nữa. 

 Ngược lại, nếu thời gian tiêm chủng này đã qua hơn 10 năm thì sản phụ cần phải tiêm nhắc lại thêm 2 mũi. Còn nếu trong 2 lần mang thai trước, sản phụ tiêm đủ 2 mũi uốn ván cách nhau không quá 10 năm thì ở lần mang thai này mẹ bầu nên tiêm uốn ván bắt đầu từ tuần thứ 20 trong thai kỳ.

Mẹ bầu nên tiêm uốn ván lần 3 bắt đầu từ tuần thứ 20 trong thai kỳ

Lưu ý về lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

 Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 1, 2, 3 cần căn cứ vào tuổi thai, số lần mang thai và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, sản phụ cần đi khám thường xuyên để nhận được lời khuyên hữu ích từ phía bác sĩ.

 Khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, chị em có thể sẽ gặp phải những biểu hiện như: viêm, sưng đau, dị ứng tại chỗ,... và những dấu hiệu đặc trưng này sẽ tự động biến mất sau khoảng từ 3 - 4 ngày mà mẹ bầu không cần uống thuốc. Vì những biểu hiện thoáng qua này không gây ảnh hưởng hay nguy hại gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên các chị em sản phụ không cần quá lo ngại về tình trạng này.

 Đối với những phụ nữ có độ tuổi dưới 26 tuổi (chưa có quan hệ tình dục) nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa bệnh ung thư cổ tử cung (HPV). Trong trường hợp chị em đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng vắc xin HPV mà có thai thì cần dừng tiêm ngay lập tức, chờ đến khi sinh xong mới được tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian để hoàn tất 3 mũi tiêm không được kéo dài quá 2 năm.

 Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm và vắc xin ngừa bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, tốt nhất chị em nên chủ động tiêm ngừa 2 loại vắc xin này từ trước khi có thai.

Kết luận

Tiêm phòng cho bà bầu là một trong những biện pháp tối ưu nhất hiện nay trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc phải các căn bệnh nhiễm trùng. Sản phụ cần đi khám, tuân theo lịch tiêm phòng cho bà bầu do bác sĩ tư vấn cũng như lựa chọn những cơ sở tiêm chủng có uy tín, chất lượng cao, được chứng nhận để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con.

Xem thêm:

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi 2020 “Chuẩn Chuyên Gia”

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp