Hiện tượng vỡ ối khiến nhiều chị em hoang mang khi lần đầu gặp phải. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục tình trạng này, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Nội dung
Hiện tượng vỡ ối là gì?
Ối vỡ là hiện tượng bọc ối vỡ xảy ra trước lúc có cơn chuyển dạ, khi đó cổ tử cung chưa mở hết. Hoặc có thể hiểu đơn giản, vỡ ối là hiện tượng vỡ tự nhiên của màng ối và màng đệm của bào thai tại bất kỳ thời điểm nào trước khi có cơn chuyển dạ.
Vỡ ối xuất hiện khi mẹ bầu cảm nhận được túi ối bục ra, chất dịch tràn ra nhiều từ vùng kín của chị em có màu trắng trong, hoặc đôi khi có lẫn chút dịch nâu hoặc hồng. Nhiều chị em sẽ băn khoăn vỡ nước ối bao lâu thì sinh?
Nếu thai nhi được trên 37 tuần, khi thai phụ bị vỡ ối thì có thể sinh ngay trong vòng 24 giờ. Cảm giác vỡ ối thông thường ở mỗi bà mẹ không giống nhau. Có người thấy bất ngờ, hoảng hốt khi thấy một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn trào ra từ đường âm đạo.
Hiện tượng vỡ ối giống như một quả bóng nước bị vỡ nhưng chị em không hề cảm thấy đau đớn rồi nhanh chóng thấy ẩm ướt ở phía dưới chân. Cảm giác này được gọi với cụm từ “vỡ chum” chính xác như nhiều người vẫn dùng để mô tả khi bà bầu chuẩn bị đi sinh.
Một số chị em lại chỉ cảm thấy nước ối vỡ ra từ từ và chảy thành dòng nhỏ chầm chậm xuống dưới chân. Nước chảy ra không quá nhanh và cũng không quá chậm như rỉ nước ối mà thôi.
Nhiều chị em khác khi có dấu hiệu ra dịch nhầy hay máu báo ở âm đạo, cổ tử cung bắt đầu được giãn mở đã nhanh chóng được đưa vào viện để tiện theo dõi chờ sinh. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu chuẩn bị đóng bỉm người lớn để chờ thời điểm vỡ ối, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh ở phòng bệnh.
Dấu hiệu vỡ ối mẹ bầu cần biết
Triệu chứng vỡ ối đầu tiên là mẹ bầu sẽ có cảm giác ẩm ướt ở vùng âm đạo phía trên quần lót hoặc lan nhanh xuống phần chân, cảm giác như mới bị “tiểu ra quần”. Đặc biệt, chị em cần chú ý vấn đề này trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, vì nước ối vốn không có mùi.
Tuy nhiên, để không bị nhầm lẫn giữa hiện tượng són tiểu và chảy nước ối, mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hoặc đóng bỉm người lớn để quan sát trong khoảng vài phút. Nếu thấy dấu hiệu này vẫn tiếp diễn, màu sắc không thay đổi và cũng không có mùi lạ thì mẹ bầu có thể xác định đây là hiện tượng ối vỡ sớm.
Để chắc chắn hơn, mẹ bầu có thể dùng giấy quỳ để thử xem phản ứng, nếu giấy quỳ đổi sang màu xanh hoặc đen thì tốt nhất mẹ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng thai nhi. Trên thực tế, đã có nhiều mẹ bầu chủ quan, không phát hiện kịp thời, dẫn đến tình trạng cạn nước ối hay thai nhi bị ngạt, gây nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.
Bên cạnh đó, nếu nước ối chảy ra mà có màu xanh lá hoặc màu nâu thì rất có thể bé yêu đang có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng. Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tăm bông hoặc băng vệ sinh để thấm nước ối nhằm tránh gia tăng mức độ nhiễm trùng. Sau khi bị vỡ nước ối, các cơn co thắt sẽ bắt đầu và kéo dài trong vòng từ 12 - 24 giờ.
Mẹ bầu cần phân biệt hiện tượng vỡ ối non và rỉ ối hay són tiểu
Hiện tượng vỡ ối sớm có nguy hiểm không?
Túi ối là nơi để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, hiện tượng vỡ ối trong các trường hợp khác nhau, tùy vào từng thời kỳ, giai đoạn có thể gây ra những biến chứng và ảnh hưởng không giống nhau.
Thai nhi càng non tháng, mẹ bầu càng có nguy cơ kéo dài thời gian tiềm tàng, phần lớn các thai nhi trưởng thành sẽ có hiện tượng chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, có tới 50% trường hợp vỡ ối sau 37 tuần sẽ tự chuyển dạ sinh nở trong vòng 5 giờ.
Nếu vỡ ối ở tuần thứ 32 – 34 thì trung bình 4 ngày sau, mẹ bầu sẽ chuyển dạ và 93% trường hợp sẽ sinh trong vòng 1 tuần. Vấn đề vỡ ối có nguy hiểm không luôn được các mẹ bầu quan tâm khi chuẩn bị bước vào tháng cuối thai kỳ. Trên thực tế, vỡ ối có thể xảy ra bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi đâu nên khi thời điểm sinh con sắp tới gần thì các mẹ nên cẩn thận hơn nhé. Nếu hiện tượng ối vỡ non ở mẹ bầu kéo dài có thể:
- + Gây nhiễm khuẩn nước ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh.
- + Thiếu ối dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiểu sản phổi, biến dạng các chi, chèn ép dây rốn.
- + Rau bong non, có thể dẫn đến sảy thai hoặc hiện tượng thai nhi bị chết ở trong tử cung.
Nguyên nhân vỡ ối ở mẹ bầu
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng vỡ ối non ở mẹ bầu có thể là do các yếu tố cản trở sự điều chỉnh, xoay đầu của ngôi thai bao gồm:
- + Tình trạng ngôi thai bất thường: ngôi mông, ngôi ngang, ngôi đầu cao.
- + Khung chậu hẹp.
- + Nhau tiền đạo
- + Đa thai, đa ối.
Nguyên nhân của hiện tượng vỡ ối non còn do hở eo tử cung, viêm màng ối (thông thường do mẹ bầu bị nhiễm trùng âm hộ, âm đạo). Khi ối vỡ, tử cung sẽ kích thích chuyển dạ để đưa được bé ra ngoài.
Nếu thai nhi còn nhỏ, chưa đủ tuần tuổi, cho dù không có sự chuyển dạ xảy ra thì cũng vẫn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối, gây ra nhiễm trùng bào thai. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối thì em bé cũng sẽ không thể sống được. Do đó, mẹ cần hết sức cẩn thận để phòng tránh những dấu hiệu xấu như trên.
Vỡ ối non do các yếu tố cản trở sự điều chỉnh, xoay đầu của ngôi thai
Hiện tượng vỡ ối trước cơn chuyển dạ, phải làm sao?
Hiện tượng vỡ ối sớm ở mẹ bầu trong từng giai đoạn của thai kì sẽ có những cách xử trí khác nhau. Cụ thể:
- Thai nhi từ 22 – 31 tuần: Mẹ bầu nên cố gắng dưỡng thai
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ thực hiện việc tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi (Tiêm bắp bằng thuốc Betamethasone 12mg/ 24 giờ x 2 ngày hoặc Dexamethasone 6mg/ 12 giờ x 2 ngày).
Tuy nhiên, việc điều trị tích cực này có thể làm giảm cân nặng của thai nhi, giảm cả chu vi vòng đầu và chiều dài cơ thể. Bác sĩ có thể quản lý tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách: Cấy dịch ở cổ tử cung, âm đạo, hậu môn hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, còn làm giảm tỷ lệ chuyển dạ sớm. Do đó, mẹ bầu được khuyến cáo sử dụng phương pháp này trong trường hợp cần kéo dài thai kỳ khi ối bị vỡ non để kích thích trưởng thành, hoàn thiện chức năng phổi của thai nhi.
Hiện nay các nghiên cứu đều cho rằng đã sử dụng kháng sinh thì không dùng nên quá 7 ngày. Vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những giai đoạn thai kỳ này là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn làm tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành cho mẹ bầu và thai nhi và sử dụng thuốc giảm co để tránh hiện tượng chuyển dạ sớm.
- Đối với tuổi thai nhi từ 32 – 33 tuần tuổi
Các bác sĩ sẽ thăm khám để xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu tại thời điểm tiếp nhận. Cụ thể:
- + Theo dõi monitor của tim thai lúc nhập viện.
- + Xác định thai chậm phát triển trong tử cung.
- + Dùng corticoid trưởng thành phổi cho thai nhi.
- + Quản lý tình trạng nhiễm trùng.
- + Sử dụng thuốc giảm co bóp cho thai phụ và tiến hành cho khởi phát chuyển dạ khi có đủ bằng chứng về các dấu hiệu trưởng thành của phổi, nhiễm khuẩn và thai bị suy.
- Thai nhi từ tuần thứ 34 - 36
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu tại thời điểm tiếp nhận. Hầu hết các thai phụ sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ kể từ sau khi vỡ ối.
Mẹ bầu có thể chờ chuyển dạ sinh tự nhiên hoặc kích thích chuyển dạ tùy vào tình trạng nước ối, phôi thai và nhiễm khuẩn. Nếu có đủ bằng chứng thai nhi đã trưởng thành phổi thì cần chấm dứt thai kỳ ngay.
- Đối với thai nhi trên 37 tuần
Bác sĩ sẽ tiến hành chấm dứt thai kỳ, tùy thuộc vào tình trạng cổ tử cung, ngôi thai, tình trạng thai nhi có bị nhiễm trùng hay không. Nếu đã có những bằng chứng cho thấy thai nhi không đủ sức khỏe để chịu nổi cuộc chuyển dạ, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ “bắt con” để lấy thai ra.
Nếu có bằng chứng thai nhi bị nhiễm trùng trên lâm sàng và không có chống chỉ định cho đẻ đường âm đạo, khi đó bác sĩ sẽ cho kháng sinh và tiến hành khởi phát chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích chuyển dạ bằng cách truyền oxytocin. Ngược lại, nếu cổ tử cung không mở thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc làm chín muồi cổ tử cung.
Cần hết sức cẩn thận khi bị vỡ ối non, mẹ nhé!
Kết luận
Hiện tượng vỡ ối là một trong những dấu hiệu mà phụ nữ mang thai đặc biệt phải ghi nhớ, nhất là khi những ngày dự sinh đang đến gần. Đây còn là việc mà bất kì mẹ bầu nào cũng phải trải qua, không sớm thì muộn. Do đó, nếu luôn giữ được tâm thế thoải mái, tinh thần sẵn sàng, phấn chấn,... sẽ giúp cho mẹ bầu có một cuộc vượt cạn dễ dàng và thành công nhất.
Xem thêm:
Dư Ối Cần Làm Gì? Cách Khắc Phục Dư Nước Ối: Dư Ối Có Nên Uống Nhiều Nước
Nguồn tham khảo
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vo-oi-non-la-gi-va-gay-nguy-hiem-nhu-nao/
- https://eva.vn/ba-bau/dau-hieu-vo-oi-me-bau-nao-cung-can-biet-de-chuan-bi-don-con-yeu-c85a320475.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4160792/