Xuất Hiện Cục Thịt Lồi Ra Ở Cửa Mình Khi Mang Thai Là Bệnh Gì?

29 thg 11 2019 13:46

Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai còn có tên gọi khác là bệnh sa sinh dục. Đây là tình trạng bộ phận bàng quang, tử cung hoặc trực tràng của chị em bị sa xuống trong âm đạo hay nặng hơn là cổ tử cung bị lồi ra khỏi âm hộ. Đây là một căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và lao động của chị em phụ nữ, đặc biệt là những rắc rối không nhỏ trong quan hệ vợ chồng.

Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai là bệnh gì?

  •  Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai thường được gọi là sa dạ con, sa sinh dục hay sa tử cung. Nhưng trên thực tế, chị em không chỉ bị dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng đều bị sa vào trong âm đạo. Trong trường hợp nghiêm trọng, các tạng trên có thể sa xuống, lòi ra ngoài âm đạo.
  •  Tuy là cục thịt lồi ra ở cửa mình không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho chị em rơi vào tình trạng e ngại, mất tự tin. Các chị em thường giấu bệnh, cam chịu vì căn căn bệnh “khó nói” này. 
  • Do đó, người phụ nữ bị cục thịt lồi ra ngoài cửa mình khi mang thai sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn lao động và sinh hoạt, đặc biệt là rắc rối từ trong quan hệ vợ chồng và các rối loạn tiểu tiện mà chị em có thể gặp phải như tiểu không hết nước tiểu hoặc gây bí tiểu, khó tiểu.
  •  Theo kết quả của Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay có khoảng 10% phụ nữ bị mắc bệnh sa sinh dục khi mang thai và sau sinh, phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 40  60 tuổi. Những chị em phụ nữ sinh đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng nhọc, không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật,... đều dễ bị mắc phải căn bệnh này. 
  •  Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử quá trình chuyển dạ kéo dài, đẻ khó lại càng dễ bị sa sinh dục và đặc biệt là những chị em được đỡ đẻ không an toàn có thể gây ra những chấn thương sinh dục. Những người vận động mạnh quá sớm sau sinh cũng có nguy cơ bị bệnh sa sinh dục rất cao.
  •  Những phụ nữ có công việc phải lao động nặng nhọc, vất vả cũng nằm trong những đối tượng dễ bị bệnh sa sinh dục. Đặc biệt là những chị em công nhân, nông dân, lao động tay chân,... suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội, mang vác nặng với áp lực từ ổ bụng lên đáy chậu cao.
  •  Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai cũng có thể gặp cả ở những phụ nữ chưa từng sinh đẻ do thể trạng yếu, dây chằng mỏng manh, tử cung nằm ở tư thế trung gian nên khi xuất hiện áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ buộc phải đẩy tử cung sa (trễ) dần xuống. 
  •  Còn ở những phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần, các dây chằng dần yếu đi, tầng sinh môn rách hay thường xuyên bị giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực lên trên ổ bụng, thành âm đạo cũng có thể bị sa và kéo tử cung sa xuống theo.

 Do đó, khi có một động tác bất kỳ nào làm cho áp lực trong ổ bụng của chị em phụ nữ bị tăng lên, chẳng hạn như khi ho liên tục, khi đại tiện phải rặn mạnh vì bị táo bón,... sẽ đẩy tử cung dần xuống dưới và lồi ra ngoài âm đạo.

Cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai thường được gọi là sa dạ con

Biểu hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai cụ thể là gì?

 Tùy theo tình trạng của từng người, tùy vào cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai ít hay nhiều, mới sa hay đã sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương khác kết hợp, có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng hay không,... mà sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng sau đây: khó chịu, cảm giác luôn thấy tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm xuống nghỉ ngơi thì cảm giác khó chịu đó liền biến mất không dấu vết. 

 Đôi khi, các chị em có cảm giác như muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa xuống gây sung huyết, đồng thời do áp lực của thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu vốn đã bị suy yếu, đồng thời chị em sẽ hay bị đau ở vùng thắt lưng.

 Khối sa lồi nằm ở vùng âm hộ, tầng sinh môn, ban đầu khối sa có kích thước nhỏ, xuất hiện không thường xuyên, mà chỉ thấy khi chị em lao động nặng hoặc đi lại nhiều. Đến khi nằm nghỉ thì khối sa sẽ tụt vào trong âm đạo hoặc có thể tự đẩy lên được. 

 Càng về sau thì khối sa càng to, sa thường xuyên hơn, trầm trọng hơn và sẽ không tự đẩy lên trên được nữa. Khi đó, triệu chứng tức nặng bụng dưới sẽ xuất hiện, chị em luôn có cảm giác vướng víu khó chịu ở vùng âm hộ  tầng sinh môn. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến lao động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Cục thịt lồi ra ở cửa mình khiến các chị em có cảm giác như muốn rặn đẻ

 Nếu có cục thịt lồi ra ở cửa mình kèm theo sa bàng quang thì bên cạnh đó chị em còn có dấu hiệu khác như: bị són tiểu khi cười to, khi ho mạnh hay đơn giản là khi bị rùng mình, đi tiểu khó, thường tiểu không hết nước nên bàng quang dễ bị viêm nhiễm, gây ra tiểu buốt. 

 Trong trường hợp chị em phụ nữ sa bàng quang nhiều thì lúc đầu cảm giác đi tiểu rất khó khăn, phải dùng ngón tay để đẩy bàng quang lên trên và ấn vào trong mới có thể đi tiểu được. Đôi khi, một số bà bầu phải đến viện vì tình trạng bí tiểu cấp.

 Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung của chị em đã bị viêm nhiễm, cọ xát gây ra tình trạng đi lại khó khăn, hạn chế khi lao động,...

 Nếu kèm theo triệu chứng sa trực tràng thì khi đại tiện chị em sẽ có cảm giác vẫn chưa ra hết phân ở trực tràng, lâu dần có thể bị táo bón. Nhiều người bị bệnh sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn có bình thường thì vẫn có khả năng có thai. Nhưng những chị em này thường rất dễ sảy thai và có nguy cơ đẻ non. 

Điều trị cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai như thế nào?

  •  Để điều trị bệnh sa sinh dục, tùy vào mức độ của bệnh cũng như đối tượng bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa cụ thể như uống thuốc, tập phục hồi chức năng hoặc nghiêm trọng hơn là phẫu thuật cắt bỏ tử cung. 
  •  Điều trị nội khoa là phương pháp thường được áp dụng với bệnh nhân mắc chứng sa sinh dục cấp độ I, II, hoặc với những bệnh nhân cao tuổi, những người mắc các bệnh mãn tính hay người không đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. 
  •  Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ giúp cho tình trạng bệnh tiến triển chậm hơn và cũng không cải thiện được đáng kể. Với những bệnh nhân mắc chứng sa sinh dục từ cấp độ III trở lên thì nên thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt. Có như vậy, bệnh mới không trầm trọng và còn gỡ bỏ được những khó khăn, mặc cảm trong đời sống sinh hoạt.
  •  Nếu như trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, các bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ tử cung âm đạo, sau đó khâu phục hồi lại thành trước và sau của âm đạo. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn nhất đó là rất dễ tái phát. Hơn nữa, những người phụ nữ đã bị mất đi tử cung thường sẽ xuất hiện tâm lý thiếu tự tin và mặc cảm trong cuộc sống.
  •  Hiện nay, với sự ra đời của nhiều phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại, tại nhiều bệnh viện đã áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp, từ đó giúp nâng tử cung và bàng quang, giúp cố định vào mõm nhô. 
  •  Ưu điểm dễ thấy nhất của phương pháp phẫu thuật nội soi nhằm giúp điều trị sa sinh dục này là hầu như không tái phát. Mặt khác, chị em vẫn bảo tồn được tử cung, đồng thời còn giải quyết luôn được những triệu chứng són tiểu khó chịu kèm theo.

Khi có cục thịt lồi ra ở cửa mình, chị em nên thăm khám bác sĩ sớm

Phòng ngừa bệnh sớm bệnh sa sinh dục ở phụ nữ

Để phòng ngừa được bệnh sa sinh dục mà biểu hiện đặc trưng nhất là cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai, các chị em phụ nữ cần lưu ý những điều sau:

  •  Nên có kế hoạch sinh đẻ trong độ tuổi từ 22 đến 29. Vì về mặt sinh lý, đây cũng là thời kỳ sung mãn nhất của chị em vì các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, sau sinh rất dễ phục hồi.
  •  Khi sinh nở, chị em nên để cán bộ y tế có chuyên môn thực hiện, không để cơn chuyển dạ kéo dài và chị em cũng được khâu tầng sinh môn nếu khi sinh bị rách.
  •  Sau khi sinh, chị em cần được nghỉ ngơi một cách đầy đủ để cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu được phục hồi và co trở lại. Không lao động nặng nhọc sớm trước ba tháng.
  •  Tránh những công việc lao động quá nặng nhọc một các liên tục hoặc phải luôn thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi đang làm việc ở tư thế đứng và hạn chế việc đi lại quá nhiều.
  •  Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt một cách điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có thể tăng cường sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu nói riêng. Nhưng chị em hãy nhớ luyện những bài tập nhẹ nhàng hoặc phải có sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Chị em bị sa sinh dục không nên tùy tiện uống thuốc không theo chỉ định

Kết luận

Qua bài viết này hy vọng các mẹ bầu đã hiểu thêm về căn bệnh sa sinh dục ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Khi thấy những dấu hiệu đặc trưng như cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai hay nghi ngờ bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ bầu cần phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có thể thăm khám, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Mẹ Bầu Bị Đau Cửa Mình Khi Mang Thai Tháng Thứ 4, 5, 6 Là Do Đâu?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

02 thg 12 2024 20:32

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng? Lựa chọn gối chống trào ngược phù hợp với độ tuổi của trẻ…
Đọc tiếp
Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

02 thg 12 2024 17:01

Tìm hiểu trọn bộ tác dụng của đai nâng bụng bầu. Giải đáp lý do tại sao nhiều mẹ bầu lựa chọn dùng đai nâng đỡ trong giai đoạn mang thai…
Đọc tiếp
Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

27 thg 11 2024 21:54

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu an toàn và hợp lý. Những lưu ý bạn cần biết khi dùng đai nâng đỡ bụng bầu…
Đọc tiếp
Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

26 thg 11 2024 21:58

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn và lành tính? Lựa chọn dòng dầu gội thảo mộc Zcare tốt cho mẹ, an toàn cho bé và chăm sóc tóc tốt nhất!
Đọc tiếp
Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp