Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Để giúp con yêu có giấc ngủ ngon, sức khỏe không bị ảnh hưởng thì cha mẹ cần phải “nằm lòng” những hiểu biết trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Vì sao trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi của trẻ bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí, từ đó dẫn đến việc hít thở cũng trở nên khó khăn. Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ về đêm thường khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu vì phải thở bằng miệng.
Nghẹt mũi làm cho trẻ gặp rắc rối cả khi ngủ và ăn uống.
Nghẹt mũi không làm cho bé bị chảy nước mũi nhưng sẽ gây cản trở, trẻ sẽ gặp rắc rối cả khi ngủ và ăn uống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ. Dưới đây là một trong những nguyên nhân chính, thường gặp nhất:
Trẻ bị nghẹt mũi vì bị mắc các bệnh do virus (như cảm cúm). Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non yếu nên cơ thể bé sẽ có nhiều nguy cơ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn tấn công gây cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
Trẻ bị ngạt mũi khô do bị cảm lạnh hoặc không khí quá khô. Nếu mẹ thường xuyên sử dụng điều hòa để nhiệt độ lạnh hơn mức chịu đựng thông thường của trẻ. Khi bị cảm lạnh, đường thở của bé sẽ bị tắc nghẽn dẫn đến việc bé bị nghẹt mũi khò khè. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết đang dần chuyển sang đông, bé yêu rất dễ bị cảm lạnh khi mà không khí xung quanh bé luôn ở trong tình trạng quá khô.
Trẻ bị nghẹt mũi do các tác nhân gây kích ứng, dị ứng từ môi trường bên ngoài như: bụi, khói thuốc lá, vi khuẩn, nước hoa, lông thú vật,... Các yếu tố này sẽ làm cho niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng. Từ đó dẫn đến việc lượng dịch nhầy có trong mũi trẻ càng tăng lên. Tuy nhiên, các bé yêu lại chưa thể biết cách tự làm sạch mũi cho mình nên lượng dịch nhầy này sẽ ứ đọng lại gây viêm mũi.
Khi trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao?
Để giúp bé thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi khó chịu, mẹ cần lưu ý những vấn đề như sau:
Hút dịch và nhỏ mũi cho bé để tránh nghẹt mũi
Trước khi cho bé ngủ, nếu trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên, cha mẹ cần hút sạch dịch mũi cho các bé, để tránh tình trạng bé khò khè trong lúc ngủ, gây ngủ không ngon giấc. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ có thể sử dụng các loại nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để nhỏ vào, làm loãng dịch mũi và kết hợp massage nhẹ nhàng cả 2 bên mũi cho trẻ.
Sau đó đợi 1 lát, khoảng từ 30 giây 1 phút để cho nước muối sinh lý thấm vào làm loãng dịch trong hốc mũi của bé, mẹ hãy bắt đầu dùng bóng hút để hút đờm nhớt và dịch mũi ra ngoài.
Hãy tiến hành hút dịch và nhỏ mũi cho bé để tránh nghẹt mũi
Trẻ em bị ngạt mũi phải làm sao? Hãy xông hơi cho trẻ
Cha mẹ có thể tiến hành xông hơi cho trẻ trước khi đi ngủ để bé cảm thấy thoải mái và có được giấc ngủ ngon hơn. Cách làm đơn giản, nhanh chóng nhất là mẹ sử dụng một chậu nước nóng, pha thêm vào từ 2 – 3 giọt tinh dầu rồi tiến hành xông hơi cho trẻ.
Những dịch đờm trong mũi và cổ họng của trẻ sẽ dễ dàng thoát ra ngoài nhờ trẻ được hít thở hơi nước nóng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị nghẹt mũi về đêm. Lưu ý, mẹ không nên dùng nước quá nóng, tránh cho trẻ hít quá gần, quá lâu vì sẽ khiến trẻ bị ngộp.
Cho trẻ uống nước khi bị nghẹt mũi
Nếu trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, bé sẽ phải thở bằng miệng và điều này sẽ khiến cho trẻ dễ bị mất nước. Do vậy, trước khi đi ngủ, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống một chút nước lọc, nước ép trái cây,… cho trẻ để hạn chế được tình trạng trên.
Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên cho bé uống quá nhiều nước, vì sẽ khiến bé hay đi tiểu vào ban đêm hoặc tè dầm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ chỉ nên cho bé uống 1 cốc nước nhỏ trước khi ngủ khoảng 1 giờ nhé. Cho trẻ uống nước trước khi ngủ sẽ giúp làm loãng đờm, tránh được tình trạng mất nước và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống một chút nước lọc
Kê cao gối và tiến hành day cánh mũi cho trẻ khi ngủ
Mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm, mẹ hãy kê gối của bé lên cao hơn thường ngày để giúp bé dễ thở. Đồng thời, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay để day day cánh mũi cho bé một vài lần trước khi ngủ, bảo đảm bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và từ đó sẽ ngủ ngon hơn.
Đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát
Không khí trong phòng của bé ở ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe và cảm giác của trẻ. Mẹ cần chú ý giữ cho không khí trong phòng của bé sạch thoáng, vệ sinh các vị trí khuất trong nhà thường xuyên để tiêu diệt nấm mốc.
Nếu bé sử dụng điều hòa thì mẹ chú ý không nên để quá lạnh, nếu sử dụng quạt thì phải dùng số nhỏ, không được để quạt đứng yên một chỗ và quay thẳng vào mặt bé.
Cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát
Mặc quần áo sạch, thoải mái cho trẻ khi ngủ
Khi đi ngủ, mẹ hãy cho con mặc các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát bằng vải cotton. Tuyệt đối không để cho con mặc quần áo ướt khi đi ngủ.
Khi các bé ngủ thường có tật xấu là hay đạp chăn ra. Vì thế, cha mẹ có thể cho con dùng túi ngủ, cho bé mặc đồ ngủ áo liền quần hoặc đeo thêm 1 cái yếm, khăn vào cổ con để giữ ấm.
Khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở có được sử dụng kháng sinh không?
Tình trạng ngạt, tắc mũi nói riêng và bệnh viêm mũi nói chung do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là do virut. Cha mẹ không nên tùy tiện cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây tổn thương gan thận và kháng thuốc không mong muốn.
Vậy, khi bé bị nghẹt mũi phải làm sao? Để tránh tình trạng bé bị kháng thuốc, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch cho bé, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi bác sĩ để được thăm khám và kê đơn dùng thuốc cho đúng.
Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt, khi bé có các dấu hiệu sau:
- Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở kéo dài đến 2 tuần chưa khỏi.
- Trẻ thường phải gắng sức để thở khi ngủ, làn da tím tái.
- Bé khó thở, hơi thở ngắt quãng, không đều hoặc lồng ngực của trẻ bị thắt lại khi thở.
Những điều không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho
Khi bé bị nghẹt mũi về đêm, không nên dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ. Vì việc này nếu sơ suất có thể làm trẻ bị sặc, nước tràn vào trong màng phổi. Ngoài ra, rửa mũi cho trẻ nhiều sẽ làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên có trong khoang mũi. Từ đó khiến mũi trẻ dễ bị khô, viêm nhiễm hoặc gây ra các tổn thương cho niêm mạc mũi.
Không nên tự ý dùng máy để xông mũi cho trẻ 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi: Điều này tuyệt đối không nên, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ từ 1 2 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ được bác sĩ chỉ định dùng máy hay thuốc xông mũi để điều trị, phụ huynh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc cũng như điều chỉnh thời gian mỗi lần xông cho hợp lý.
Không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ: Khi trẻ bị nghẹt mũi thở khò khè, các mẹ thường sử dụng miệng mình để hút mũi ra. Đây là phương pháp lạc hậu, cần bãi bỏ vì có thể sẽ lây lan mầm bệnh từ mẹ sang cho trẻ. Thậm chí, nếu áp dụng cách này sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn, có thể nói là “lợi bất cập hại”.
Nếu trẻ em bị nghẹt mũi, không nên nhỏ nước ép tỏi vào mũi cho con. Việc làm này sẽ có thể khiến bé bị viêm nhiễm nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì trong tỏi chứa chất allicin sẽ tiêu diệt vi trùng, vi nấm, phòng ngừa và điều trị cúm đối với trẻ lớn. Còn đối với trẻ sơ sinh, nếu nhỏ nước ép tỏi vào mũi các bé có thể gây bỏng niêm mạc mũi, sưng viêm, phù nề.
Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, tuyệt đối tránh nhỏ nước ép tỏi cho con
Không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi khi bé bị nghẹt mũi khó thở: Khi sử dụng các loại thuốc để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, bố mẹ nên cảnh giác đối với các loại thuốc có chứa corticoid, thuốc có tác dụng gây co mạch, thuốc kháng sinh,... để tránh những tác hại cho sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ bị ngạt mũi khó thở, mẹ không nên pha nước để xông hơi quá nóng: Xông hơi có thể giúp cho trẻ nhanh khỏi nghẹt mũi, đây là một cách chữa nghẹt mũi rất thông dụng. Nhưng nếu mẹ không chú ý, pha nước xông hơi quá nóng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho làn da của trẻ, thậm chí có thể gây bỏng. Vì vậy, nếu mẹ áp dụng phương pháp xông hơi thì cần chú ý phải pha nước có nhiệt độ vừa đủ, tương đương với nhiệt độ của làn da bé.
Kết luận
Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy đây là một triệu chứng không quá nguy hiểm nhưng nếu như cha mẹ không lưu ý để điều trị dứt điểm thì sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự vận động của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng ngạt mũi, khó thở ở trẻ kéo dài 2 tuần mà không hết.
Nguồn tham khảo:
- https://hellobacsi.com/song-khoe/giac-ngu/chua-nghet-mui-kho-tho-khi-ngu-bang-cach-tu-nhien/
- https://www.thuocdantoc.org/tre-bi-ngat-mui-ve-dem.html
- https://www.webmd.com/first-aid/breathing-problems-in-children