Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Như Thế Nào Là Đầy Đủ Nhất?

06 thg 12 2019 12:15

Khi thời điểm chuyển dạ cận kề khiến cho mẹ bầu lo lắng vì sợ thiếu đồ dùng cho bé. Lên danh sách và chuẩn bị đồ sơ sinh trước khi vượt cạn một cách kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu bớt bỡ ngỡ và bối rối khi chào đón con yêu ra đời. Dưới đây là những gợi ý rất hữu ích cho những bà mẹ trẻ hiện đại, hãy thuộc “nằm lòng” để chuẩn bị nhé.

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: Những thứ mẹ cần trước khi sinh

 Để chào đón tình yêu của cha mẹ sắp chào đời, mẹ thường băn khoăn không biết cần chuẩn bị đồ sơ sinh như thế nào cho bé. Nếu không có một danh sách những thứ đồ sơ sinh cần mua cho bé một cách cụ thể thì mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc mua sắm đấy nhé. 

Mẹ băn khoăn không biết cần chuẩn bị đồ như thế nào cho bé tốt nhất

 Những đồ dùng cần thiết mang khi đi sinh cho mẹ và bé đã được mẹ bầu chuẩn bị từ trước đó 1  2 tháng. Dưới đây là những món đồ luôn cần có trong “bộ nhớ” của bố mẹ khi đi sinh:

  •  Điện thoại di động, kể cả cục sạc và tai nghe nữa nhé.
  •  Giấy tờ tùy thân cần thiết, các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, phiếu siêu âm thai kể từ ngày bắt đầu đi khám thai,…
  •  Tiền mặt dùng để thanh toán viện phí và mua các thứ lặt vặt khác.
  •  Đồ dùng cá nhân, quần áo của những người thân đi cùng (nếu có)

 Máy ảnh hoặc máy quay để giúp mẹ bầu ghi lại được khoảnh khắc chào đời đầu tiên của con yêu.

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé vào viện cần những gì?

Đồ cho bé lỉnh kỉnh cũng khá nhiều, mẹ cần lên danh sách cụ thể để tránh bỏ sót món nào đó nhé!

Mẹ chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái đừng quên đồ vải nhé:

  •  Áo quần cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái áo size nhỏ, 10 cái áo size lớn hơn.
  •  Tã vải (dùng để dán 2 bên): 10 cái có cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ lớn tiếp theo.
  •  Miếng tã lót dùng để dán vào tã vải: 1 gói tã dán newborn 1 (do em bé khá mau lớn nên mẹ không cần mua nhiều tã dán newborn 1), có thể đem nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày bé sẽ dùng từ 810 miếng).
  •  Tã bỉm cho bé mặc khi đi ngủ, khi đi ra ngoài đi chích ngừa: 2 gói.
  •  Vớ tay, vớ chân cho bé: 10 đôi
  •  Nón (mũ) cho trẻ sơ sinh: 5 cái
  •  Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai mùa đông mẹ nhớ đem theo khăn lông lớn (để quấn người cho em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô người sau khi tắm,...: hơn 10 cái để thay đổi.
  •  Khăn sữa nhỏ, loại mềm mịn: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng lau ngực khi cho bú, lau người cho em bé,…)
  •  Khăn lót mông cho bé khi nằm (1 lớp khăn sẽ dính liền 1 lớp nilon không thấm): Loại dài, có hình chữ nhật hoặc hình vuông lớn, mẹ hãy đem hơn 15 cái
  •  Yếm để đắp ngực cho em bé khi ngủ: đem theo 10 cái.
  •  Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai mùa thu mẹ cần chú ý đừng quên áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: Khoác cho bé chiếc áo khi đưa đi ra ngoài chơi, đi chích ngừa (có thể dùng áo này từ khi sơ sinh đến tận 18 tháng vẫn còn vừa đấy mẹ ạ)

Việc chuẩn bị đồ sơ sinh vào viện đối với những đồ dùng này, mẹ bầu có thể thực hiện từ lúc mới bắt đầu mang thai cho đến sát ngày sinh.

Sắp xếp, chuẩn bị đồ đạc là một trong những việc mẹ cần làm trước sinh

Dụng cụ ăn uống là thứ cần có khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai

  •  1 bình sữa nhỏ, có núm cao su mềm để cho bé bú trong những ngày đầu khi chưa có sữa mẹ, sau đó có thể dùng làm bình cho bé uống nước.
  •  1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, có cổ to (sau này có thể kết hợp để làm ly pha bột cho bé)
  •  1 hộp sữa bột dùng cho trẻ từ 0  6 tháng: Để cho bé bú khi mẹ sinh mổ, sữa mẹ chưa xuống kịp.
  •  Ly + muỗng để cho em bé uống nước (hãy dùng đồ có sẵn trong nhà)
  •  Bình thủy (phích) hoặc bình giữ nhiệt: Lấy nước ấm để pha sữa cho bé, nước ấm để cho mẹ uống.

Dụng cụ vệ sinh khi chuẩn bị đồ sơ sinh mùa đông

  •  Cây rửa bình sữa: Không nên lựa loại cây rửa có lõi kim loại vì chúng có thể rỉ sét. Cũng không mua loại có gắn mút ở đầu vì dễ bị rách, làm rơi mút ra chỉ còn cái lõi trơ ra phía trước, như vậy rất khó chùi đáy bình sữa khi cần.
  •  Chậu tắm loại dài, có lỗ thoát nước ở phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu giống như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào trong chậu tắm)
  •  Chậu tròn dùng để đựng nước tắm dội lại lần 2 + chiếc ca/ gáo múc nước (vì em bé chưa thể tắm bằng vòi sen được, mẹ phải để sẵn chậu nước ấm để dội)
  •  Chậu tròn, nhỏ, dùng để giặt khăn lau.
  •  Chậu đựng các loại đồ dơ mà bé thải ra để giặt.
  •  Rơ lưỡi: 40 cái (khi con yêu được hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế chứng viêm họng)
  •  Gạc băng rốn: 10 cái (có thể mua khoảng 2 hộp)
  •  Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn hoặc dùng 2 hộp nhỏ đều được.
  •  Que tăm bông dùng để ngoáy tai cho bé: Mẹ hãy lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai của bé sau khi tắm nhé.

Sắp xếp đồ từ sớm giúp mẹ yên tâm hơn vì không lo bị quên thứ gì

  •  Que bông đã tiệt trùng: dùng để lau cồn vào rốn bé sau khi tắm.
  •  Nước muối dùng để nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ
  •  1 bình xịt nước biển dùng để xịt cho bé đã lớn hơn 3 tháng: Dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về.
  •  Ống để hút mũi cho bé sơ sinh: dùng loại có 2 đầu dài, 1 đầu dùng để vào lỗ mũi bé, đầu kia cho mẹ hút.

 Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai mùa hè nhớ đem theo nhiệt kế: Mẹ hãy đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa

  •  Cồn 70 độ: Dùng để lau rốn sau khi tắm, lau lúc rốn chưa rụng.
  •  Thuốc Povidine: Đây là thuốc sát trùng, bôi vào rốn em bé khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé bị nổi một ít hạt rôm ở mông, mẹ bầu cũng nên bôi một vài lần để sát khuẩn, tránh việc vết rôm vỡ ra đột ngột gây nhiễm trùng.
  •  Kem chống hăm (không nên dùng các loại phấn rôm): Tốt nhất là mẹ nên chỉ dùng miếng lót cho bé từ 1  2 tháng đầu, sau đó hãy tập xi tè cho bé nhé.
  •  Một chai dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm cực tốt cho bé: Nếu đưa em bé ra khỏi nhà, khi về, trước khi ngủ mẹ nên bôi 1 ít dầu vào lòng bàn chân của bé để tránh trường hợp bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì sẽ gây nóng rát, bỏng da)
  •  Dầu gội và sữa tắm cho bé.

Những đồ lặt vặt khác cho mẹ và bé

 Rổ hình chữ nhật cỡ vừa để đầu giường

 Chuẩn bị đồ sơ sinh mùa hè cần có 1 chiếc chiếu mỏng cho em bé nằm bằng vải bố.

 Móc phơi đồ dành cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 cái treo phơi đồ linh tinh.

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu

Không nên đem quá nhiều vật dụng lỉnh kỉnh, rườm rà như của bé, đồ chuẩn đi sinh của người mẹ chỉ bao gồm khoảng 9 món cần thiết như sau:

  •  Áo dài tay có gài nút (không nên mặc áo chui đầu vì rất khó để cho bé bú), quần dài: khoảng 4  5 cái.
  •  Vớ chân: khoảng 4  5 đôi.
  •  Dép để đi trong nhà.
  •  Băng vệ sinh dành cho bà đẻ: 1 gói.
  •  Quần lót giấy: 10 cái.
  •  Sữa bột hoặc sữa tươi

Mẹ nhớ là không nên đem quá nhiều vật dụng lỉnh kỉnh, rườm rà

  •  Ly thủy tinh dùng để pha sữa hoặc nước nóng uống cho mẹ mau xuống sữa + muỗng để khuấy.
  •  Nghệ tươi (dùng khi về nhà, dùng để bôi mặt + toàn thân)
  •  Dầu tràm/ dầu khuynh diệp: dùng để bôi vào bàn chân, sau tai bé và mẹ sau khi tắm để cho ấm người.

Những vật dụng không cần thiết khi đi sinh

Trong quá trình chuẩn bị để đi bệnh viện sinh, không phải thứ đồ dùng nào cũng cần thiết. Dưới đây là những món đồ có thể không cần đến khi chuẩn đồ sơ sinh cho cả mẹ và bé:

  •  Đồ để xay nhuyễn thức ăn bằng tay;
  •  Bộ chăn và gối cho bé;
  •  Loại 2 gối ôm cho bé có miếng lót nối ở giữa;
  •  Giường nôi cho em bé, thường có ít em bé nào chịu nằm nôi lắm;
  •  Giày trẻ cho sơ sinh: Không cần thiết vì em bé chỉ dùng vớ chân và cũng ít ra ngoài.

Thời gian chuẩn bị đồ sơ sinh đi đẻ vào khi nào?

 Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ trở đi là mẹ bầu có thể bắt đầu mua sắm những đồ sơ sinh cần thiết cho bé. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì còn quá sớm để chuẩn bị sinh. 

 Lúc này việc quan trọng mẹ cần làm đó là nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Tới giai đoạn tháng thứ 8 - 9, mẹ bầu nên sắp xếp đồ đạc “lần lần” là vừa. Lúc này bụng của mẹ cũng đã to, việc đi lại nặng nề, mẹ có thể ngồi tỉ mẩn chuẩn bị đồ sơ sinh theo danh sách đã ghi trước đó là hợp lý nhất.

Kết luận

Chuẩn bị đồ sơ sinh đối với những mẹ bầu lần đầu làm mẹ luôn kèm theo thật nhiều rắc rối, đặc biệt là trong cách sắp xếp vật dụng và ghi nhớ vị trí của chúng. Cộng thêm tình trạng “não cá vàng” (hay quên) khi mang thai càng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi hơn. Những lúc này mẹ bầu đừng quên còn có anh xã và những người thân nhé! Hãy “nhờ vả” sự giúp đỡ từ phía người thân khi mẹ bầu cảm thấy đuối sức.

Xem thêm:

Mẹ Cần Chuẩn Bị Giỏ Đồ Đi Sinh Ở Bệnh Viện Gồm Những Gì?

Mách Mẹ Bầu Cách Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Trai 

Mẹ Cần Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Gái Như Thế Nào?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp