Tình trạng mất ngủ, hay trằn trọc khó chịu, ngủ không sâu giấc, người mệt mỏi kéo dài vào sáng hôm sau là những nỗi khổ mà các mẹ bầu thường hay gặp phải vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Thế nhưng, các mẹ lại không biết rằng, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ cực kỳ bất lợi cho thai nhi, bé sinh ra sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình trạng này của mẹ. Vậy, đâu là biện pháp chữa trị phù hợp cho tình trạng này?
Nội dung
Nguyên nhân nào khiến cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối?
Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu lúc này đã có sự thay đổi rất lớn. Điều này khiến cho chu trình giấc ngủ của mẹ cũng thay đổi thay theo, nhất là với các chị em lần đầu tiên làm mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ, có thể kể đến như sau:
- Nga Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi cũng như chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ, lúc này cơ thể mẹ bầu đã có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tố và cả tâm sinh lý. Từ đó, gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học vốn có của mẹ, khiến mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ nhưng không sâu giấc.
Bà bầu mất ngủ trong 3 tháng cuối có thể do thay đổi nội tiết tố
- Nga Do tư thế nằm không thoải mái: 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà thai nhi tăng trưởng vượt bậc về kích thước, trong lượng, vòng bụng mẹ cũng to hơn. Thay vì thoải mái nằm nghiêng, nằm sấp hay nằm ngửa như trước đây thì bây giờ mẹ bầu chỉ cần xoay người thôi là đã thấy đau nhức khó chịu.
- Nga Do ảnh hưởng của thai nhi: Sự phát triển của kích thước em bé khiến dạ dày, bàng quang mẹ bầu bị chèn ép, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiểu nhiều về đêm, do đó gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
- Nga Ảnh hưởng của việc mang thai: Việc mang thai có thể gây ra các hiện tượng khó chịu như chuột rút nửa đêm, thiếu máu lên não gây ra tình trạng đau đầu, em bé hoạt động, quay đầu, đá mạnh vào bụng mẹ khiến cho mẹ khó ngủ.
- Nga Do tâm lý căng thẳng: Rối loạn tâm lý khiến mẹ bầu hay mê sảng, mệt mỏi căng thẳng, lo lắng trước khi sinh cũng là nguyên nhân gây ra những xáo trộn cho giấc ngủ của mẹ bầu.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối, thai nhi có sao không?
Cho dù bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thì thai nhi cũng vẫn ngủ bình thường. Bởi vì giấc ngủ của bé hoàn toàn độc lập với chu kỳ thức hay ngủ của người mẹ. Do đó, nhiều mẹ bầu vẫn chọn cách “sống chung với lũ” vì cho rằng mất ngủ không ảnh hưởng gì đến con.
Thế nhưng, mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng theo, từ đó tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu có thể khiến cho bé:
- Nga Chậm phát triển về trí não: Mẹ bầu thường xuyên thức khuya, đồng hồ sinh học bị rối loạn sẽ khiến cho các hormone thùy trước tuyến yên tăng trưởng nhanh. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của thai nhi. Nếu mẹ thường xuyên đi ngủ muộn, trẻ sinh ra sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển.
- Nga Trẻ bị thiếu chất, thiếu máu: Thời gian từ 23h – 3h sáng là thời điểm thai nhi tạo máu. Lúc này, gan là cơ quan trong cơ thể có mức năng lượng cao nhất, có khả năng làm sạch máu một cách tối đa. Do đó, nếu mẹ bầu không thể ngủ sâu trong khoảng thời gian này thì trẻ sinh ra sẽ dễ bị thiếu máu bẩm sinh, thiếu dưỡng chất để phát triển tốt.
- Nga Trẻ sinh ra hay quấy khóc, khó chịu: Tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé yêu, nếu mẹ thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu thì trẻ sinh ra cũng hay khóc, dằn dỗi, luôn tức giận và rất khó dỗ.
- Tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu có thể khiến cho bé bị ảnh hưởng
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối và những hệ lụy không ngờ
Mẹ bị mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến bé yêu mà còn tác động xấu đến sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ bầu. Từ đó, gây ra những hệ lụy như:
- Nga Mẹ bị thiếu tỉnh táo, kiệt sức: Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động bình thường, hiệu quả của các cơ quan chức năng.
- Việc mẹ bầu bị mất ngủ thường xuyên sẽ gây mất tập trung, người uể oải, thiếu tỉnh táo, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi đang lái xe. Đặc biệt, mẹ bầu còn dễ kiệt sức, vấp ngã, thậm chí là ngất xỉu. Lúc này, sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự an toàn của thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai, sinh non.
- Nga Mất ngủ gây tình trạng khó sinh: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày trong những tháng cuối thai kỳ sẽ khiến cho mẹ bị khó sinh, buộc phải sinh mổ. Hơn nữa, quá trình sinh nở của mẹ cũng diễn ra lâu hơn bình thường. Do đó, càng vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho quá trình chuẩn bị vượt cạn.
Cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Muốn con khỏe mạnh, mẹ bầu nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh tình trạng thức đêm ngủ ban ngày. Đặc biệt, nên dành khoảng từ 30 phút để ngủ trưa. Đồng thời, để có giấc ngủ ngon, sâu trở lại, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Uống ít nước hơn vào buổi tối
Nga Uống nhiều nước vào ban ngày rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu mẹ bầu uống nhiều nước vào buổi tối thì sẽ khiến mẹ phải thường xuyên đi tiểu đêm. Vào những tháng cuối của thai kỳ, bàng quang sẽ bị chèn ép nghiêm trọng nên không thể chứa được nước tiểu, nếu mẹ bầu cố tình nhịn tiểu thì sẽ rất nguy hiểm.
Nga Ngược lại, nếu đi tiểu nhiều lần thì sẽ khiến mẹ phải thức giấc, rất khó ngủ lại. Nếu lặp lại nhiều lần tình trạng này có thể gây ra chứng mất ngủ kéo dài triền miên. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế uống nước sau 8 giờ tối để không phải trở dậy đi tiểu vào ban đêm, gây mất ngủ.
Nằm nghiêng người về bên trái
Nga Để dễ dàng chìm vào giấc ngủ, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng người về phía bên trái, chân phải co lại còn chân trái thì duỗi ra. Để cho thoải mái hơn, mẹ nên đặt một chiếc gối ôm ở phía trước chân mình cho thoải mái. Đồng thời, hãy chèn thêm một chiếc gối mềm và mỏng ở bên bụng.
Nằm nghiêng người về bên trái giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn
Nga Ngoài ra, việc nghiêng người về bên trái còn giúp cho máu dễ lưu thông đến dạ con, tim, thận và bào thai. Từ đó, giúp cho bé con cử động được thoải mái, mẹ cũng ít bị tình trạng sưng phù mắt cá chân và tay.
Nga Đồng thời, việc kê cao thêm gối cũng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm bớt được tình trạng khó tiêu, chướng bụng, tức ngực, đầy hơi, đau bụng,... để cho bà bầu có giấc ngủ ngon.
Tắt hết các thiết bị điện tử
Nga Khi gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, mẹ bầu nên bỏ thói quen xem tivi, lướt web bằng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Tốt nhất là mẹ nên tắt hết các thiết bị này hoàn toàn trước 8 giờ tối.
Nga Mặt khác, điện thoại còn phát ra bức xạ điện tử, tivi lại có tia cực tím nên rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và “làm phiền” giấc ngủ của mẹ. Xem tivi, điện thoại, dùng máy tính,... ở trên giường trước khi đi ngủ tuy có thể khiến cho mẹ bầu dễ cảm thấy buồn ngủ nhưng cũng khiến cho cơn buồn ngủ nhanh “biến mất”, làm mẹ tỉnh táo cực kỳ.
Massage, thư giãn và ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ
Nga Ngâm chân với nước ấm hoặc thực hiện massage trước khi đi ngủ có thể giúp khắc phục chứng chuột rút, cải thiện lưu thông máu đồng thời giúp cho giấc ngủ của cả mẹ và bé sâu hơn. Mẹ bầu có thể ngâm chân bằng nước ấm cùng với các thảo dược như: gừng, chanh, bạc hà, muối, trà xanh, sả,...
Bà bầu ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn
Nga Các thành phần có trong nước ngâm chân sẽ kích thích các điểm mút thần kinh, nếu được kết hợp với việc massage, xoa bóp nhẹ nhàng thì sẽ kích thích hiệu quả các huyệt vị ở chân của mẹ bầu. Từ đó, giúp điều hòa khí huyết, cân bằng, thư giãn cơ thể và giúp cải thiện giấc ngủ.
Những thói quen tốt giúp hạn chế tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Để có giấc ngủ ngon và sâu hơn, mẹ bầu nên xây dựng cho mình các thói quen sau:
- Nga Cần đi ngủ vào 1 giờ cố định để tạo nhịp đồng hồ sinh học ổn định, khung giờ vàng để ngủ cho mẹ bầu tốt nhất là từ 9h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
- Nga Vận động nhẹ nhàng hoặc massage trước khi đi ngủ để giúp cho máu lưu thông, dậy sớm đi bộ thư giãn hoặc đi dạo quanh nhà để hít thở không khí, từ đó xua tan mệt mỏi.
- Nga Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ trước khi đi ngủ, tránh làm việc nặng, căng thẳng mệt mỏi trước khi ngủ.
- Nga Bổ sung vào thực đơn những món dễ tiêu hóa như: chuối, sữa, hạt sen, quả anh đào, dưa bở, khoai lang, khoai tây, cá hồi, cá basa,... vào bữa ăn hàng ngày giúp dễ ngủ hơn. Hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng để tránh tình trạng ợ nóng, táo bón, không nên ăn tối quá no.
- Nga Mặc đồ ngủ thoải mái, tốt nhất nên chọn những chất liệu vải từ cotton để thoáng khí giúp cơ thể thư giãn, thoáng khí, dễ chịu và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
Chế độ ăn uống phòng tránh mất ngủ cho bà bầu
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cụ thể về nguyên nhân và biện pháp hạn chế tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối, từ đó giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. Nếu tình trạng mất ngủ khó chịu này vẫn ngày một trầm trọng hơn, các mẹ bầu nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để thăm khám để có biện pháp điều trị sao cho phù hợp.
Xem thêm: Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu, Phải Làm Sao?
Nguồn tham khảo:
- https://www.thuocdantoc.org/ba-bau-mat-ngu-3-thang-cuoi.html
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cai-thien-chung-mat-ngu-o-ba-bau/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323475.php#what-causes-insomnia-in-early-pregnancy