Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Đây là một bệnh về da mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay mắc phải, khó chữa và tái diễn nhiều lần. Làm thế nào để trị chàm sữa nhanh, dứt điểm mà vẫn an toàn cho sức khỏe và làn da mỏng manh của bé. Thấu hiểu lo lắng này, bài viết dưới đây của Zcare sẽ giúp các bố mẹ tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Nội dung
- 1. Chàm sữa là bệnh gì?
- 2. Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì nhanh khỏi
- Bé bị chàm sữa nên tắm gì - lá chè xanh
- Chàm sữa tắm lá gì? Đừng quên lá trầu không
- Bị chàm sữa tắm lá gì - Có nên dùng lá ổi không?
- Trẻ sơ sinh bị chàm sữa tắm lá gì ? Tắm lá sim có được không?
- Bé bị chàm tắm lá gì - Lá khế chua “thần dược” trị bệnh ngoài da
- Bé bị chàm sữa tắm lá gì - Lá tía tô vừa trị chàm, vừa trắng da
- Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì - Lá xoan
- Trẻ bị chàm tắm lá gì? Cách chữa chàm bằng lá lốt
- 3. Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì? Những điều cần ghi nhớ
- Kết luận
- Nguồn tham khảo
1. Chàm sữa là bệnh gì?
Trên thế giới, có khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc bệnh chàm sữa. Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ mắc bệnh cũng tương tự như vậy. Cho nên, rất nhiều mẹ đã gửi câu hỏi tới Zcare để hỏi về việc trẻ bị chàm sữa tắm lá gì cho nhanh khỏi.
Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì là thắc mắc của không ít mẹ Việt
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh ở vào tháng thứ 3 đầu đời, sẽ giảm dần sau một vài năm và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh chàm sữa sẽ phát triển kéo dài, thường xuyên tái phát và trở thành chàm thể tạng.
Nếu da của bé có những biểu hiện dưới đây thì con bạn đang bị chàm sữa:
- Có nhiều mảng hồng ban
- Da bị tróc vảy , có mụn nước li ti
- Trẻ thường cảm thấy ngứa ngày, khó chịu và gãi nhiều
- Vùng da mẩn đỏ và bị khô, chủ yếu ở mặt, cổ, khuỷu tay,...
- Trẻ ăn ngủ không ngon, hay quấy khóc
Ngoài triệu chứng trên, nếu gia đình có người có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm thể tạng thì nguy cơ bé bị mắc bệnh này cũng cao hơn.
2. Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì nhanh khỏi
Việt Nam có rất nhiều loại lá có dược tính trị các bệnh ngoài da. Dưới đây là một số loại lá mà các mẹ có thể lựa chọn để tắm cho bé bị chàm sữa:
Bé bị chàm sữa nên tắm gì - lá chè xanh
Theo nghiên cứu khoa học, trong lá chè xanh có chứa các hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin, epicatechin gallate và flavanol; các nguyên tố vi lượng như sắt, magie, canxi, mangan, thiamine (B1), Niacin (B3), Riboflavin (B2), vitamin C… nên lá chè xanh có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da của trẻ, trong đó có chàm sữa.
Cách làm:
- Lá chè xanh chọn những lá tươi không dập nát, rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nước đang sôi, cho thêm một chút muối hạt vào.
- Đun nhỏ lửa khoảng 5 phút để các chất trong chè xanh thôi ra nước
- Tắt bếp, dùng vải lọc lấy nước, bỏ bã rồi để nguội
- Cho bé ngồi vào chậu và lau mặt, lau người cho bé một cách nhẹ nhàng, đặc biệt những vùng bị chàm sữa.
- Không cần tắm lại bằng nước sạch
- Dùng khăn mà mẹ vừa tắm cho bé, vắt kiệt nước rồi lau khô người cho bé. Mục đích của việc làm này là tạo cho da bé một độ ẩm nhất định
- Mẹ có thể mua thêm kem bôi da trị chàm sữa để kết hợp bôi cho bé mau khỏi.
Chàm sữa tắm lá gì? Đừng quên lá trầu không
Lá trầu không là một trong các loại lá có tính sát khuẩn, chống viêm rất tốt. Các chất trong loại lá này còn có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại và tế ào nấm, chống lão hóa da. Do đó, nó được người xưa sử dụng để trị chàm sữa cho bé rất tốt.
Chọn lá trầu cho bé tắm nên lấy lá xanh đậm
Cách làm:
- Dùng khoảng 10 - 15 lá trầu không loại lá già, rửa sạch, ngâm với muối
- Rửa lại sau 10 phút ngâm và vò nát
- Cho vào nồi nước đang đun sôi trên bếp. Lượng nước khoảng 2 lít
- Đun to cho sôi lên, sau đó giảm nhỏ lửa khoảng 5 phút để tinh dầu trong lá thôi ra nước
- Tắt bếp rồi đổ ra khăn xô to, lọc bỏ bã, để nguội
- Tắm bình thường cho bé, đặc biệt là vùng da bị chàm sữa. Không nên rửa vào mắt vì trầu không có tính sát khuẩn, gây cay mắt.
Bị chàm sữa tắm lá gì - Có nên dùng lá ổi không?
Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá ổi có chứa nhiều chất như flavonoid, Tanin, Vitamin K, Beta sitosterol, Alpha limonene, Axit maslinic, Alpha limonene,… giúp sát khuẩn, chống viêm, nhiễm trùng, giảm ngứa rát ở người bị chàm, cân bằng đàn hồi cho da, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, trong một vài nghiên cứu còn cho thấy, lá ổi giúp ức chế nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus trong cơ thể. Loại vi khuẩn này là một trong những tác nhân gây ra các bệnh lý về da như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng ngoài da,…
Cách làm
Dùng khoàng 300g lá ổi loại lá không non, không già. Rửa sạch, để cho ráo nước.
- Cho vào nồi nấu cùng khoảng 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút để các tinh dầu và dược chất thôi ra nước.
- Tắt bếp và chờ nước nguội, lọc bỏ lá, chỉ lấy nước sạch, không có cặn.
- Tắm cho bé bình thường, chú ý hơn những vùng da bị chàm sữa
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa tắm lá gì ? Tắm lá sim có được không?
Nếu các mẹ đang băn khoăn không biết trẻ bị chàm sữa tắm lá gì thì hãy thử dùng lá sim nhé. Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá sim có chứa các chất như phenol, axit amin, axit hữu cơ, flavon-glucosid, Malvidin- 3 glucosid, axit betulinec… nên có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, cũng như làm lành những tổn thương do bệnh chàm gây ra cho trẻ.
Ít ai biết lá sim có tác dụng chữa chàm sữa
Cách làm:
- Lấy khoảng 200g lá sim, rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút.
- Cho lá sim vào nồi đun sôi lên, nước đổ ngập lá
- Sau khi đun sôi nhỏ lửa đun thêm 15 phút
- Cuối cùng lọc lấy nước, bỏ bã và để nguội rồi tắm cho bé
- Dùng liên tục khoảng 7-10 ngày sẽ có cải thiện.
Bên cạnh đó, mẹ có thể làm cao sim để bôi kết hợp cho nhanh khỏi. Cách làm như sau:
- Các mẹ dùng một nắm to lá sim, chọn những lá sim không bị sâu và không quá già, rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối 5-10 phút. Sau đó vò cho nát rồi cho vào nồi nước. Chú ý nước đổ ngập lá. Sau đó đun sôi thì nhỏ lửa. Cứ đun như vậy đến khi thành cao sim.
- Dùng cao sim này bôi lên vùng da của bé bị tổn thương, áp dụng kết hợp với việc tắm lá sẽ giúp bé dễ chịu và nhanh lành vết chàm.
Bé bị chàm tắm lá gì - Lá khế chua “thần dược” trị bệnh ngoài da
Là một loại cây đi vào trong những câu thơ, bài hát, câu chuyện thuở nhỏ, cây khế vốn rất quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng ít ai biết rằng, lá khế lại có tác dụng vô cùng bất ngờ trong việc điều trị các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy, mụn nhọt, lở loét, chàm sữa. Trong đông y, lá khế có tính lạnh, vị chát, có khả năng tán nhiệt, giải độc, lợi tiểu và tuyệt đối an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá khế cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Có tác dụng hỗ trợ phục hồi làn da tổn thương. Vậy nên, mẹ hãy thử dùng lá khế chua để tắm cho bé xem nhé.
Cách làm:
- Lấy khoảng 200g lá khế chua đem rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút.
- Rửa lại rồi vò nát, cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
- Đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước, bỏ bã
- Dùng nước này tắm cho bé mà không phải pha thêm nước trắng
- Khi tắm xong không cần tráng lại bằng nước sạch.
Bé bị chàm sữa tắm lá gì - Lá tía tô vừa trị chàm, vừa trắng da
Trong Đông y, lá tía tô là một loại thảo dược không chỉ trị ho, phong hàn, nôn mửa mà còn giúp giữ ẩm cho da, làm da mềm mịn. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá tía tô chứa hàm lượng chất kháng khuẩn tương đối cao, kèm theo đó là các khoáng chất (phốt pho, kẽm, lưu huỳnh, sắt,…) và vitamin B6, A, B1, B4, K, C giúp hỗ trợ tiêu viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn (nhờ tính kháng khuẩn), ổn định quá trình trao đổi chất bên trong & tăng cường hệ miễn dịch.
Cách dùng:
Lấy một nắm lá tía tô, lấy cả thân và lá, rửa sạch. Sau đó, đun một nồi nước sôi rồi thả tía tô vào, đun nhỏ lửa trong 10 phút, đợi cho đến khi tinh chất trong lá được tiết ra hết thì tắt bếp. Lọc nước, bỏ bã, đợi nước nguội rồi tắm cho bé. Không cần tráng lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, có thể kết hợp với bài thuốc đắp lá tía tô để mang lại hiệu quả cao hơn:
Lấy một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, cho thêm vài hạt muối. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị chàm sữa của bé khoảng nửa tiếng rồi rửa lại với nước sạch.
Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì - Lá xoan
Lá xoan hay còn có những tên gọi khác như cây sầu đông, xoan Ấn Độ, lá neem. Trong lá này có chứa nhiều hoạt chất như: Nimbin, desacety, nimbolide, nimbandial, lnimbinase nimbinene, quercentin… giúp điều trị mụn nhọt, vảy nến, chàm, gàu…
Lá xoan Ấn Độ giúp trị chàm sữa từ 4000 năm trước
Cách làm:
- Lấy một nắm lá xoan rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, nhỏ lửa trong 15 phút cho tinh dầu và hoạt chất thôi ra nước.
- Lọc lấy nước, bỏ bã rồi để nguội và tắm cho bé. Không cần tráng lại người bằng nước sạch.
Trẻ bị chàm tắm lá gì? Cách chữa chàm bằng lá lốt
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, lá lốt là loại cây có thành phần chống viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng, giảm đau. Bên cạnh đó, Đông y cũng nói lá lốt có tác dụng tán hàn, ôn trung, chỉ thống. Vì thế, các mẹ có thể dùng loại lá này để chữa các bệnh ngoài da như chàm, mụn nhọt, viêm da dị ứng...
Cách làm:
- Lấy 50g lá lốt, 50g kinh giới rửa sạch
- Cho 2 loại lá này vào ấm sắc thuốc, đổ ngập 2-3 cm
- Đun sôi thì nhỏ lửa, đun thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp, lấy nước, bỏ bã,
- Để nguội rồi dùng nước rửa vùng da bị chàm.
- Ngày làm vài lần để nhanh khỏi
3. Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì? Những điều cần ghi nhớ
- Chọn nguyên liệu lá có xuất xứ an toàn, rõ ràng, không thuốc trừ sâu
- Loại bỏ lá sâu, nẫu và rửa sạch, ngâm muối trước khi sử dụng
- Khi vùng da của bé bị tróc, loét, rỉ máu thì không nên tắm lá
- Nếu tắm lá mà tình trạng bị nặng hơn thì dừng lại và đưa trẻ tới bệnh viện để khám
- Khi mua loại thuốc nào bôi chàm sữa cần được bác sĩ tư vấn.
Kết luận
Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì an toàn, nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều mẹ Việt. Có rất nhiều loại lá mà mẹ có thể dùng tắm cho con nhưng tùy từng bé mà hợp với loại này hoặc loại khác. Đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của con, những thực phẩm nào cần kiêng để tình trạng chàm sữa không tiến triển. Chúc các bé mau khỏi bệnh để mẹ đỡ lo nha.