Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Nhiều Có Sao Không, Mẹ Phải Làm Sao?

03 thg 1 2020 09:43

Khi thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu ọc sữa, nôn trớ thì nên theo dõi thật cẩn thận vì đây có thể là những dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi hoặc là dấu hiệu bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ tìm hiểu kỹ xem trẻ sơ sinh bị trớ sữa có nguy hiểm không và cách khắc phục hiện tượng này.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng nôn trớ có nguy hiểm không?

 Nuốt là một trong những phản xạ tự nhiên khi bé sơ sinh bú mẹ hoặc bú bình. Tuy nhiên, nếu khoang miệng của trẻ quá nhỏ mà lượng sữa lại nhiều, bé sơ sinh có khả năng bị nôn ói. Trẻ sơ sinh bị trớ sữa là biểu hiện nôn tự nhiên, sinh lý do thức ăn trong dạ dày của bé bị đẩy lên thực quản rồi sau đó trào ra miệng.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa là biểu hiện nôn tự nhiên, sinh lý

 Trẻ sơ sinh bị nôn trớ cũng có thể do tính tò mò của chính bé. Trong quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, nhiều bé sơ sinh thích cho ngón tay hoặc một món đồ nào đó vào trong miệng mình, dẫn đến miệng bé há ra quá mức và phản xạ nôn ói cũng sẽ xuất hiện ngay sau đó. Ngoài ra, nếu mẹ cố gắng cho bé ăn thêm khi đã no, đút thêm 1 muỗng quá đầy cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bé bị “phun trào”.

 Trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa không chỉ đơn giản là triệu chứng sinh lý như trên, nếu trẻ bị trớ sữa đi kèm những triệu chứng khác thường thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, chẳng hạn: Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục mặc dù bé không bú, hoặc bé bị ói ra rồi bú, bú xong lại tiếp tục ói ra thì có thể do các dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa của bé như hẹp thực quản, hẹp tá tràng.

 Một số bệnh đường tiêu hóa trẻ dễ mắc phải như tắc ruột, lồng ruột  thường gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện: trẻ đang bú đột nhiên ói, bỗng nhiên khóc thét lên, trẻ ưỡn bụng, bụng trẻ có thể nổi phồng lên,… Tình trạng này cần phải đưa trẻ đi bệnh viện để xử trí cấp cứu cho trẻ càng sớm càng tốt.

 Với những trẻ sơ sinh bị trớ sữa và bị giật mình kèm theo hiện tượng co giật trong lúc ngủ, trẻ vặn mình,... thì mẹ nên xem lại thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bé, hoặc dinh dưỡng hàng ngày của mẹ trong trường hợp bé sơ sinh bú mẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy bé yêu đang bị thiếu canxi, cần được tiến hành bổ sung ngay.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều có thể do mẹ cho trẻ bú không đúng cách

 Bé sơ sinh ở giai đoạn từ 0  6 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 300mg canxi/ ngày. Sữa mẹ chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm sữa chua hoặc các loại sữa công thức phù hợp đối với từng độ tuổi.

Trẻ sơ sinh bị trớ, ọc sữa mẹ phải làm sao?

 Trẻ sơ sinh bị nôn trớ hay còn gọi là hiện tượng ọc sữa là biểu hiện thường gặp ở các bé từ 1  2 tháng tuổi vì các bé có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày của bé hoạt động chưa đồng bộ. Cho nên khi bú, bé sơ sinh dễ nuốt nhiều hơi vào dạ dày. Lượng hơi không cần thiết này không chỉ làm cho bé dễ no hơn mà còn làm cho trẻ hay ọc sữa mỗi khi được bố mẹ đặt nằm nghiêng.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là biểu hiện thường gặp ở các bé từ 1 -  2 tháng tuổi

 Hiện tượng trẻ sơ sinh bị chướng bụng nôn trớ khá phổ biến ở trẻ nên mẹ có thể giúp bé loại trừ nguy cơ trớ sữa bằng cách chia nhỏ thời gian bú mẹ hoặc bú bình để giúp bé tiêu hóa được tốt hơn. Ngoài ra nếu như vẫn chưa biết làm sao khắc phục khi bé ọc sữa thì mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây:

  •  Với những bé bú bình, khi cho bé bú mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 1 góc 45 độ và dùng núm vú đặc biệt có van chống sặc để tránh bé bị nuốt quá nhiều không khí thừa. Đồng thời, khi cho bé bú xong, mẹ không nên để cho bé nằm ngay lập tức mà nên tìm cách làm cho bé ợ hơi để “giải thoát” được bớt lượng khí thừa ra khỏi dạ dày bé, tránh làm cho con bị đầy bụng và khó tiêu.
  •  Với những bé sơ sinh bú mẹ, nếu lượng sữa của mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa mà miệng bé có thể nuốt mỗi lần, như vậy sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày của bé bị trào lên, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa. 

 Hàng ngày, mẹ nên massage quanh rốn nhẹ nhàng để làm giảm lực co bóp dạ dày cho bé, từ đó hạn chế nôn trớ. Massage theo đường khung đại tràng còn giúp tăng cường nhu động ruột, bài tiết phân ra ngoài đều đặn, làm giảm được chướng bụng và nôn trớ.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị trớ nhiều sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần lên và có thể mất hẳn đi mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào khác. Nếu bố mẹ đã thử hết những cách trên mà tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ hoặc nhận lời khuyên từ phía chuyên gia.

Những thói quen tốt mẹ nên duy trì để trẻ sơ sinh không bị nôn trớ 

Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, nên rất hay bị nôn trớ sữa sau khi bú. Để giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa, mẹ cần thay đổi cách cho trẻ ăn và lưu ý một số vấn đề chủ yếu sau trong sinh hoạt của bé và gia đình

 Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. So với những bé lớn hơn, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ có dung tích nhỏ và chứa được ít thức ăn hơn. 

Để tránh tình trạng bé bị “phun trào” ngay sau khi ăn, thay vì cho bé bú quá nhiều sữa trong 1 lần, mẹ nên cho bú thành nhiều lần hơn trong ngày. Với việc cho bé bú đã được giảm bớt về số lần, số lượng sữa sẽ giúp cho bé tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Để tránh tình trạng bé bị “phun trào” ngay sau khi ăn, hãy cho bé ợ hơi

 Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều, không nên để bé nằm ngửa ra ngay sau khi vừa bú sữa. Vì trẻ sơ sinh rất dễ nuốt nhiều hơi vào bụng trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ đặt cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách bế dựng bé lên, vỗ nhẹ vào lưng cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm cho con yêu bị đầy bụng và khó tiêu.

 Mẹ cần cho bé sơ sinh bú đúng cách: Có thể mẹ không biết tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ, nhưng cách mẹ đang cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị trớ. 

Với những bé đang bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú vào nhiều hơn lượng sữa mà miệng bé có thể nuốt được mỗi lần sẽ khiến cho thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, từ đó khiến bé bị nôn trớ. Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào bụng mình cùng lúc 1 lượng khí thừa đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, các mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé bú quá no mỗi lần. Với những trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 1 góc 45 độ, sao cho sữa luôn đầy ngập cổ bình, không để không khí có cơ hội “len lỏi” vào dạ dày bé.

 Tư thế ngủ đúng đắn nhất cho bé: Một tư thế ngủ đúng đắn không chỉ giúp cho bé yêu ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện được phần nào nguy cơ trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ hoặc bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm hoặc gối của bé lên cao 1 góc khoảng 30 độ để giúp thực phẩm trong dạ dày của bé không bị trào ngược lên cổ trong lúc bé ngủ.

 Hãy nói “không” với khói thuốc: Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến cho các bé cưng tăng tiết axít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế hết mức, không cho bé yêu tiếp xúc với môi trường khói thuốc nhé.

 Bổ sung canxi đầy đủ cho bé sơ sinh: Nôn trớ ở trẻ sơ sinh đi kèm với triệu chứng vặn mình, quấy khóc, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy bé sơ sinh đang bị thiếu canxi. Trong trường hợp này, mẹ cần bổ sung canxi đầy đủ cho bé vì đây là cách tốt nhất để giúp bé sơ sinh hết vặn mình, hết trớ sữa.

Trong một vài trường hợp, trẻ sơ sinh bị trớ lên mũi đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường như: trẻ không tăng cân, thậm chí còn bị sụt cân, hay bị sốt, ho dai dẳng, đôi lúc lại khóc thét từng cơn, đại tiện phân có chất nhầy, dính máu hoặc từ 3 - 5 ngày trẻ không đại tiện, hơn nữa, trẻ còn bị chướng bụng có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột... Lúc này, việc đưa bé đi khám ngay là điều vô cùng cần thiết đối với cha mẹ để tìm ra giải pháp đảm bảo an toàn cho con yêu.

Kết luận

Bố mẹ nên chú ý mỗi khi thấy trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo sốt, ho nhiều, phát ban, đau bụng quằn quại, thậm chí là co giật,… Vì đây không phải là biểu hiện nôn sinh lý mà chuyển sang dấu hiệu bệnh lý. Có thể trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay do bị nhiễm khuẩn tiêu chảy, bệnh viêm màng não, tình trạng dị ứng sữa,… Khi đó, mẹ nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám và tìm các biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy- Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Giúp Bé Nhanh Khỏe?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp