Cách Trị Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả

17 thg 12 2019 11:26

Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ khiến bé khò khè, khó thở, bú kém dẫn tới sụt cân. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên. Đâu là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà hiệu quả nhất. Các mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm cách “tống cổ” đờm nhớt cho bé dễ chịu hơn nhé.

Nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh 

Nhiều mẹ chỉ biết tìm cách trị đờm cho trẻ sơ sinh mà không hề biết nguyên nhân của hiện tượng này là do bé bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác. Thậm chí, có những trẻ sơ sinh bị đờm nhớt mà không hề có nguyên nhân. 

Trẻ có đờm ở cổ hay quấy khóc, bú ít và ngủ không ngon

Trong khi đó, lực ho của trẻ sơ sinh không đủ mạnh để tống đờm ra ngoài. Do đó, bạn cần có những biện pháp làm loãng đờm. Một số ít trường hợp ho là biểu hiện bệnh lý ở phế quản và phổi. Cơn ho có thể xuất hiện nhiều hoặc ít, có đờm hoặc không có đờm tùy trường hợp. Đi kèm với tình trạng này sẽ là sốt, khó thở, cơ thể tím tái khi ho và đau bụng… Khi đó, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Nếu tình trạng ho có đờm của trẻ chỉ là phản xạ tự nhiên và không liên quan đến bệnh lý, các bậc phụ huynh có thể áp dụng cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Dưới đây là những cách được nhiều mẹ áp dụng và đánh giá là có hiệu quả cao và an toàn với trẻ sơ sinh.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bằng nước muối sinh lý

Với trẻ sơ sinh, khi bị đờm ở cổ trẻ thường có tiếng thở khò khè. Lúc này, bạn không nên sử dụng bừa bãi các loại siro hay thuốc long đờm mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận tiêu hóa của trẻ hoặc gặp tác dụng phụ. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé, giúp đường thở của bé thông thoáng, kháng khuẩn. 

Một ngày, bạn có thể rửa mũi từ 2-4 lần cho trẻ. Nếu rửa quá nhiều sẽ khiến mũi dễ bị kích ứng, khiến tình trạng ho trở nên nặng hơn. Đồng thời, cũng không nên tự pha nước muối vì không đúng tiêu chuẩn sẽ làm khô mũi trẻ hoặc không có tác dụng. 

Cách rửa mũi đúng là bạn để trẻ nằm nghiêng. Sau đó bơm nước muối sinh lý vào một bên mũi trẻ để nước muối chảy sang lỗ mũi đối diện và làm ngược lại. 

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh nên cho trẻ nằm nghiêng

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng biện pháp vỗ rung long đờm

Bên cạnh rửa mũi, mẹ có thể học cách vỗ long đờm cho bé 1 tháng, 2 tháng tuổi để đờm ra khỏi cổ một cách dễ dàng hơn. Để thực hiện cách này, bạn cần đặt trẻ nằm hoặc ngồi sao cho đầu hơi dốc xuống. Khum bàn tay của bạn lại và vỗ đều vào lưng trẻ. Vị trí vỗ là ở giữa hai bả vai. Bạn cần chú ý vỗ nhẹ nhàng. Sau khi vỗ rung long đờm, bé sẽ ho hoặc nôn ra nhiều đờm.

Bạn nên vỗ rung long đờm cho trẻ lúc đói, nhất là lúc buổi sáng trẻ mới ngủ dậy hoặc ban đêm. Nếu trẻ không nôn được đờm ra, mẹ có thể dùng miếng rơ lưỡi lau lưỡi và kích thích nhẹ cổ họng để trẻ nôn đờm ra. 

Massage lòng bàn chân bằng dầu tràm giúp trẻ 3 tháng tuổi chữa ho có đờm

Bên cạnh 2 biện pháp trên, mẹ có thể kết hợp massage lòng bàn chân bằng dầu tràm để trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh. Dưới lòng bàn chân của mỗi người đều có 1 huyệt gọi là huyệt dũng tuyền. Vị trí huyệt dũng tuyền ở dưới ngón chân thứ 2. Khi bạn khum chân em bé lại sẽ thấy vị trí lõm xuống, đó chính là huyệt dũng tuyền. Bạn hãy thoa một chút dầu tràm vào huyệt này và day khoảng 30 lần. Sau đó, bạn đi tất cho trẻ ấm. 

Tăng cữ bú mẹ và uống nước là cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi an toàn

Nếu trẻ bị đờm nhớt ở cổ gây thở khò khè, mẹ cho bé bú làm nhiều lần. Sữa mẹ có chứa chất đề kháng cao và có nhiều dinh dưỡng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Đồng thời, nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tan đờm và giảm ho.

Trẻ sơ sinh 4 tuổi cũng có thể uống được nước lọc. Vì thế, bạn có thể cho bé uống thêm để vừa thông mũi, đỡ khô cổ và loãng đờm nhé. Từ đó, dịch nhầy cũng sẽ dễ bị tống ra ngoài hơn.

Cách chữa ho có đờm cho trẻ 5 - 6 tháng tuổi bằng nước lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cao sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được tình trạng ho, đặc biệt là những cơn ho về đêm. Đồng thời, ngăn vi khuẩn phát triển hoặc xâm nhập gây bệnh. Mẹ có thể dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, đun sôi. Sau đó để ấm khoảng dưới 25 độ rồi tắm cho trẻ. Mẹ nên tắm nhanh cho trẻ ở nơi kín gió, sau đó lau khô và mặc quần áo để tránh bị lạnh.

Khi tắm nước lá trầu không, bạn cần chú ý nhiệt độ phòng tắm (không được dưới 25 độ nhưng cũng đừng quá nóng). Đồng thời, nơi tắm trẻ phải kín gió. Không nên tắm trẻ quá lâu, khoảng 5-10 phút là được. Sau khi tắm xong, bạn cần lau khô cơ thể trẻ trước khi mặc đồ để tránh nhiễm lạnh.

Tắm nước lá trầu không giúp làm ấm cơ thể trẻ

Cách trị ho đờm cho trẻ 7- 8 tháng bằng lá hẹ

Được dùng chủ yếu trong các món ăn, nhiều người không biết đây cũng là một vị thuốc có tác dụng chữa ho có đờm an toàn cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nó có chứa chất kháng khuẩn và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể của bé, giảm tình trạng đau rát họng và có nhiều đờm. Cách làm rất đơn giản:

+ Cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh do cảm lạnh: Dùng 5 – 7 lá hẹ rửa sạch, cắt ngắn và trộn thêm 1 muỗng đường phèn. Sau đó đem đi hấp cách thủy trong 15 phút và chắt lấy nước. Với cách này, mẹ hãy cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ trong 3 đến 5 ngày.

+ Cách trị ho đờm cho trẻ bằng lá hẹ, chanh và hoa đu đủ đực: Sử dụng một nắm lá hẹ, 10 – 20gr hạt chanh, 15gr hoa đu đủ đực đã rửa sạch, giã nát. Tiếp theo, mẹ trộn đường phèn và hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

Cách trị ho đờm cho bé 2 tuổi, 3 tuổi không dùng thuốc

Cách trị ho đờm cho bé bằng mật ong

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng mật ong, nhưng với những bé 2 -3 tuổi thì đây là cách chữa ho đờm cho trẻ rất tốt và an toàn. 

Mật ong kết hợp với chanh đào

Mật ong chanh đào khi kết hợp với nhau giúp tăng sức đề kháng đồng thời với khả năng kháng khuẩn mạnh. Để ngâm mật ong chanh đào, mẹ hãy chuẩn bị 1 cân chanh đào, nửa cân đường phèn và 1 lít mật ong rừng nguyên chất. Sau đó ngâm vào bình thủy tinh. Để đạt hiệu quả cao, mẹ nên ngâm khoảng nửa năm đến 1 năm. Mỗi lần cho bé uống 1-2 thìa cafe pha loãng với chút nước ấm là được.

Mật ong kết hợp với quất: 

Quả quất vừa có tác dụng trị ho và long đờm nên có thể nói, đây là cách chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, lại an toàn và có lợi đối với sức khỏe của trẻ. Trong quất có chứa nhiều vitamin, tinh dầu, pectin giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm hạn chế cơn ho và tiêu đờm nhanh. Cách trị đờm cho bé sơ sinh 2 tuổi bằng trái quất mẹ thực hiện như sau:

Lấy 1 quả quất thái lát mỏng, cho 2 thìa cafe mật ong vào và hấp cách thủy. Cho bé uống 3 lần/ngày vào sáng, trưa và tối. 

Mật ong hấp quất là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh 2-3 tuổi an toàn

Mẹ cũng có thể quất kết hợp với đường phèn để chữa ho và có đờm. Đây là cách trị ho có đờm cho bé 9 tháng cũng rất hiệu quả.

Cách trị ho đờm cho trẻ bằng hành tây

Trong củ hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, giúp diệt vi khuẩn trong đó có cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Đặc biệt, đây là phương thuốc tự nhiên trị ho có đờm lành tính, được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Theo WHO, hành tây giúp chữa viêm phế quản, viêm đường hô hấp, giảm ho và khó thở. Còn theo Đông y, hành tây giảm gây tiết dịch đờm, trị ho, giảm đau, chống nhiễm khuẩn. Dưới đây là cách chữa đờm cho bé từ hành tây: 

Hành tây kết hợp mật ong: Lấy nửa củ hành tây và 4 thìa mật ong nguyên chất. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào hấp cách thủy 30 phút. Khi hành nguội bớt thì cho mật ong vào trộn đều ăn cả bã hoặc chắt lấy nước cốt uống. Ngày làm 2 lần.

Hành tây kết hợp đường phèn: Dùng nửa củ hành tây và 20g đường phèn. Hành tây thực hiện sơ chế như trên. Sau đó cho vào bát cùng đường phèn, hấp cách thủy 30 phút. Bỏ ra để ấm rồi chắt lấy nước uống. Thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả cao.  Đây cũng là cách trị ho đờm cho trẻ 10 tháng tuổi an toàn bạn có thể áp dụng nếu trẻ thích vị hành.

Kết luận

Trên đây là những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà mẹ có thể áp dụng để giúp con yêu bớt khó chịu, dễ thở hơn và không còn khò khè. Từ đó, trẻ sẽ bú tốt hơn và tăng cân đều đặn. Sinh con đã khó, nuôi con còn gian nan gấp trăm lần. Để giảm bớt áp lực tâm lý khi con ốm, các mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc con nhỏ từ trang web của Zcare mỗi ngày nhé.

Xem thêm:

Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé Tổng Hợp Các Món Cháo Chay, Thịt, Hải Sản

Nguồn tham khảo

https://soytebackan.vn/cach-chua-ho-co-dom-cho-tre-duoi-1-tuoi/

http://honeco.com/mat-ong-tri-ho-cho-be.html



Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp