Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi 2020 “Chuẩn Chuyên Gia”

27 thg 12 2019 11:45

Từ lúc sinh ra đến khi tròn 1 tuổi là thời điểm bé phải tiêm nhiều loại vắc xin nhất, với tổng số mũi vắc xin cần thiết phải tiêm cho bé là khoảng 20 mũi. Mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi để đưa trẻ đi tiêm cho đúng và đủ liều. Bởi trong giai đoạn này, do sức đề kháng còn kém, trẻ rất dễ mắc hàng loạt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao.

Tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi

 Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi thường chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ trẻ mắc bệnh là rất cao. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi để giúp trẻ phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm như: SARS, H1N1, H5N1,...

Các bậc cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi

 Do đó, để phòng bệnh cho trẻ thì tiêm vắc xin chính là phương pháp hữu hiệu nhất. Vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp cơ thể nhận biết và vô hiệu hóa được các tác nhân gây bệnh.

 Sau những lần chứng kiến dịch sởi, dịch đậu mùa, sốt xuất huyết,... bùng phát, các chị em cần chú trọng hơn đến vấn đề cho bé đi tiêm phòng. Đặc biệt là chị em cần ghi nhớ lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi năm 2019 để đưa bé đi chích ngừa đúng và đủ liều.

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần lưu ý

Để có được lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi đầy đủ và chính xác, các bậc cha mẹ cần thực hiện những điều sau:

 Tìm hiểu kỹ lưỡng các loại vắc xin trẻ cần tiêm trong giai đoạn dưới 1 tuổi. Thời gian tiêm phải phù hợp và bạn nên đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm phòng để đăng ký trước.

 Nên mang theo đúng, đủ hồ sơ, giấy tờ của bé sơ sinh, đặc biệt là sổ tiêm chủng của trẻ. Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch tiêm phòng cho bé dưới 1 tuổi, phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ xem trẻ có thuộc đối tượng cần phải tiêm phòng hay không.

 Một số trường hợp trẻ cũng không nên đi tiêm phòng, chẳng hạn như: trẻ đang mắc các loại bệnh cấp tính, ho, tiêu chảy, sổ mũi, các bệnh liên quan đến dị ứng,...

 Sau khi tiêm chủng, bố mẹ cần biết cách chăm sóc, chế độ ăn uống và vệ sinh cho trẻ theo lời khuyên của bác sĩ. Cần theo dõi để nắm rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng, kịp thời báo cho bác sĩ, nếu cần thì đưa trẻ đến bệnh viện.

Bố mẹ cần biết cách chăm sóc, chế độ ăn uống và vệ sinh cho trẻ

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi 2019 cụ thể như thế nào?

Vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan siêu vi B

 Trong vòng khoảng 24 giờ sau khi sinh, các bé sơ sinh sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Và trong khoảng thời gian trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, có thể là trước khi mẹ và bé được xuất viện, trẻ sẽ được tiêm vắc xin ngừa bệnh lao phổi BCG.

 Lịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh như sau:

  •  Mũi tiêm 1: tiêm lần đầu cho trẻ ngay sau khi sinh;
  •  Mũi tiêm 2: tiêm sau mũi 1 một tháng;
  •  Mũi tiêm 3: tiêm sau mũi 2 một tháng;

 Tiêm nhắc lại cho trẻ sau mũi 3 một năm.

 Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đối với vắc xin phòng ngừa lao: chỉ cần tiêm cho trẻ 1 liều duy nhất trong đời. Nếu không rơi vào trường hợp chống chỉ định, thông thường trẻ sơ sinh sẽ được tiêm trong vòng 24  48h sau khi sinh tại bệnh viện phụ sản và loại thuốc này không cần tiêm nhắc lại.

 Lưu ý: Phần lớn trẻ em sau khi được tiêm phòng lao khoảng 2 tuần thì tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện một vết loét đỏ. Vết loét này không cần chữa trị, nó sẽ tự lành và có thể để lại 1 vết sẹo nhỏ. Với trường hợp này, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi đây chỉ là 1 dấu hiệu cho thấy là con bạn đã có miễn dịch phòng ngừa bệnh lao.

Trong khoảng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm vắc xin ngừa lao

Vắc xin phòng các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib

 Còn gọi là vắc xin Pentaxim hay vắc xin “5 trong 1”, giúp cho trẻ phòng ngừa 5 bệnh là: uốn ván, bại liệt, bạch hầu, ho gà, các bệnh nhiễm khuẩn do khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) gây ra. Trong trường hợp bé yêu được tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem thì bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt nhé.

 Lịch tiêm chủng vắc xin Pentaxim “5 trong 1” cho trẻ gồm 3 mũi:

  •  Mũi tiêm 1: Lúc trẻ được 2 tháng tuổi;
  •  Mũi tiêm 2: Sau khi tiêm mũi 1 một tháng;
  •  Mũi tiêm 3: Sau khi tiêm mũi 2 một tháng;
  •  Tiêm nhắc khi trẻ được khoảng 12 – 18 tháng.

Lưu ý: Bố mẹ cần bám sát lịch tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 vì đây chính là 5 bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nếu như ở giai đoạn 2 tháng đầu, trẻ còn được hưởng các miễn dịch từ sữa mẹ thì từ tháng thứ 2 trở đi, miễn dịch đã giảm dần nên bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt.

Vắc xin Rotavirus phòng bệnh tiêu chảy

 Đây là loại vắc xin được chỉ định dùng để phòng bệnh viêm dạ dày, viêm ruột do virus Rota gây ra. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rotavirus gây ra chứng tiêu chảy cấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh được nhận biết với những biểu hiện như: sốt, nôn ói nhiều, sau đó là tiêu chảy dữ dội và nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tử vong.

 Lịch uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi:

  • Liều thứ 1: Bắt đầu uống khi trẻ được 6 tuần tuổi;
  • Liều thứ 2: Sau liều thứ 1 khoảng 4 tuần;
  • Nên hoàn thành 2 liều trước khi trẻ đến 6 tháng tuổi.

 Lưu ý: Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus được đóng gói dưới dạng đường uống. Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá no trước khi uống thuốc để phòng ngừa nôn trớ. Nếu xác định trẻ đã bị nôn trớ phần lớn thuốc vắc xin ra ngoài thì nên cho trẻ uống lại.

Vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não do phế cầu, viêm tai giữa

 Vắc xin chủng ngừa phế cầu có tác dụng tạo hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi để phòng ngừa các chứng bệnh gây ra bởi phế cầu Streptococcus Pneumoniae, chẳng hạn như: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và viêm tai giữa cấp.

 Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ phòng phế cầu (vắc xin Synflorix) như sau:

  • Mũi tiêm 1: lúc trẻ được 2 tháng tuổi;
  • Mũi tiêm 2: tiêm sau mũi 1 một tháng;
  • Mũi tiêm 3: tiêm sau mũi 2 một tháng;
  • Mũi thứ 4: tiêm sau mũi thứ 3 sau tháng.

 Lưu ý: Nếu khi trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa được tiêm vắc xin này thì bố mẹ cần áp dụng lịch tiêm khác. Cụ thể như sau: nếu trẻ từ 7 – 11 tháng thì tiến hành tiêm mũi 1 lần đầu tiên, mũi 2 tiêm cách mũi 1 hai tháng, mũi 3 tiêm cách mũi 2 hai tháng.

Vắc xin B+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu 

 Giống như virus thủy đậu, các virus viêm não mô cầu ở trẻ sơ sinh lây truyền qua đường hô hấp nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và cũng dễ bùng phát thành dịch. 

 Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp qua việc tiếp xúc trên da hay thông qua đồ dùng hàng ngày, dụng cụ sinh hoạt. Các môi trường có khả năng lây truyền bệnh viêm màng não cao đó là khu cắm trại, khu tập thể, trường học,…

Các virus viêm não mô cầu ở trẻ sơ sinh lây truyền qua đường hô hấp

 Viêm màng não do não mô cầu có thể tiến triển rất nặng, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao trong vòng 24 giờ. Cách phòng bệnh viêm não mô cầu tốt nhất vẫn là tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ.

 Lịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu B+C cho trẻ như sau:

  • Mũi 1: tiêm khi trẻ từ 6 tháng;
  • Mũi 2: tiêm sau mũi tiêm 1 khoảng 6-8  tuần.

 Lưu ý: Đối với những trẻ sống trong vùng dịch thì có thể tiêm vắc xin viêm não mô cầu B+C ngay từ khi mới 3 tháng tuổi.

Một số phản ứng của trẻ sau khi tiêm phòng và cách xử trí

 Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể bị sốt nhẹ (từ 38 – 38,5 độ C). Đây là phản ứng đáp ứng thuốc bình thường của cơ trẻ và có thể tự khỏi sau từ 1 – 2 ngày. Nếu trẻ bị sốt cao, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

 Một số trẻ sơ sinh do cơ địa nhạy cảm quá mức còn gặp phải tình trạng da sưng đỏ kéo dài và nổi cục, u hạch cứng tại vị trí mới vừa tiêm xong. Tình trạng khó chịu này có thể kéo dài từ 68 giờ khiến trẻ quấy khóc. Bạn cần chườm lạnh cho bé yêu để bé mau chóng giảm đau.

 Trường hợp trẻ sau tiêm chủng có biểu hiện quấy khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ trong vòng 1  2 ngày sau khi tiêm chủng, không ngủ, không ăn, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, da khô vì mất nước,... thì cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

Kết luận

Y học hiện đại đôi khi vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị cho nhiều căn bệnh, thậm chí cho dù được điều trị kịp thời, trẻ vẫn có thể để lại những di chứng nặng hoặc thậm chí là tử vong. Do đó, cha mẹ cần lên kế hoạch và ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi để đưa bé đi tiêm ngừa đúng lịch, đủ liều, giúp con yêu lớn nhanh và khỏe mạnh nhé.

Xem thêm:

Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu 2020 Có Gì Đáng Lưu Ý?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp