Kích Thước Túi Ối Nhỏ Hơn So Với Tuổi Thai Có Sao Không?

12 thg 12 2019 13:50

Nước ối đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi, giúp thai nhi hoạt động tốt, thân nhiệt ổn định. Vì vậy, để mẹ bầu biết được mình đang thừa nước ối hay thiểu ối chỉ còn cách là đo kích thước túi ối. Vậy, kích thước túi ối của mẹ bầu nhỏ hơn so với tuổi thai thì có sao không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Đo kích thước túi ối là gì?

 Túi nước ối là một túi chất lỏng nằm ở trong dạ con của mẹ bầu. Nó có tác dụng bao bọc, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi từ khi bé mới hình thành cho tới khi chào đời. Việc đo kích thước túi ối giúp mẹ bầu nắm được lượng nước ối hiện có và chủ động được trong các hoạt động của thai kỳ.

 Các mẹ bầu có thể hình dung túi ối chính là ngôi nhà của thai nhi. Trong ngôi nhà đó sẽ được đổ đầy một chất lỏng dinh dưỡng màu vàng nhạt (gọi là nước ối) giúp thai nhi dễ dàng di chuyển, cử động và phát triển. Ngoài ra, túi nước ối còn giống như một tấm nệm nước êm ái, giúp con yêu tránh được các tổn thương hoặc va đập từ thành bụng.

Túi ối là màng chắn quan trọng để ngăn chặn các vi khuẩn

 Và đây cũng là màng chắn quan trọng để ngăn chặn các vi khuẩn không xâm nhập vào bên trong bào thai. Vì vậy, khi túi nước ối vỡ (nếu không phải là tuần cuối thai kỳ) là điềm báo cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng thai nhi, trong trường hợp này mẹ bầu cần được cấp cứu ngay.

 Bởi lẽ, nước trong túi nước ối được tạo ra từ nhau thai, màng ối cũng như hệ tuần hoàn của người mẹ trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Nước ối vốn là chất lỏng không màu, không mùi và giúp trẻ có thể duy trì được sự sống trong bụng mẹ. Nếu mẹ có quá ít nước ối hay quá dư thừa ối thì đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thai nhi. 

 Nếu mẹ bị vỡ ối sẽ vô cùng nguy hiểm vì nước ối sẽ bị chảy ra ngoài khiến cho thai nhi không có môi trường thuận lợi để tiếp tục phát triển. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vỡ ối có thể do mẹ bị viêm nhiễm phần phụ, hiện tượng hở eo cổ tử cung, bánh nhau bám ở những vị trí không tốt. Ngoài ra, nếu người mẹ trước đó đã từng nạo phá thai nhiều lần cũng sẽ gây viêm nhiễm phần phụ, gây hở cổ tử cung và rất dễ bị vỡ ối khi đang mang thai.

 Vì vậy, để tránh tình trạng vỡ ối, mẹ nên có một cuộc sống lành mạnh, cần đi khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ để đảm bảo không bị viêm nhiễm hay bất cứ bệnh phụ khoa nào.

Bảng kích thước túi ối theo tuổi thai cho mẹ bầu tham khảo

 Việc theo dõi bảng kích thước túi ối theo tuổi thai sẽ giúp cho mẹ bầu biết túi ối và tuổi thai có phát triển tương thích với nhau hay không. Vì nếu kích thước túi ối quá nhỏ và không phát triển theo kịp tuổi thai thì thai nhi có nguy cơ gây vỡ túi ối khi thai lớn hơn. Ngược lại, kích thước túi ối to hơn tuổi thai, nước ối trong túi ối lại sẽ không đủ để giúp cho thai nhi phát triển.

 Dưới đây là bảng số đo kích thước túi ối theo tuổi thai nhi mà các mẹ có thể tham khảo:

  •  Trong trường hợp kích thước túi ối thai 4 tuần mới chỉ có từ 3 – 5mm.
  •  Kích thước túi ối thai 5 tuần: Thông thường, nếu thai nhi đã được 5 tuần tuổi thì đường kính túi nước ối của mẹ bầu sẽ rơi vào khoảng từ 5  10mm. 
  •  Kích thước túi ối thai 6 tuần tuổi: Thường thì thai nhi 6 tuần tuổi mới có tim thai, và kích thước túi ối vào khoảng 10  15cm. 
  •  Kích thước túi ối thai 7 tuần: Đến 7 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ đo được tim thai và mầm thai, và bắt đầu tuần thứ 8 – 9 thì mầm thai đó sẽ phát triển thành các chi, do đó, kích thước túi ối sẽ từ 15  20mm.
  •  Kích thước túi ối thai 8 tuần: từ 20  25mm
  •  Kích thước túi ối thai 9 tuần: từ 25  30mm.

Thường xuyên đo kích thước túi ối giúp mẹ bầu yên tâm hơn

Tóm lại, nếu kích thước túi ối bị nhỏ hơn so với tuổi thai, mẹ bầu nên đi khám và siêu âm lại một lần nữa ở một bệnh viện chuyên khoa khác có uy tín hơn để có thể nhận được kết quả chính xác nhất. Từ đó, các bác sĩ sẽ cập nhật – theo dõi được tình hình sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.

Vậy kích thước túi ối nhỏ hơn so với tuổi thai có đáng lo ngại không?

 Mẹ cần căn cứ vào công thức tính tuổi thai nhi theo đường kính trung bình của túi thai (MSD) và chiều dài đầu  mông (CRL) như sau:

  •  CRL (cm) + 6,5 (tuần).
  •  MSD + 30 (ngày). 

Ví dụ: Với chỉ số CRL 7.5mm, thai nhi tương đương 0,75 + 6,5 = 7,25 tuần. Với đường kính túi thai nhi (nếu là đường kính trung bình) là 16mm, tuổi thai nhi tương đương: 30+ 16 = 46 ngày = 6 tuần 4 ngày. 

Vậy kích thước túi thai như trên là nhỏ hơn 1 chút so với chiều dài đầu  mông. Do đó, tốc độ tăng trưởng của túi thai là chậm. Tuy nhiên, mẹ bầu cần trao đổi cụ thể với bác sĩ đã trực tiếp siêu âm cho mình để được tư vấn thêm. Vì khi đo 1 chiều thì sai số siêu âm sẽ cao hơn. 

 Do đó, nếu thai nhi 6 tuần tuổi mà kích thước túi ối 12mm là hoàn toàn bình thường, mẹ bầu yên tâm nhé. Nếu đúng là tình trạng túi ối bé thì thai nhi có thể rơi vào tình trạng thiểu ối sớm, thậm chí còn có nguy cơ bị sảy thai, thai lưu. 

Nếu kích thước túi ối nhỏ, mẹ bầu cần lưu ý thăm khám kỹ lưỡng

Dựa vào kích thước túi ối có thể tính được tuổi thai không?

 Túi ối hay còn được gọi là túi nước ối, đây là một túi chất lỏng nằm ở trong dạ con của mẹ bầu. Túi ối là hình ảnh sớm nhất của thai nhi mà bác sĩ có thể nhìn thấy được khi kiểm tra thông qua siêu âm thai. Trung bình khi mới xuất hiện túi ối thì thai nhi đã được khoảng 4 tuần tuổi, kích thước túi ối lúc này trung bình đạt khoảng 3  5mm, kích thước túi ối thai 5 tuần tuổi là từ 5  10mm. 

 Ngoài ra, nếu mẹ bầu băn khoăn thai 6 tuần kích thước túi ối bao nhiêu, câu trả lời là từ 10  15mm. Tuy nhiên, từ sau giai đoạn này trở đi, túi ối sẽ dần thay đổi kích cỡ, biến thành hình bầu dục chứ không còn tròn đều nữa nên khi đo kích thước túi ối sẽ không còn đúng chuẩn với tuổi thai nữa. Hơn nữa, lúc này thai cũng đã xuất hiện phôi thai nên từ sau tuần thứ 6 trở đi, bác sĩ sẽ dựa vào chiều dài đầu  mông của thai nhi để dễ dàng xác định được tuổi thai.

 Ví dụ: Tình trạng của mẹ bầu có túi ối được 18mm thì thai nhi sẽ tương đương khoảng 6  7 tuần tuổi. Nếu lúc này mà thai nhi vẫn chưa có phôi thai thì mẹ bầu cần theo dõi thêm, bởi vì nếu bào thai không xuất hiện phôi thai thì sẽ không thể nào phát triển được, các mẹ nhé. 

 Trường hợp không có phôi thai, người ta sẽ gọi là hiện tượng thai ngừng phát triển và bác sĩ sẽ phải dùng các biện pháp an toàn để cho thai ra. Còn nếu mẹ bầu vẫn theo dõi mà sau đó thai lại phát triển lên được, xuất hiện phôi thai, tim thai hoạt động một cách bình thường thì khi đó mẹ bầu cũng không cần lo lắng gì nữa. 

 Cho nên, mẹ bầu cần theo dõi qua siêu âm từ sau 1 tuần để bác sĩ đánh giá tình trạng của thai nhi, hoặc nếu bác sĩ có hẹn lịch để kiểm tra, xét nghiệm nồng độ beta hCG hoặc lên lịch siêu âm cụ thể, thì mẹ bầu nên đi khám đúng lịch và nghe những lời tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.

Dựa vào kích thước túi ối, rất khó có thể tính được tuổi thai nhi

Làm sao để kích thước túi ối bình thường?

 Nếu như khi đi siêu âm đã thấy phôi thai và tim thai là một tín hiệu rất tốt cho mẹ bầu. Điều này chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường, do vậy nếu các chỉ số có lệch chuẩn một chút thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá. 

 Cho dù là ở giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ bầu cũng nên thả lỏng tâm trạng của mình, giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái, lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nên biết rằng, nếu suy nghĩ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi ở trong bụng.

 Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng nên đa dạng hơn. Mẹ hãy ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tốt nhất cho mẹ và thai nhi như: các loại ngũ cốc, bánh mì, rau xanh, trái cây, sữa, trứng, thịt và các loại họ đậu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, calorie, chất béo và đặc biệt là đường. Bổ sung thêm các thức ăn có chứa Acid Folic cho cơ thể trong giai đoạn này vì đây là yếu tố đóng 1 vai trò rất quan trọng để phòng tránh dị tật ống thần kinh. Mặt khác, mẹ bầu nên uống thêm 2 ly sữa ít béo/ ngày vì đây là nguồn bổ sung canxi rất tốt cho cơ thể mẹ bầu.

 Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chế độ vận động, nghỉ ngơi cũng rất quan trọng đối với mẹ bầu trong thời gian này. Mẹ hãy đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga và nghỉ ngơi sao cho hợp lý để giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng cho cơ thể giúp cho bé yêu phát triển bình thường trong suốt thai kỳ.

Kết luận

Thông qua bảng kích thước túi ối theo tuần tuổi thai nhi, mẹ sẽ biết em bé đang phát triển bình thường và có được an toàn trong bụng mẹ hay không. Tuy nhiên, nếu chẳng may kích thước túi ối có bị nhỏ hơn tuổi thai một chút thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng nhiều. Việc mẹ cần làm đó là nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để có được sức khỏe tốt nhất cho hành trình vượt cạn sắp tới nhé.

Xem thêm:

Bà Bầu Mất Ngủ Cả Đêm Ảnh Hưởng Thai Nhi Không Và 7 Mẹo Nhỏ Giúp Mẹ Bầu Ngon Giấc

Chỉ Số Chiều Dài Xương Cánh Tay Của Thai Nhi Bị Ngắn Có Sao Không?

Nguồn tham khảo:

  • https://www.cuasotinhyeu.vn/tu-van/mang-thai-tre-em/dua-vao-kich-thuoc-tui-oi-co-the-tinh-duoc-tuoi-thai-khong-135265.html
  • https://yeutre.vn/bai-viet/bang-kich-thuoc-tui-oi-theo-tuoi-thai-me-nen-biet-de-theo-doi-su-phat-trien-cua-thai-nhi.16404/
  • https://medlineplus.gov/ency/article/002220.htm

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp