Tiêu chảy là khi trẻ sơ sinh đi đại tiện rất nhiều, phân lỏng, đôi khi với tần suất tăng hoặc thể tích nhiều hơn bình thường. Có thể có chất nhầy trong phân. Tiêu chảy đôi khi đi kèm với nôn mửa. Vậy, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy do đâu?
Nguyên nhân tiêu chảy thường do trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng được truyền sang em bé sơ sinh thông qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với phân bị ô nhiễm. Tiêu chảy có thể là do một loại bệnh khác.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do thực phẩm mẹ ăn
Ngoài ra, có thể là do sự nhạy cảm với một thành phần nào đó trong chế độ ăn của em bé. Hoặc bé không dung nạp được thức ăn. Tiêu chảy cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh ở một số bé.
Mẹ ăn gì khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Trong 6 tháng đầu đời, toàn bộ dinh dưỡng trẻ hấp thụ được là từ chế độ ăn uống của người mẹ. Khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên một số thực phẩm dù rất bình thường cũng có thể khiến con ăn sữa mẹ bị đi ngoài. Do đó, bà mẹ thường được khuyên nên hạn chế những thực phẩm gây lạnh bụng như ốc, cải bắp, quả lê hay thậm chí là món gì có quá nhiều mỡ động vật.
Nếu mẹ ăn nhiều ốc hoặc những đồ ăn lạnh bụng, khả năng cao là con sẽ bị đi ngoài sau khi ăn sữa mẹ. Một số trẻ bị dị ứng sữa bò cũng hay bị đi ngoài nếu mẹ uống sữa trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn không gặp vấn đề gì với sữa bò, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm này. Trong trường hợp mẹ ăn phải thứ gì đó không hợp dạ dày của bé, sữa mẹ cũng sẽ gây tiêu chảy. Đây là rắc rối khó tránh của rất nhiều chị em bỉm sữa, nhất là những người làm mẹ lần đầu.
Mẹ ăn ốc khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy do:
Mẹ vệ sinh đầu vú hoặc bình sữa chưa sạch khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Đầu vú hoặc núm vú của bình sữa có rất nhiều khe kẽ để vi khuẩn trú ngụ. Điều này đòi hỏi mẹ phải rửa sạch bầu ngực và lau lại bằng khăn xô trước/sau khi cho em bé bú. Nếu rã đông sữa mẹ và cho con bú bình, cần phải tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi trước và sau khi sử dụng. Nếu trước và sau khi cho con bú mẹ không vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và tấn công đường tiêu hóa của con sẽ rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn sữa mẹ bị đi ngoài.
Mẹ cho trẻ bú sữa “hỏng” cũng rất dễ gây tiêu chảy: Sữa mẹ luôn tốt nhất khi bú trực tiếp. Thế nhưng trong một số trường hợp, mặc dù vẫn là sữa mẹ nhưng con buộc phải bú bình, chẳng hạn như sữa mẹ rã đông hoặc mẹ bị ốm phải kiêng cho con bú trực tiếp. Sữa mẹ sau khi đã vắt ra chỉ để được 4 giờ đồng hồ ở nhiệt độ phòng, được 2 – 3 ngày nếu bảo quản ở ngăn mát, 2 – 3 tháng với ngăn đá của tủ lạnh 1 cánh và 3 – 6 tháng với tủ lạnh có ngăn đá riêng. Sữa mẹ để ở ngoài quá 4 giờ đồng hồ, sữa mẹ để trong tủ lạnh được hâm nóng, rã đông nếu không sử dụng hết bắt buộc phải đổ bỏ. Tuy nhiên nhiều trường hợp con ăn sữa mẹ vẫn bị tiêu chảy là do mẹ “tiếc” sữa, cho con bú lại.
Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài sống phân: Khi còn nhỏ, lượng men tiêu hóa của trẻ rất ít, lại không ổn định nên nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột là rất cao, ngay cả khi trẻ được chăm sóc vô cùng cẩn thận. Đó là lý do tại sao tất cả trẻ dưới 6 tháng tuổi đều bị tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời, mặc dù trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì giúp bé nhanh khỏe?
Trong khoảng thời gian bé yêu bị tiêu chảy, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước, ăn các thức ăn giàu vitamin, chất xơ và cung cấp đủ khoáng chất để có thể đảm bảo được lượng sữa ổn định, chất lượng sữa và giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng tránh tiêu chảy cho bé:
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên áp dụng chế độ ăn BRAT
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo rằng, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên ăn uống theo chế độ BRAT. Chế độ BRAT là chữ viết tắt (chữ cái đầu) của các loại đồ ăn lần lượt như sau: Chuối (Banana), gạo (Rice), táo (Apple), bánh mì (Toast).
Mẹ nên thực hiện ăn theo chế độ BRAT khi bé bị tiêu chảy
Đây là những món ăn cho mẹ sau sinh rất lành mạnh, ít đạm, ít chất béo, đồng thời rất dễ hấp thu, giúp cho bé sơ sinh nhanh chóng khỏi bệnh. Đặc biệt, trong chuối còn có nhiều kali giúp mẹ duy trì chức năng hoạt động của tế bào, bù đắp được chất điện giải cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tích cực ăn các thực phẩm lành mạnh như: bánh quy, thịt gà bỏ da, khoai tây, đậu trắng, trứng gà luộc,…
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn sữa chua
Khi bé yêu bị tiêu chảy, mẹ chú ý không nên uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa chua lại là thực phẩm mà các mẹ nên sử dụng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Bởi vì trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột của bé, đồng thời giúp hệ tiêu hóa của mẹ và bé khỏe mạnh hơn.
- Bé sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy mẹ nên ăn các loại rau, củ, quả
Khi bé chẳng may bị tiêu chảy, bé cần được tăng cường ngay các loại vitamin, khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng chống chọi lại được với bệnh tật. Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này cho bé bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để nâng cao chất lượng sữa mẹ, đồng thời, giúp bé hấp thu được một hàm lượng vitamin có lợi.
- Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị tiêu chảy mẹ cần uống nhiều nước
Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài, mẹ cần bổ sung đầy đủ nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn ngày bình thường. Hơn nữa, mẹ cũng cần uống thêm thật nhiều nước để đảm bảo có đủ lượng sữa cung cấp cho bé.
Bên cạnh đó, mẹ sau sinh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh như: thư giãn hợp lý, tập thể dục thường xuyên đều đặn, tăng cường vận động cơ thể,… để tạo cho mình một tâm lý thoải mái cũng như hỗ trợ cho việc điều trị bệnh tiêu chảy của con yêu được tốt hơn.
- Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy mẹ nên uống một cốc trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một cách tuyệt vời để làm dịu dạ dày khó chịu. Các loại thảo mộc Địa Trung Hải được cho là giúp giảm chuột rút và viêm bằng cách thư giãn các cơ và niêm mạc ruột. Điều này có thể làm cho hoa cúc hữu ích để điều trị tiêu chảy nhẹ đến trung bình, và là một cách tốt để trị tiêu chảy.
- Thử uống một muỗng canh giấm táo tự nhiên
Mặc dù không có bằng chứng khoa học nhưng một số người đã thử nghiệm và nói rằng giấm táo có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng tiêu chảy, cũng như thay thế magiê và kali. Nên uống 1 muỗng canh giấm táo mỗi giờ cho đến khi hết tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn gì
Trong thời gian bé bị tiêu chảy, mẹ không nên ăn các loại thực phẩm sau đây vì dễ khiến cho tình trạng của bé thêm trầm trọng:
Bé sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản
Kiêng chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá…
Kiêng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn sống như gỏi, nem chua, rau sống, tiết canh, nem chạo, mắm tôm, mắm tép ...vì có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng có hại.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên kiêng ăn rau sống
Mẹ nên kiêng đồ ăn lạnh, có nhiều đường, chất bảo quản như: kem, bánh, kẹo, các loại nước giải khát công nghiệp
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Không uống nước lã.
Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng: Bao gồm hải sản, rau muống, đậu phộng…
Kiêng thực phẩm bị nhiễm độc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh: thời gian này mẹ tuyệt đối không được ăn uống tùy tiện các món ăn đường phố không hợp vệ sinh.
Mẹ nên kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, có nhiều chất béo
Không nên uống sữa
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì
Nếu em bé sơ sinh của bạn đang cho con bú, tiếp tục cho chúng ăn như bình thường.
Nếu bé bị nôn, bạn có thể cần cho chúng ăn với số lượng nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn. Nếu bạn đang cho con bú, điều này có nghĩa là giữ em bé của bạn trong thời gian ngắn hơn trong mỗi lần cho con bú.
Để bảo vệ chống mất nước, bạn có thể cần cho bé uống dung dịch điện giải như Pedialyte ở giữa các lần cho ăn. Thay phiên, bạn có thể cần phải thay thế hoàn toàn thức ăn bằng dung dịch điện phân.
Nếu bạn đang bú bình và tiêu chảy của bé tiếp tục trong hơn hai tuần, bạn có thể cần phải thay đổi công thức. Bạn nên thảo luận với bác sĩ của bé.
Nếu em bé của bạn có bất kỳ dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như khô miệng, mắt trũng, da khô, phân lỏng, chảy nước trong 24 giờ, nôn, sốt, đi ngoài ra máu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Kết luận
Tiêu chảy và nôn đôi khi là dấu hiệu nhiễm trùng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng rất nhanh, mất nước do tiêu chảy và nôn có thể phát triển nhanh chóng. Do đó, mẹ đừng quá chú trọng vào việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì. Điều quan trọng là phải cho bé điều trị càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ nhiễm trùng. Các xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt có thể được yêu cầu, và em bé của bạn có thể cần được điều trị trong bệnh viện bằng dịch truyền tĩnh mạch.
Nguồn tham khảo
https://mabio.vn/treconansuamebidingoaitieuchay/
https://www.healthline.com/health/parenting/diarrheatreatmentswhilebreastfeeding#NaturalTreatmentsforBreastFeedingMoms
https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=458&language=English