Dư ối là một trong những vấn đề thai kỳ mà các mẹ bầu cần phải lưu tâm. Bởi việc lượng ối bị dư ra có thể dẫn tới nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ. Vậy khi bị tình trạng này, phụ nữ mang thai nên làm gì?
Nội dung
Dư ối có nguy hiểm không?
Khi người phụ nữ mang thai, tử cung sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ lấy thai nhi để tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Dù bé vẫn đang thành hình nhưng thai nhi vẫn có thể phát triển từ nguồn thức ăn từ cơ thể mẹ thông qua một lớp màng gọi là nước ối.
Nhờ có nước ối làm môi trường sống này, bé sẽ sinh trưởng ổn định và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, lượng nước ối trong tử cung của mẹ không phải lúc nào cũng ở mức vừa phải khoảng 1,13 lít mà có những trường hợp, mẹ bị dư nước ối hay đa ối.
Trong tình huống dư ối này, liệu nó có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Hay bà bầu nhiều nước ối có sao không? Điều này là còn phụ thuộc vào lượng nước ối mà mẹ có. Nếu mẹ có đủ nước ối thì chắc chắn rằng bé cũng sẽ khỏe mạnh và phát triển bình thường. Còn khi mẹ có quá nhiều nước ối trong tử cung, những biến chứng của thai kỳ có thể xảy ra không chỉ khiến mẹ chịu nhiều hiểm nguy mà còn có thể gây nên tình trạng dị tật cho thai nhi.
Cụ thể như mẹ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ cao do chuyển dạ sớm dù chưa đủ 32 tuần. Điều này có thể khiến cho em bé ra đời trong tình trạng sinh non cùng nhiều biến chứng có thể gặp khác như mất máu, sức khỏe của bé sẽ yếu hơn. Hoặc mẹ có thể gặp phải nguy cơ cao bị bong nhau thai, bộ phận nhau thai này vì dư ối nên có thể bị bong một phần hay bong hoàn toàn khiến bé có thể bị chết lưu trước khi kịp ra đời.
Không chỉ có hai hậu quả nghiêm trọng trên mà hiện tượng dư ối còn có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm dù chưa có biểu hiện chuyển dạ. Và tình trạng vỡ ối có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Lúc này các bác sĩ thường sẽ cho mẹ bầu kích thích chuyển dạ bằng phương pháp giục sinh để tiến hành đưa em bé ra ngoài.
Ngoài ra, hiện tượng dư thừa nước ối còn có thể khiến mẹ rơi vào tình cảnh thai chết lưu, mẹ bị băng huyết sau khi sinh em bé hay vị trí của ngôi thai bị lệch đi khiến mẹ phải sinh mổ chứ không thể sinh thường để có thể bảo toàn tính mạng cho cả hai mẹ con.
Cách làm giảm nước ối
Bạn có thể thấy tình trạng dư ối cũng nguy hiểm không kém những bệnh lý thông thường khác. Với các phụ nữ mang thai rơi vào trường hợp này thường sẽ lo lắng không biết dư ối cần làm gì hay điều trị dư ối như thế nào thì hiệu quả. Thông thường, các bà bầu biết bản thân bị dư ối khi dựa vào những dấu hiệu thường thấy như kích cỡ bụng hay to hơn, nhẹ, có cảm giác căng cứng khó chịu và hay bị khó thở…
Tuy nhiên đây chỉ là phỏng đoán và có thể chưa chắc chắn nên khi thấy những dấu hiệu như thế thì bạn phải đi khám bác sĩ ngay để khẳng định lại kết quả, kịp thời có được cách thức chữa trị và hồi phục hiệu quả.
Bên cạnh việc xem xét các biểu hiện ở ngoài cơ thể, họ còn kiểm tra các bộ phận trong cơ thể, nhất là những cơ quan sinh sản. Từ đó, mới đảm bảo được phán đoán tình trạng dư ối là đúng hay sai. Khi đã khẳng định được, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định phương pháp giảm bớt lượng nước ối chẳng hạn như uống thuốc có tác dụng lợi tiểu để đưa nước ối qua hệ bài tiết.
Mẹ bầu bị dư ối nên kê gối cao hơn khi ngủ
Hoặc bạn sẽ được các bác sĩ cho thực hiện rút bớt nước ối tuy nhiên cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro khá cao, đặc biệt là mẹ có thể bị nhiễm trùng, chuyển dạ sớm. Vì thế, với phương pháp này, các bác sĩ phải là người có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Đôi khi, có một số bà bầu bị dư ối nhưng lại không biết nguyên nhân gây nên là do đâu dù đã đi khám và có dấu hiệu chuyển biến tốt sau một thời gian.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy nên khi phát hiện dư ối là mẹ phải có sự chuẩn bị và thực hiện các biện pháp an toàn kịp thời để bé không gặp nguy hiểm. Cũng sẽ có trường hợp mẹ sẽ được cho sinh sớm nếu bác sĩ thấy phù hợp và mẹ đang bị dư ối, thai nhi có dấu hiệu bất thường.
Ngoài những cách đi khám, rút ối, sử dụng thuốc, bản thân người mẹ cũng cần chú ý trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hằng ngày vì nó có thể tác động trực tiếp đến hiện tượng này.
Khi đó, mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, chia thành nhiều bữa ăn với lượng nhỏ, khi mới ăn xong thì nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà một chút chứ không nên nằm xuống ngay, không nên ăn các loại thực phẩm có hại như chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, trước giờ đi ngủ thì cũng không nên ăn thêm đồ ăn và khi ngủ thì nên kê thêm gối.
Dư ối có nên uống nhiều nước không?
Nước ối là môi trường sống bao quanh thai nhi và nằm ở trong tử cung dưới dạng chất lỏng. Bình thường, các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng vẫn thường khuyên các mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ lượng nước hằng ngày để bổ sung đủ nước ối cho thai nhi.
Nhưng với trường hợp mẹ bị dư ối thì phương pháp này sẽ trở nên có hại cho cả mẹ và bé. Bởi càng uống nhiều nước thì càng có nhiều chất lỏng vào cơ thể làm tăng lượng nước ối xung quanh thai nhi và dễ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Cho nên, khi phụ nữ mang thai thì nên tránh uống quá nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là mẹ bầu bị nước ối nhiều thì lại càng phải điều chỉnh lại lượng nước cần cung cấp cho cơ thể. Mặc dù nói không nên uống nhiều nước nhưng không vì thế mà mẹ có thể bỏ việc uống nước bởi cơ thể mà thiếu nước thì lượng nước ối dành cho thai nhi có thể bị hao hụt nghiêm trọng gây nên hiện tượng thiếu ối hay cạn ối và hậu quả mà nó mang lại đôi khi lại còn nguy hiểm hơn tình trạng dư ối.
Bên cạnh việc điều chỉnh nước uống mỗi ngày, bạn cũng cần phải xem xét tới lượng nước có trong nhiều loại thực phẩm, nhất là một số loại rau hay trái cây. Với các loại rau cải, cam, bưởi, dưa hấu cùng một số loại hoa quả rau củ mọng nước khác, mẹ bầu cần hạn chế dùng chúng. Hơn nữa, trong quá trình chế biến món ăn, bà bầu cũng cần chú ý tới cách chế biến.
Mẹ bầu chỉ nên uống 1,5 lít nước mỗi ngày thay vì 2 lít như trước đây
Trong các cách luộc, xào, nấu canh thì mẹ nên luộc rau củ và dùng, còn với các món xào hay nấu canh thì nên giảm bớt bởi các món xào thường chứa nhiều dầu mỡ, món canh thì chứa nhiều nước đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, làm tăng lượng nước ối. Ngoài ra, mẹ cũng không nên nêm món ăn mặn nhiều vì muối về bản chất là chất giữ nước nên có thể ngăn cản đào thải bớt nước ối của cơ thể.
Do đó, mẹ chỉ nên nấu nhạt tất cả các món. Song song với những lưu ý trong việc thay đổi cách ăn, cách chế biến, mẹ phải đảm bảo đưa được 1,5 lít nước vào cơ thể mỗi ngày cộng với việc ăn nhiều rau củ quả (trừ các loại mọng nước) để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Bà bầu dư ối nên ăn gì?
Vì khi bị dư ối, mẹ sẽ cần phải chú ý và kiêng cữ nhiều thứ để kiểm soát lượng nước ối sao cho nó luôn ở mức ổn định, không bị tăng lên quá nhiều. Tuy nhiên, kiêng cữ như thế nào mới đúng và những loại thức ăn nào thì mẹ có thể ăn là những vấn đề mà các mẹ luôn quan tâm. Bởi nếu không thực hiện đúng thì nước ối vẫn sẽ tăng lên đến mức không thể khống chế và có khả năng cao gây nên hiện tượng vỡ ối vô cùng nguy hiểm cũng như các biến chứng nguy hiểm khác.
Chính vì thế, cùng với việc giảm bớt lượng nước cung cấp cho cơ thể, phụ nữ mang thai bị dư ối cần phải:
- Ăn những món giàu protein trong từng bữa ăn để cơ thể không bị thiếu hụt lượng đạm cần thiết. Protein không những giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn là để bổ sung dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Để có được nguồn đạm dồi dào, mẹ nên dùng các món được chế biến từ hải sản, thịt từ nhiều loại động vật như thịt gà, heo, bò…
- Các mẹ bầu đều biết rằng nước là thứ cần phải được hạn chế nạp cho cơ thể nên mẹ cũng cần tìm hiểu hàm lượng nước có trong từng loại rau củ trước khi quyết định sử dụng vì thường loại thực phẩm này có chứa nước và tùy từng món rau mà lượng nước bên trong có thể nhiều hay ít. Thêm vào đó, mẹ không nên nấu canh hay súp thường xuyên mà thay vào đó nên luộc chúng.
Các món canh rau cần được hạn chế nấu để cơ thể không nạp quá nhiều nước
- Trái cây cũng tương tự như vậy. Có không ít các loại hoa quả có hàm lượng nước khá cao như cam, bưởi, dưa hấu… Nên mẹ nên tránh ăn nhiều những loại quả này và nên dùng nhiều những loại quả chứa ít nước hơn như táo, lê, chuối, đu đủ… Cách làm này vừa sẽ giúp mẹ hạn chế lượng nước bổ sung vào cơ thể vừa làm cho cơ thể của mẹ và bé không phải rơi vào tình trạng thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Kết luận
Tuy hiện tượng dư ối rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng phát triển của thai nhi nếu không được phát hiện sớm nhưng tình trạng này không phải là không có cách giải quyết. Việc bạn cần làm chính là xây dựng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý, khoa học. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát được lượng nước ối và trải qua được thời kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Nước Ối Đục Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Làm Thế Nào Để Khắc Phục?
Nguồn tham khảo
- https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/du-nuoc-oi-co-nen-uong-nhieu-nuoc
- http://beyeume.vn/du-oi-co-nguy-hiem-khong/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323232.php