Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng bởi mỗi hoạt động như ngồi, đi, đứng, nằm đều liên quan, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các mẹ cần chú ý tư thế sao cho đúng chuẩn, vừa giúp mẹ hạn chế được tình trạng đau lưng, xương khớp thai kì, vừa tốt cho sức khỏe của em bé trong bụng. Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ nên ghi nhớ.

1. Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đang dần được hình thành và phát triển các bộ phận. Vì thế, mọi tiếng động, mọi sinh hoạt từ đi, đứng, nằm, ngồi, người mẹ đều phải vô cùng chú ý. Thậm chí, có những cặp vợ chồng khó có con, có con khó giữ thường phải nằm một chỗ, ngồi một chỗ. Vậy, tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu là những tư thế như thế nào?

  • Tư thế ngồi ghế

- Ghế sofa: Ghế sofa được thiết kế với bề mặt có kích thước rộng, êm, có điểm tựa lưng nên bà bầu ngồi sẽ cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, bà bầu khi ngồi xuống nên chống một tay xuống ghế rồi mới ngồi. Nên có một chiếc gối để kê lưng cho thoải mái. Do ghế sofa có kích thước từ mép ngoài cùng đến mép trong cùng hơi rộng nên một số bà bầu chỉ thích ngồi ngay bên ngoài mép. Tuy nhiên, việc này có thể gây mỏi lưng, dễ ngã. Nên ngồi sát vào trong sẽ chắc chắn hơn. 

Tư thế ngồi trên ghế của mẹ bầu chỉ sai một chút cũng ảnh hưởng đến mẹ và con

- Ghế tựa: Với những chiếc ghế có tựa thì cũng tùy từng chất liệu mà bạn sẽ cần có kĩ năng ngồi xuống phù hợp. Ví dụ, đối với ghế nhựa nhẹ, không nên bám vào thành ghế hay khung tay cầm của ghế vì nó có thể khiến bà bầu ngã nhào. Nhưng với ghế sắt nặng hơn thì bạn có thể vịn vào khung tay cầm của ghế và ngồi xuống từ từ. 

- Ghế không tựa: Nếu bà bầu ngồi những chiếc ghế không có điểm tựa, hãy bám tay vào mặt ghế rồi ngồi xuống từ từ, hai chân song song với mặt đất và lưng thẳng hoặc hơi ngả về phía trước một chút. 

  • Tư thế ngồi trên xe máy

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không được khuyến khích đi xe máy vì dễ gây động thai dẫn tới sảy, đặc biệt là những mẹ có tiền sử sảy thai, cổ tử cung thấp, hay gặp một số vấn đề về cơ quan sinh sản khó có em bé. Tuy nhiên, nếu mẹ khám thai sức khỏe bình thường, em bé đã có tim thai và nằm hoàn toàn trong tử cung thì mẹ vẫn có thể đi xe máy được. Nên chú ý đi chậm và tránh những chỗ ổ gà, đường xóc. Đặc biệt, về tư thế ngồi nên ngồi thẳng và ngồi chắc chắn, hai chân để lên hai bàn đạp, một bên là chân phanh, một bên là chân điều khiển số của xe để có thể xử lý linh hoạt trong mọi tình huống bất ngờ. Gương, đèn, còi trang bị đầy đủ. 

Nếu mẹ bầu ngồi ở sau xe máy thì nên ngồi hai chân cho sang một bên, tay ôm vào eo người lái. Hoặc nếu dạng hai chân ngồi như tư thế bình thường thì hơi khép đùi lại, bám chắc vào người lái, lưng thẳng, hai chân để đúng xuống chỗ để chân cho người ngồi sau.

  • Tư thế ngồi trên ô tô

- Với ô tô con: Khi lái ô tô con, các mẹ nên ngồi thẳng lưng, hai chân để đúng vào vị trí phanh và số (với xe số) hoặc để song song với mặt đất tạo thành 1 góc 90 độ nếu là xe tự động. Thắt dây an toàn nên để qua ngực và bụng để tránh tình huống bất ngờ phanh gấp cũng không gây tác động lớn tới thai nhi và bản thân người lái. Nếu mẹ không lái ô tô mà ngồi thì có thể ngồi ở vị trí nào cũng được. Khi ngồi nên thắt dây an toàn, có một chiếc gối lót ở sau lưng để tạo độ êm ái, tay để xuống ghế bám lấy ở những khúc cua hoặc bám lấy ghế trước nếu xe bỗng phanh gấp.

- Với ô tô khách, xe bus: Đây là những phương tiện công cộng nên không có dây an toàn cho mẹ bầu. Vì thế, ngoài việc phải ngồi yên ở vị trí của mình, lưng thẳng, chân hơi dạng ra một chút để tạo thế vững thì mẹ bầu cũng nên bám vào thành ghế của ghế ngồi trước mình nhé.

  • Tư thế ngồi dưới sàn nhà

Khi mẹ bầu muốn ngồi xuống sàn nhà để ăn cơm, chơi với con ... thì việc đầu tiên là mẹ nên hạ thấp người từ từ, quỳ gối, chống tay rồi đặt mông xuống. Sau đó, ngồi khoanh chân hoặc chân tạo thành một vòng tròn hở. Ở giai đoạn đầu khi mang thai thì không cần dang rộng chân. Lưng thẳng chứ không nên ngồi gập. Tuyệt đối không nên ngồi xổm các mẹ nhé. 

  • Tư thế ngồi ở giường

Khi muốn ngồi lên giường, các mẹ bầu 3 tháng không nên ngồi mấp mé ở mép giường mà nên ngồi hẳn lên trên giường, có kê những chiếc gối êm nâng đỡ cho thắt lưng, của bạn. Bởi theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.  Cách ngồi ở giường: Đầu tiên, bạn xếp gối xuống đầu giường, sau đó , đặt mông ngồi xuống và từ từ đẩy mông vào trong, kết hợp chống tay để di chuyển dễ dàng hơn. Ngồi dựa lưng vào gối, chân duỗi thẳng, không nên vắt chéo.

Tư thế ngồi trên giường của bà bầu đúng cách

  • Tư thế ngồi khi đi vệ sinh

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, như đã nói là các mẹ không nên ngồi xổm. Do đó, nên đi vệ sinh ở bồn cầu tự hoại chứ không nên ngồi bồn cầu bệt. Khi ngồi vệ sinh, chân thẳng song song với mặt đất, lưng thẳng, tựa vào nắp bồn cầu. Nhớ vệ sinh thường xuyên cho bồn cầu các mẹ nhé.

  • Tư thế ngồi làm việc

Khi ngồi làm việc ở văn phòng công ty, do phải ngồi 8 tiếng/ngày nên mẹ bầu hãy chọn một bộ bàn ghế phù hợp với mình. Như vậy, các bạn làm việc sẽ thấy thoải mái hơn. Khi ngồi ghế, chân hạ xuống đất và có thể đứng một cách chắc chắn, lưng thẳng, tay song song mặt đất, mắt cách máy tính ít nhất 20 cm. 

Không nên bắt chéo chân khi ngồi vì dễ gây mất trọng tâm khiến bạn có thể bị ngã, máu lưu thông kém, suy giãn tĩnh mạch, phù chân. Mẹ cũng không lên cho cả 2 chân lên ghế vì tăng áp lực lên cột sống lưng.

Cách ngồi: Tay chống lên tay vịn của ghế, từ từ ngồi xuống mép ghế và ngồi dần vào ghế. 

  • Tư thế tập yoga

Khi luyện tập các bài yoga, mẹ bầu hãy hỏi ý kiến huấn luyện viên những động tác nào phù hợp với bạn trong 3 tháng đầu nhé. Đây là thời điểm khá nhạy cảm nên mọi tư thế đều cần phải hết sức cẩn thận. Đặc biệt mẹ không nên tập tư thế yoga ngồi gập người về phía trước bởi tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.

  • Tư thế ngồi thiền

Mẹ bầu ngồi thiền giúp thư giãn đầu óc, cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái hơn. Mẹ ngồi khoanh hai chân, chân trái đặt lên đùi chân phải, hai tay để thả lỏng xuống 2 đùi. Sau đó điều chỉnh lưng cho thẳng, mắt nhìn thẳng. Hít vào phình bụng, thở ra xẹp bụng, hít đằng mũi, thở đằng miệng. Mẹ có thể thực hiện ngồi thiền ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và thiền trong suốt thai kỳ. Nó không chỉ có ích cho mẹ mà còn tăng cường oxy đến thai nhi, giúp thai nhi được hưởng tâm trạng tốt của mẹ bầu, sinh ra em bé cũng có tính tình hòa nhã, không cáu gắt.

Tư thế ngồi thiền cho bà bầu

2. Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng giữa

Vào thời điểm thai nhi phát triển đến tháng thứ 5, thứ 6 và thứ 7 thì việc đi lại cũng không còn quá gây áp lực cho người mẹ nữa. Bạn có thể đi du lịch nếu có đủ sức khỏe và địa điểm không quá xa. So với tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu thì 3 tháng giữa, bà bầu chỉ cần lưu ý thêm một số điểm sau là được:

- Mọi tư thế ngồi đều cần thực hiện chậm rãi, từ từ hơn. Khi ngồi ghế nên ngồi ở những chiếc ghế chắc chắn, có chỗ tựa lưng, chỗ để tay và luôn kê một chiếc gối tựa lưng để giảm đau thắt lưng, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.

- Khi làm việc, cứ nửa tiếng nên đứng lên đi lại vận động để giúp máu và oxy lưu thông tới em bé nhiều hơn, mẹ cũng giảm đau thắt lưng và vai gáy.

- Không nên ngồi mấp mé ở giường, ngồi nửa ghế sẽ gây nguy hiểm. Nhất là cần tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi trên ghế sofa bởi nó sẽ gập bụng gây chèn ép lên thai nhi.

3. Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng cuối

Bước vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3, chiếc bụng bầu trở nên tròn và nặng hơn có xu hướng kéo người về phía trước. Do đó, khi ngồi trên ghế, mẹ bầu nên ngồi thẳng và bám tay vào chỗ tay vịn. Khi ngồi ở bất cứ loại ghế nào cũng cần ngồi vào trong cùng ghế để không bị ngã. Tư thế này cũng là tư thế lý tưởng nhất cho em bé bởi đầu của chúng hướng ra phía trước cơ thể của bạn. Nếu bạn ngồi ngả người ra sau, trọng lực có thể xoay em bé vào một vị trí gọi là sau chẩm - hoặc phía sau đầu của chúng đối mặt với phía sau cơ thể của bạn. Điều này khiến chúng ở một vị trí không lý tưởng cho việc sinh nở. 

Khi ngồi ở ghế sofa, mẹ cũng có thể ngồi nghiêng, tay chống vào gối, lưng tựa vào thành ghế để xem phim cho thoải mái. Bên cạnh đó, nếu mẹ ngồi trên giường thì nên kê nhiều gối chăn hơn để nâng đỡ cơ thể và bụng. 

Khi lái xe hoặc ngồi ghế sau của ô tô, mẹ bầu cũng nên thắt dây an toàn cho cả chiếc bụng xinh của mình nữa nhé. Đề phòng có trường hợp bất ngờ xảy ra. Theo NHTSA (Cơ quan an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia), cách tốt nhất hiện nay để định vị dây an toàn cho phụ nữ mang thai là: phần vai ở giữa ngực, giữa vai, phần đùi. Dây an toàn được đặt càng thấp càng tốt và dưới thai, nếu có thể, nó nên được ôm vào hông và chạm vào đùi của bạn, không nên ở vị trí em bé vì có thể làm tổn thương thai nhi khi bạn phanh gấp.

Nên sử dụng dây định vị an toàn khi ngồi trên xe ô tô mẹ bầu nhé

Khi ngồi trên xe máy ở vị trí lái, mẹ bầu thực hiện tư thế ngồi như đã hướng dẫn bên trên. Còn nếu ngồi ở sau thì tốt nhất nên ngồi dạng hai chân sang hai bên để phân bố đều trọng lực sang hai bên xe, người lái xe cũng cảm thấy dễ lái hơn. Ở thời điểm tháng thứ 9, việc ngồi như vậy không có hại mà còn có thể giúp mẹ kéo dãn cơ chậu, dễ sinh hơn.

Một số lưu ý khác:

- Ngoài chú ý đến tư thế ngồi, mẹ bầu còn cần chú ý tới cách đứng lên nhé. Khi đứng lên, dịch chuyển mông dần ra mép ghế, tay vịn vào tay của ghế rồi từ từ đứng lên. 

- Khi bước từ xe ô tô ra, mẹ bầu đặt chân trái hoặc phải xuống trước,  tay vịn bám vào ghế, đặt tiếp chân kia xuống, bám vào cửa xe, cúi đầu rồi mới đứng thẳng lên đi ra.

- Khi xuống xe máy, nếu ngồi đằng trước thì dựng chân chống, cho chân bên phải sang bên trái rồi đứng thẳng. Nếu ngồi sau xe máy mà ngồi 2 chân một bên thì đợi người lái hạ xe hẳn mới bước xuống. Bám vào người lái và đặt chân trái xuống, quay người rồi đặt chân phải xuống. Một tay bám vào người lái, một tay bám vào yên xe. Nếu ngồi dạng chân thì bám hoàn toàn vào người lái rồi đứng lên, cho chân phải sang bên trái hạ xuống trước rồi chân trái mới bước xuống sau.

Kết luận

Trong suốt thời kỳ mang thai, có rất nhiều điều mà mẹ bầu cần chú ý, từ việc ăn uống đến đi lại. Trong đó, tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là quan trọng nhất, ở 3 tháng giữa thì sẽ đỡ hơn, bạn có thể đi du lịch đến những vùng đất mới với quãng đường không quá xa, nhưng cũng không vì thế mà lơ là sức khỏe bạn nhé. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp