Trẻ Bị Viêm Họng Cấp Sốt Mấy Ngày? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

26 thg 8 2020 17:44

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách điều trị sẽ giúp con bạn đỡ gặp nguy hiểm hơn. Với bất cứ bệnh nào cũng vậy, trẻ sốt trên 3 ngày mà uống thuốc không đỡ thì nên đưa trẻ đi bác sĩ khám nhé.

1. Trẻ bị viêm họng cấp do đâu?

Trẻ bị viêm họng cấp là tình trạng sưng tấy đỏ niêm mạc họng, sốt, ho, tình trạng diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sốt viêm họng cấp:

- Do virus: Theo thống kê tại khoa Hô hấp và khoa Nhi của nhiều bệnh viện, có tới hơn 80% trường hợp bị viêm họng ở trẻ là do virus gây ra. Các virus thường gặp là: Rhinovirus, coronavirus, virus parainfluenza, virus cúm A/B, adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)…Các virus cảm lạnh, virus cúm luôn luôn gây ra viêm họng ở trẻ, ho và đôi lúc là cơn sốt nhẹ. Tuy nhiên vì thuốc kháng sinh vô dụng với chúng nên bố mẹ chỉ có thể bổ sung thực đơn bồi dưỡng sức khỏe và để tự cơ thể bé đào thải chúng. Chính vì thế, tình trạng này có thể kéo dài một vài ngày nếu cha mẹ không cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen,…

Trẻ bị viêm họng cấp do virus thường sốt 3-5 ngày

- Do vi khuẩn: viêm họng cũng có thể do các loại vi khuẩn gây nên. Thường gặp nhất là liên cầu khuẩn (Strep throat, trong đó, liên cầu khuẩn nhóm A là nguy hiểm nhất. Bệnh do liên cầu khuẩn huyết beta nhóm A gây ra, có biến chứng gây thấp khớp, ảnh hưởng màng tim trong, hở van tim,…. Do triệu chứng của nó có rất nhiều tương đồng với việc cảm lạnh hoặc cúm, vậy nên cách duy nhất để chẩn đoán chính xác là lấy dịch nhầy cổ họng làm xét nghiệm. Thông thường, sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ khuyến nghị dùng kháng sinh để ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, thận và khớp xương. Thời gian bệnh kéo dài từ 10-14 ngày.

Ngoài ra, trẻ bị viêm họng cấp còn do những tác nhân khác tác động vào như:

- Lông chó, mèo, khói thuốc, cỏ dại, phấn hoa và bụi…

- Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa khiến vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển mạnh.

- Ô nhiễm môi trường: khói bụi, chất độc hóa học, thuốc xịt, khói xăng xe và khói thuốc lá,… 

Do đó, phụ huynh cần hết sức chú ý theo dõi trẻ và có cách chăm sóc con đúng cách.

2. Dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ

Viêm họng cấp là một phân nhánh của bệnh viêm họng nói chung. Viêm họng cấp do virus chiếm đến 70% -80% ở lứa tuổi trẻ em, còn lại 20% -25% là do vi khuẩn. Cả hai dạng đều có các dấu hiệu chung như đau họng, sốt và ho nhẹ .Thân nhiệt bình thường của trẻ thường dao động trong khoảng 36,5°C – 37,2°C (đo nhiệt độ ở nách). Nếu thân nhiệt cao hơn mức này, có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Sốt là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, như virus và vi khuẩn. Trẻ bị sốt nhẹ khi viêm họng không cần quá lo lắng. Các triệu có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. 

Sốt là cách cơ thể phản ứng với yếu tố gây bệnh nên mẹ đừng lo quá

Dưới đây là triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ do virus và vi khuẩn mà các bạn có thể phân biệt. Nếu do virus thì không cần dùng thuốc, chỉ cần cho bé ăn uống đầy đủ và uống hạ sốt, chườm hạ nhiệt. Nếu bệnh do vi khuẩn thì nên uống thuốc để ngăn chặn.

  • Trẻ bị viêm họng cấp do virus có dấu hiệu như sau:

- Sốt trên 37,5 độ

- Họng đỏ, sưng

- Lưỡi vẫn hồng, miệng không bị hôi

- Amidan và thành họng không xuất hiện mủ

- Dịch mũi trong suốt, có thể ho nhưng ngực nghe tiếng êm

- Có thể đau người và mỏi mệt.

  • Trẻ bị viêm họng cấp do vi khuẩn có triệu chứng như sau:

- Bé bị viêm họng cấp sốt cao 39 - 40 độ C

- Họng và amidan sưng đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng

- Lưỡi bẩn, miệng hôi

- Mũi có dịch xanh hoặc vàng

- Trẻ bị viêm họng cấp ho nhiều, tiếng ho nghe rát, sâu

- Bé có thể bị nhức đầu, đau bụng (đôi khi kèm nôn)

- Một số trẻ nổi các mảng hồng, hơi gồ trên da.

3. Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

  • Trẻ viêm họng cấp do virus sốt mấy ngày

Sốt và các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong 3 – 5 ngày mà không cần uống thuốc hay điều trị y tế. Phần lớn trẻ bị sốt vẫn có thể chơi và học tập bình thường. Sau khoảng 1 tuần, trẻ có thể khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng. Nếu muốn giảm sốt nhanh, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm thuốc hạ sốt không kê đơn. Đồng thời, nên cân nhắc áp dụng các mẹo hạ sốt được đề cập ở phần cuối của bài viết.

  • Trẻ viêm họng cấp do vi khuẩn sốt mấy ngày

Sốt và các triệu chứng sau 5 ngày không giảm, có thể còn tăng thêm. Nhiệt độ sốt tới 39°C – 40°C. Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, sốt sẽ không hạ nếu không được điều trị bằng thuốc. Đối với trường hợp này, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh dùng trong 10 ngày. Trong khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, trẻ có thể cắt sốt và hạn chế khả năng lây bệnh. Đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3, các triệu chứng khác của viêm họng sẽ dần biến mất. 

Ngay cả khi trẻ cảm thấy khá hơn, bạn vẫn nên cho trẻ tiếp tục dùng thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đây là cách tốt nhất để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Nếu không, vi khuẩn có thể vẫn sống sót trong cổ họng và khiến các triệu chứng tái phát. Uống kháng sinh đủ liều cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh ban đỏ, sốt thấp khớp, nhiễm trùng máu hoặc bệnh thận.

  • Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đi viện

Viêm họng cấp ở trẻ nhỏ sốt kéo dài đến 10 ngày thì được cho là nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận, thấp khớp tim… Tuy nhiên, cơ thể của trẻ lúc này còn non nớt, hệ miễn dịch còn kém. Do đó thăm khám và chữa trị bệnh sớm sẽ giúp tránh được những vấn đề nguy hiểm. 

Nếu trẻ bị viêm họng cấp sốt cao liên tục, dùng thuốc và chườm ấm vẫn không hạ sốt sau 2 – 3 ngày, có thể bị co giật kèm theo một số dấu hiệu như: ho nhiều, thở nhanh, khó thở, đôi khi bị co rút lồng ngực, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng, chảy mủ tai thì bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám ngay, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trẻ sốt cao nôn ói cần đưa đến bệnh viện

Sốt cao có thể khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, gây rối loạn chất điện giải, khiến trẻ bị co giật. Viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi và ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chỉ cần sốt từ 38°C cũng có thể khiến trẻ bị co giật. Để ngăn ngừa các biến chứng không may có thể xảy ra, cha mẹ nên nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt và đưa trẻ tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Đối với những trẻ bị viêm mũi họng cấp có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng như: trẻ bị rối loạn miễn dịch hoặc rối loạn máu, trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ…  cha mẹ nên lưu ý hơn khi trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi

4. Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu xem trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì các mẹ nên nắm được triệu chứng của trẻ để phán đoán xem trẻ bị bệnh do nhiễm virus hay vi khuẩn. Sau đó, bạn hãy lập kế hoạch chăm sóc trẻ viêm họng cấp cụ thể như: viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì, bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh, toa thuốc viêm họng cấp thường có những thuốc gì, viêm họng cấp ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi thì nên điều trị như thế nào, trẻ 6 tháng bị viêm họng cấp phải đối phó ra sao....

  • Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp 

Nguyên tắc 1: Vệ sinh mũi họng, chân tay sạch sẽ 

- Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì cha mẹ có thể lau rửa mũi cho bé bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì phụ huynh nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm vào làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày giúp giảm nhanh viêm họng cấp

- Nếu dịch mũi trẻ quá nhiều và đặc, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng phương pháp hút mũi vì cách này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Đặc biệt, người lớn tuyệt đối không dùng miệng trực tiếp hút mũi, dãi cho trẻ.

- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi cho bé rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Cha mẹ không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ nếu không thay khăn mới mà vẫn dùng khăn cũ thì vi khuẩn/virus vẫn còn bám lại trên khăn và tiếp tục gây bệnh cho trẻ.

- Bên cạnh chữa bệnh, phòng bệnh ngăn ngừa lây lan là quan trọng nhất. Bố mẹ nên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Bên cạnh đó, cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng ấm giúp diệt trùng, làm ấm họng và tránh tình trạng ho có đờm xảy ra.

Nguyên tắc 2: Hạ sốt 

- Cha mẹ có thể sờ vào trán hoặc cổ của con để biết chúng có sốt hay không. Tuy nhiên, để biết được thân nhiệt chính xác của trẻ, nên sử dụng nhiệt kế. Đây là thiết bị y tế không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ. Nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử để tránh vỡ gây nguy hiểm cho bé. 

- Cách hạ sốt hiệu quả nhất cho trẻ là sử dụng một một số loại thuốc, như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Chúng có thể giảm đau và giảm nhiệt độ của trẻ xuống 1°C – 1,5°C. Aspirin không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 18 tuổi, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.

Về tác dụng của thuốc: 

+ Acetaminophen có công dụng trong 4 – 6 tiếng và không nên dùng quá 5 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Không dùng Acetaminophen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi mà không có chỉ định của bác sĩ. Liều Acetaminophen được tính dựa trên cân nặng của trẻ.

+ Ibuprofen có công dụng kéo dài khoảng 6 tiếng. Thuốc này không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. Liều Ibuprofen cũng được tính dựa trên cân nặng của trẻ.

+ Không nên dùng kết hợp Acetaminophen và Ibuprofen hoặc xen kẽ 2 thuốc này. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ dùng sai liều.

+ Thuốc hạ sốt chỉ nên được dùng khi cần thiết và ngưng sử dụng khi các triệu chứng viêm họng sốt đã được giải quyết.

- Bên cạnh đó, bạn kết hợp hạ sốt cho trẻ bằng cách:

+ Lau cho trẻ bằng nước ấm cứ mỗi 30 – 45 phút. Nên chú ý lau ấm ở trán, 2 nách và 2 bẹn. 

+ Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

+ Chườm khăn ấm vào trán trẻ. Có thể ngấm khăn trong dung dịch giấm táo và nước (tỷ lệ 1:2) rồi chườm lên trán, bụng và lòng bàn chân của trẻ.

+ Có thể tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm.

+ Nhúng 2 chiếc khăn bông vào nước ấm, vắt ráo nước và quấn quanh 2 bắp chân của trẻ. Sau 20 phút, tháo khăn và lau khô chân cho bé. Cách làm này giúp hạ nhiệt cơ thể hiệu quả.

+ Hạ sốt bằng lá nhọ nồi: Rửa sạch 1 nắm lá nhọ nồi (cỏ mực) rồi xay cùng nước ấm và chút muối. Cho trẻ uống khoảng vài thìa. Đắp bã nhọ nồi vào trán, nách, bẹn và lòng bàn chân.

+ Hạ sốt bằng lá diếp cá: Xay nhuyễn lá diếp cá với nước ấm, bỏ thêm chút muối, lọc lấy nước. Cho trẻ uống vài thìa, nhiều lần trong ngày.

+ Hạ sốt bằng chanh: Cắt vài lát chanh mỏng, đắp lên lòng bàn chân và cổ tay của trẻ. Dùng vải mềm để quấn lại, giúp chanh không bị rơi ra.

  • Bé bị viêm họng cấp nên ăn gì?

- Trẻ 6 tháng bị viêm họng cấp thì sữa mẹ là thức ăn được ưu tiên hàng đầu. Sữa mẹ cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào và tăng cường tối đa miễn dịch ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc dùng thuốc (theo lời bác sĩ) thì việc cho bé bú đủ lượng sữa mẹ mỗi ngày là điều quan trọng nhất.

- Viêm họng cấp ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi thì thực đơn cho trẻ cần bổ sung nguồn vitamin C thông qua ớt chuông, cải xoăn, sinh tố quả mọng (dâu tây, việt quất,..). Nên cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như sữa chua, cháo hoặc súp gà, canh mồng tơi, bầu, bí, mướp, rau đay,…Bên cạnh đó, bạn hãy luôn bổ sung đầy đủ nước cho bé để tránh tình trạng mất nước. Đặc biệt, nên cho trẻ uống dung dịch oresol và nước ép hoa quả. Bố mẹ cũng có thể sử dụng máy tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé để tránh viêm họng thêm tồi tệ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bé bị viêm họng cấp sốt cao, bố mẹ cần vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày cho bé như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Luôn đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để tránh bụi và khí ô nhiễm, không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, đặc biệt là với những trẻ thường xuyên bị viêm họng.

  • Viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì?

Nếu trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi, ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt, rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng do vi khuẩn được sử dụng bao gồm: Cephalexin, Clarithromycin, Roxithromycin, Amoxicillin…

Thuốc kháng sinh có thể giảm nhanh các triệu chứng viêm họng sốt mấy ngày không khỏi. Nhưng nó có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Để giảm thiểu những rủi ro không đáng có cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
  • Không sử dụng các đơn thuốc cũ hoặc chia sẻ đơn thuốc cho người khác.
  • Không tự ý tăng hay giảm liều.
  • Không ngưng dùng thuốc trước thời điểm bác sĩ chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

- Khi đã xác định đúng nguyên nhân gây viêm họng sốt ở trẻ, bố mẹ cần cho bé dùng thuốc theo đúng lộ trình điều trị. Trẻ cũng nên uống thuốc bằng nước lọc, tránh pha thuốc vào sữa, nước ngọt,…vì chúng sẽ làm ảnh hưởng dược tính của thuốc.

- Có thể sử dụng thuốc co mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi. 

- Có thể dùng quất hấp mật ong, gừng, chanh,... cho trẻ uống để chữa ho.

Lưu ý: Khi trẻ bị viêm mũi họng, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho bé nhưng cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Kết luận               

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày tùy thuộc tình trạng sốt do nguyên nhân gì. Nếu do virus, mẹ chỉ cần chăm sóc tốt cho trẻ. Nếu do vi khuẩn thì nên cho bé đến viện để điều trị tốt nhất, phòng ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường.

Nguồn tham khảo

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents