Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu, Phải Làm Sao?

28 thg 11 2019 09:11

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu là điều bình thường nhưng cũng như khá phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ bầu. Nhiều bà bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu và lo sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ là gì và mẹ bầu phải làm sao để chấm dứt tình trạng này? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu trong thai kỳ

Nga Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm trạng lo âu, căng thẳng: 

  •  Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các hormone thai kỳ (hay còn gọi là progesterone) khiến cho tâm trạng người mẹ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ sẽ dễ cảm thấy lo âu, bực bội hay nóng giận vì những chuyện dù là nhỏ nhặt. 
  •  Ngoài ra, những lo lắng thường trực về sự phát triển của con, những kế hoạch của mẹ sau khi sinh con, các mối quan hệ gia đình Nga xã hội chồng chéo, phức tạp cũng có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý của mẹ bầu, từ đó dẫn đến căng thẳng và gây ra chứng mất ngủ cho bà bầu.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm trạng lo âu, căng thẳng

Nga Mẹ bầu gặp phải vấn đề về tiêu hóa: Trong suốt thai kỳ, việc thai nhi ngày càng phát triển to dần khiến dạ dày bị chèn ép, đồng thời thức ăn bị đẩy ngược lên trên thực quản. Thêm nữa, hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng hoạt động kém hơn trong thời gian thai kỳ dẫn đến tình trạng thức ăn không tiêu được mà bị ứ đọng tại dạ dày lâu ngày, gây ra các triệu chứng như: khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón.

Nga Mẹ gặp vấn đề về hô hấp: Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, việc thay đổi hormone khiến cho hơi thở của người mẹ trở nên chậm và sâu hơn, dẫn đến cảm giác hít thở cũng trở nên khó khăn. 

Trong những giai đoạn sau, khi dạ con đã xâm lấn và chèn ép lên và cản trở hoạt động của cơ hoành, khiến cho thai phụ càng cảm thấy khó thở hơn. Hàm lượng carbon dioxide trong máu giảm thấp xuống khiến cho mẹ bầu cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày, trong đó có giấc ngủ.

Nga Thai nhi đang phát triển ngày một lớn: Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu ngày càng lớn khiến cho người mẹ khó mà tìm được tư thế ngủ thoải mái mà vẫn giữ được an toàn cho trẻ, do đó dẫn đến chứng mất ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái vì đây là tư thế phù hợp nhất. 

Nga Nhịp tim tăng nhanh trong 3 tháng đầu: Trong suốt quá trình mang thai, tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để bơm máu tới dạ con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở thai phụ.

Nhịp tim tăng nhanh khiến mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu

Nga Thường xuyên tiểu đêm và hàm lượng urê tăng: 

  •  Trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, thận phải làm việc nhiều hơn từ 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến tình trạng hàm lượng urê trong cơ thể tăng cao và bàng quang của mẹ cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. 
  •  Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn hơn sẽ chèn ép bàng quang, gây khó chịu và mẹ buộc phải tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ở những phụ nữ mang thai.

Nga Ốm nghén gây mất ngủ: Những tháng đầu tiên mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều xuất hiện triệu chứng ốm nghén khó chịu như: mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn,... Việc cơ thể luôn cảm thấy không thoải mái cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị mất ngủ.

Nga Chuột rút và đau lưng khiến mẹ bầu mất ngủ: 

  •  Chuột rút ở đùi, bắp chân thường xuất hiện đột ngột rồi chuyển hóa thành những cơn đau dai dẳng khi mang thai khiến cho giấc ngủ ban đêm của mẹ bầu bị gián đoạn. Hiện tượng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu và cả những tháng cuối thai kỳ. 
  •  Một nguyên nhân khác cũng dễ gây ra tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu là do bụng ngày càng lớn, chân và lưng của mẹ bầu sẽ phải chịu sức nặng của cơ thể lớn hơn, dẫn đến tình trạng đau lưng trong 3 tháng đầu khi mang thai.

Chuột rút và đau lưng khiến mẹ bầu mất ngủ trong 3 tháng đầu

Nga Mất ngủ do thiếu vitamin B: Cơ thể mẹ bầu thiếu vitamin B trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc ở trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm hàm lượng vitamin B cho cơ thể. Tuy nhiên mẹ lưu ý nên uống vào sáng sớm, tránh uống vào buổi tối trong các trường hợp bổ sung bằng viên uống.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu, phải làm sao?

Khi gặp khó khăn trong việc dỗ giấc ngủ cho bản thân, mẹ bầu có thể cân nhắc và làm theo một số gợi ý sau đây để phòng tránh tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu:

  • Nga Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ: Nếu giấc ngủ của mẹ bầu bị xáo trộn do phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh trong đêm, mẹ hãy hạn chế uống quá nhiều nước ngay trước lúc lên giường nhé. Thay vào đó, hãy tăng cường uống nước vào ban ngày và giảm vào ban đêm. Biện pháp này cũng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, đồng thời làm giảm tình trạng chuột rút ở chân tốt hơn.
  • Nga Hạn chế lượng caffein hấp thụ vào cơ thể: Những thức uống phổ biến như trà, cà phê, ca cao,... đều có chứa một hàm lượng đáng kể chất caffeine. Việc tiêu thụ một trong những loại thức uống này vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu thức giấc “chong chong” cả đêm.
  • Nga Có chế độ ăn uống cân bằng: Mẹ bầu nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân bằng giữa trái cây tươi và rau xanh, chất protein, chất béo tốt và các thực phẩm giàu vitamin B. Tình trạng thiếu vitamin B6 cũng có thể khiến cho mẹ bầu mất ngủ. Do đó, hãy cân nhắc bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin B6 cho mẹ bầu như: thịt bò, bông cải xanh, ớt chuông, măng tây,… nhé.
  • Nga Tắm nước ấm chữa mất ngủ: Mẹ bầu tắm nước ấm trước khi ngủ sẽ hỗ trợ thư giãn cơ bắp sau 1 ngày dài hoạt động vô cùng mỏi mệt. Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể ngủ ngon hơn khi các cơn đau nhức mỏi ở cơ bắp đã được làm vơi bớt phần nào sau khi tắm nước ấm.
  • Nga Dùng đến gối để kê chân: Mẹ bầu nên đặt thêm một chiếc gối vào giữa hai đầu gối cũng như phía kế bên bụng để có được một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ có thể đầu tư một khoản tiền nho nhỏ để sắm cho mình một chiếc gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu (khoảng trên dưới 500K). Đây là sản phẩm được thiết kế vô cùng đặc biệt, nhằm hỗ trợ cho chị em phụ nữ mang thai trong việc nghỉ ngơi thoải mái hơn.
  • Nga Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu là tập thể dục đều đặn: Các mẹ bầu hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Mẹ có thể đi bộ, thiền hoặc tập yoga. Việc vận động cơ thể thường xuyên sẽ giúp giải phóng các hormone có lợi, đồng thời giảm căng thẳng và bớt khó chịu, từ đó giúp cho mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.

Các mẹ bầu hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục

  • Nga Tắt hết các thiết bị điện tử: Thiết bị điện tử và cả sóng điện từ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trí của chúng ta bằng cách làm căng thẳng và gây gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, mẹ bầu hãy cố gắng không sử điện thoại, tắt hết laptop, máy tính bảng hoặc tắt nguồn cục phát Wifi ít nhất trong vòng một giờ trước khi đi ngủ.
  • Nga Làm gì đó nếu như mẹ không thể ngủ: Nếu mẹ bầu đã cố gắng vẫn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và thử đọc một cuốn sách, nghe 1 bản nhạc hoặc làm bất cứ điều gì khác để có khả năng khiến cho năng lượng cạn dần. Ngoài ra, các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc tập thở khi mang thai 3 tháng đầu cũng sẽ giúp cho cơn buồn ngủ đến với mẹ bầu nhanh hơn đấy.
  • Nga Ngủ vào bất kỳ thời điểm nào: Mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt vào ban ngày hay bất cứ khi nào có thể. Việc đi ngủ quá sớm vào buổi tối hoặc cố tình “ngủ nướng” vào buổi sáng cũng là một ý tưởng khá hay bởi sẽ giúp cho mẹ bầu có thêm thời gian nghỉ ngơi, bù lại thời gian mất ngủ vào buổi tối trước đó.
  • Nga Tạo ra không gian ngủ phù hợp: Vào ban đêm, mẹ hãy tạo điều kiện thư giãn cho tâm trí dễ dàng đi vào giấc ngủ bằng cách bật điều hòa trước khi ngủ khoảng 10 phút để phòng ngủ được mát mẻ. Có thể kéo rèm hoặc đóng kín cửa sổ lại sẽ giúp tạo thêm sự yên tĩnh cho không gian ngủ.

Nga Hãy uống trà thảo mộc để dễ ngủ hơn: Mẹ bầu có thể thử các loại trà như:

  • Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa được gọi là apigenin, có khả năng giúp bà bầu nhanh đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc còn có thể giúp mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn.

Mẹ bầu hãy uống trà thảo mộc để dễ ngủ hơn

  • Trà hoa oải hương: Từ lâu, tác dụng thư giãn của loài hoa oải hương đã được nhiều người biết đến. Mặt khác, việc uống trà hoa oải hương cũng có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ do quá lo lắng.
  • Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh hay còn gọi là trà lá tía tô đất có tác dụng làm dịu căng thẳng và giúp giảm bớt sự cáu kỉnh, xua tan lo lắng, cho mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Kết luận

Tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu khiến nhiều chị em bị suy nhược cơ thể, thai nhi chậm tăng cân. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để cải thiện giấc ngủ của mình trong suốt thai kỳ.

Xem thêm: Vì Sao Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối, Giữa Cách Chữa Trị?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng?

02 thg 12 2024 20:32

Gối chống trào ngược cho bé bao nhiêu tháng? Lựa chọn gối chống trào ngược phù hợp với độ tuổi của trẻ…
Đọc tiếp
Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

Từ A – Z những tác dụng của đai nâng bụng bầu

02 thg 12 2024 17:01

Tìm hiểu trọn bộ tác dụng của đai nâng bụng bầu. Giải đáp lý do tại sao nhiều mẹ bầu lựa chọn dùng đai nâng đỡ trong giai đoạn mang thai…
Đọc tiếp
Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu

27 thg 11 2024 21:54

Hướng dẫn cách sử dụng đai nâng bụng bầu an toàn và hợp lý. Những lưu ý bạn cần biết khi dùng đai nâng đỡ bụng bầu…
Đọc tiếp
Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn đáng mua nhất!

26 thg 11 2024 21:58

Dầu gội cho mẹ bầu nào an toàn và lành tính? Lựa chọn dòng dầu gội thảo mộc Zcare tốt cho mẹ, an toàn cho bé và chăm sóc tóc tốt nhất!
Đọc tiếp
Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp