Tắm nước lá điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh là kinh nghiệm dân gian truyền miệng nhưng đã được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng và thành công. Các loại lá được các mẹ sử dụng đều có sẵn trong vườn nhà nên cũng không gây tốn kém và rất an toàn cho làn da yếu ớt, mỏng manh của bé. Vậy trẻ bị rôm sảy bôi thuốc gì và tắm lá gì tốt nhất? Dưới đây là những việc mẹ nên làm và không nên làm khi trẻ bị rôm sảy mà mẹ nên biết.
Nội dung
Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?
Rôm sảy, mẩn ngứa là một trong những vấn đề thuộc về da liễu phổ biến nhất ở trẻ em. Mặc dù rôm sảy không gây đau đớn gì nhưng khi trời nắng nóng, trẻ sẽ có cảm giác châm chích cực kỳ khó chịu và đặc biệt là rất ngứa. Khi trẻ bị rôm sảy, nhiều cha mẹ thường thắc mắc “trẻ bị rôm sảy phải làm sao?”
Rôm sảy, mẩn ngứa là một trong những vấn đề về da liễu phổ biến
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, rôm sảy không có thuốc đặc trị, bởi thông thường các vết mẩn đỏ trên da trẻ sẽ tự lành lại, chỉ cần trợ giúp cho tuyến mồ hôi của trẻ thông thoáng lại.
Để giúp trẻ sơ sinh đối phó với tình trạng rôm sảy, hầu hết các bậc phụ huynh thường áp dụng các mẹo tự nhiên để đảm bảo an toàn, dễ chịu cho làn da non nớt của các bé. Trong đó, nhiều người lựa chọn cách dùng lá để tắm nhằm điều trị được rôm sảy cho bé.
Theo kinh nghiệm từ dân gian, các loại lá được sử dụng để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là những loại lá lành tính, dịu mát và chứa chất kháng viêm, sát trùng, chống khuẩn, chẳng hạn như: lá sài đất, khổ qua, lá trà xanh hay lá kinh giới,… Chúng sẽ giúp các mẹ làm sạch da cho bé, cải thiện tình trạng rôm sảy nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ giống như khi sử dụng các loại thuốc Tây.
Xem thêm:
Khi Bé Bị Rôm Sảy Bôi Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?
Bé bị rôm sảy ở cổ nên tắm lá sài đất
Trong Đông y, cây sài đất là một loại dược liệu phổ biến có tính mát, vị ngọt, giúp làm mát da, giải độc, phòng chống rôm sảy, ngăn ngừa mụn nhọt, giảm ho, hạn chế viêm họng. Nghiên cứu khoa học gần đây cũng cho thấy, các thành phần có trong lá sài đất như: tanin, flavonoid, saponin, tinh dầu hòa tan,... còn có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm trùng, cải thiện tình trạng trẻ bị viêm nhiễm ngoài da.
Chính vì vậy mà trong dân gian thường đem giã lá sài đất để đắp lên da nhằm trị rôm sảy cho các trẻ nhỏ. Ngoài ra, lá sài đất cũng được dùng để nấu nước tắm giúp cho các bé bớt ngứa ngáy và có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
Tắm lá sài đất giúp điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Cách tiến hành như sau: Chuẩn bị 200gr lá sài đất tươi hoặc 100gr lá sài đất khô, đem rửa qua vài lần nước cho thật sạch rồi vò nát. Đem lá sài đất đi nấu cùng với 2 lít nước cho đến khi sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp, bắc xuống. Vớt bỏ xác lá, pha loãng nước sài đất cùng với 1 chậu nước sạch để được nước tắm cho trẻ hơi âm ấm. Dùng nước này để tắm cho bé sơ sinh khoảng 3 lần/ tuần
Xem thêm:
Trẻ Bị Rôm Sảy Nên Tắm Lá Gì? 12 Loại Lá Giúp Giảm Tình Trạng Rôm Sảy
Tắm lá trà xanh cho bé bị rôm sảy ở mặt
Lá trà xanh cũng là 1 trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ khi con bị rôm sảy, mẩn ngứa tấn công. Sở dĩ lá trà xanh tươi có thể trị được rôm sảy là nhờ chúng có chứa nhiều hoạt chất phenol có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các loại vi trùng gây hại cho da.
Cách sử dụng như sau: Chuẩn bị 100gr lá trà xanh tươi, 1 thìa cà phê muối ăn. Đun sôi 2 lít nước và cho lá trà xanh đã được rửa thật sạch vào để nấu thêm 10 phút. Thêm 1 chút muối vào, quậy cho tan rồi tắt bếp. Lọc lấy phần nước trà đem pha loãng cùng với 1 chậu nước sạch để tắm cho bé
Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng lá trà xanh còn tươi, tránh dùng trà khô để nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh vì không còn tác dụng nữa.
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Nên tắm lá kinh giới
Khi nhắc đến vấn đề “trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì là tốt nhất” thì chúng ta không thể bỏ qua lá kinh giới. Đây vừa là 1 loại rau thơm, vừa là dược liệu quý có tính ấm, vị cay nên thường được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền của dân tộc.
Với nhiều công dụng đặc biệt như trị rôm sảy, mụn nhọt, tiêu trừ chứng nổi mẩn ngứa và nhiều căn bệnh về da liễu khác, lá kinh giới được xem là loài cây “đa năng” nhất hiện nay.
Kinh giới dùng để tắm trị rôm sảy cho bé sơ sinh cực tốt
Cách sử dụng như sau: Hái 1 nắm lá kinh giới tươi, có thể lấy luôn cả phần thân và ngọn non. Rửa cho sạch đất cát và bụi bẩn rồi đem ngâm kinh giới với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó, đem lá kinh giới bỏ vào nồi nấu với 1 lượng nước vừa đủ để tắm cho bé.
Chờ cho nước kinh giới nguội đến khi còn hơi âm ấm, bố mẹ hãy lấy khăn mềm để nhúng nước này lau lên người và cuối cùng là tắm cho trẻ. Thực hiện như vậy mỗi ngày 1 lần cho đến khi rôm sảy trên người bé lặn hết.
Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Nước lá khế cực tốt
Từ lâu, lá khế đã được ông bà ta xem như là “cứu cánh” mỗi khi trong nhà có con trẻ bị rôm sảy. Nhờ có đặc tính tiêu độc, kháng khuẩn, thanh nhiệt, chống dị ứng, lá khế được sử dụng để điều trị rôm sảy, giảm mẩn ngứa cho bé sơ sinh thay thế cho các loại thuốc tân dược nhiều tác dụng phụ.
Cách dùng: Mẹ hãy hái bị 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch rồi giã nát với một nhúm muối ăn, đổ vào rây lọc lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt lá khế cùng với nước ấm và đem tắm cho bé. Thực hiện liên tục như vậy 1 lần/ ngày. Sau từ 3 4 ngày, tình trạng rôm sảy của bé sơ sinh sẽ được cải thiện đáng kể.
Trẻ em bị rôm sảy nên tắm lá trầu không
Tắm lá trầu không cũng được xem là một trong những cách điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh đang được nhiều mẹ bỉm sữa “rỉ tai” nhau áp dụng. Loại lá này chứa hàm lượng lớn vitamin C, hoạt chất riboflavin, niacin và các khoáng chất vô cùng phong phú có công dụng giúp khử khuẩn, tiêu thũng, chống được mẩn ngứa, làm tăng sức đề kháng cho làn da và giúp trẻ bay hết rôm sảy khó chịu.
Trẻ em bị rôm sảy nên tắm lá trầu không
Cách làm như sau: Mẹ hãy chuẩn bị 10 lá trầu không (loại lá bánh tẻ) đem rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu với khoảng 1,5 – 2 lít nước. Đun cho nồi nước sôi kỹ để cho các hoạt chất, dưỡng chất có trong lá trầu tiết hết ra nước. Cuối cùng, đem pha loãng nước lá trầu ra chậu nước để tắm cho bé. Thực hiện tương tự như vậy mỗi tuần từ 3 4 lần, đảm bảo bé sẽ cảm thấy dễ chịu ngay thôi.
Trẻ bị rôm sảy và cách điều trị với lá mảnh bát
Bạn có thể ra chợ, ngay hàng rau cũng sẽ dễ dàng tìm được loại lá đặc biệt này. Lá mảnh bát bạn mua về hãy nhớ rửa sạch rồi mới đem phơi. Khi nào cần dùng đến thì hãy lấy ra chừng 2 nắm lá, rửa thật sạch thêm một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ nước vào cho xăm xắp mặt lá và đun sôi.
Khi lá mảnh bát đã bắt đầu chuyển sang màu vàng và bay lên mùi thơm nhẹ thì hãy bắc xuống. Chờ cho nước nguội bớt, mẹ hãy đem lọc bỏ bã rồi lấy phần nước đem pha nước tắm cho con. Bằng cách này, chỉ khoảng 1 tuần là làn da bé sẽ láng mịn và dịu hẳn những nốt rôm sảy.
Trẻ em bị rôm sảy tắm gì? Đừng quên lá tía tô
Lá tía tô cũng là một trong những loại lá có công dụng giải nhiệt, làm mát cho da rất tốt. Khi bé bị rôm sảy ở lưng, bạn có thể lấy 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, cho vào cối giã nát. Lấy nước cốt lá tía tô chấm lên toàn bộ vùng lưng của bé bị rôm sảy một vài lần hàng ngày.
Để nguyên nước cốt lá tía tô trên lưng trẻ trong khoảng 10 - 15 phút cho khô bề mặt rồi cho bé đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm và khăn sạch cho con là ổn.
Lá tía tô có công dụng trị rôm sảy rất tốt
Trẻ bị rôm sảy nên làm gì và không nên làm gì?
Cách tắm nước lá để điều trị rôm sảy chỉ thích hợp cho những trường hợp trẻ bị nhẹ, mẹ nên áp dụng ngay từ khi bé mới chớm bệnh để nhanh đạt được hiệu quả.
Da trẻ rất nhạy cảm, yếu ớt nên có thể bị dị ứng với bất kỳ một loại lá nào. Vì vậy, mẹ nên thử thoa một ít nước lá lên da tay của bé để thử xem có phản ứng gì không trước khi tiến hành tắm bé toàn thân.
Chú ý nhiệt độ nước tắm cần phải thích hợp để bé yêu không bị bỏng. Cho trẻ tắm ở nơi kín gió, tắm nhanh trong khoảng 5 – 10 phút để tránh cho trẻ không bị nhiễm lạnh.
Trong quá trình điều trị rôm sảy, hãy để cho da trẻ được thông thoáng nhất có thể bằng cách mặc quần áo rộng rãi cho bé. Tránh bôi phấn rôm hay các loại mỹ phẩm lên da trẻ vì làm như vậy sẽ khiến lỗ chân lông của trẻ bị bít tắc khiến cho rôm sảy càng lên nhiều hơn.
Không nên kỳ cọ, chà xát quá mạnh khi tắm lá cho trẻ. Tránh tắm các loại lá trị rôm khi làn da trẻ đã có biểu hiện mưng mủ, trầy xước, nhiễm khuẩn.
Kết luận
Nếu sau vài ngày áp dụng, tình trạng trẻ bị rôm sảy vẫn tiếp diễn nặng hơn thì bố mẹ nên đưa bé đi khám để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra cách điều trị phù hợp hơn. Tránh để lâu ngày khiến bé sơ sinh kém ăn, kém ngủ, quấy khóc gây sụt cân và suy kiệt cơ thể.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nguồn tham khảo:
- https://www.greenfieldspa.vn/suc-khoe-tre-so-sinh/tre-so-sinh-bi-rom-say-tam-la-gi.html
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/luu-y-khi-tri-rom-say-bang-phuong-phap-dan-gian/
- https://www.healthline.com/health/heat-rash-toddler