Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Em Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay?

18 thg 2 2020 10:49

Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt có thể được điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc hạ sốt cho trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần xem xét hành vi, biểu hiện của trẻ để biết được khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và khi nào thì nên đưa trẻ đi khám bệnh. Vậy, loại thuốc hạ sốt cho trẻ nào tốt nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Thuốc hạ sốt cho trẻ em gồm có những loại nào?

Trong danh mục các loại thuốc hạ sốt cho trẻ được sử dụng thì có 2 loại bao gồm:

 Thuốc Paracetamol (hay còn gọi là thuốc Acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả, đang được hầu hết các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên dùng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng của trẻ em thông thường là từ 4  6 giờ/ liều. Tuy nhiên, đối với những trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu phải là 8 giờ.

Khi trẻ bị sốt, cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt cho trẻ

 Thuốc Ibuprofen: Có tác dụng hạ sốt mạnh và duy trì được thời gian hạ sốt dài hơn so với thuốc Paracetamol. Tuy nhiên việc dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen cho trẻ em phải có sự chỉ định và hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Vì thuốc hạ sốt dạng này khi dùng cho trẻ có rất nhiều phản ứng phụ. Liều dùng từ 710 mg/ kg cho trẻ mỗi 68 giờ thông qua đường uống. 

 Chống chỉ định cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen đối với các trường hợp sau:

  •  Không được dùng khi trẻ đang bị loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.
  •  Trẻ nghi ngờ bị sốt hay đang bị sốt xuất huyết.
  •  Trẻ có tiền sử bị dị ứng với thuốc Ibuprofen, Aspirin và các loại thuốc chống viêm không có steroid khác.
  •  Trẻ bị hen suyễn, rối loạn đông máu, viêm phế quản co thắt, các bệnh về tim mạch, suy gan, suy thận,...
  •  Hạn chế sử dụng đối với trẻ em từ 0  6 tháng tuổi.

 Thuốc Aspirin: Không sử dụng cho trẻ em vì có nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Thuốc Aspirin được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em

Thuốc hạ sốt cho trẻ em và trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất hiện nay?

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ hấp thu thuốc của mỗi trẻ, các bậc cha mẹ có thể chọn loại thuốc hạ sốt được bào chế ở các dạng dưới đây với liều lượng khác nhau:

  •  Thuốc hạ sốt cho trẻ em dạng siro:  Loại thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 1 tuổi này có thể được bào chế đặc biệt với nhiều loại mùi vị thơm ngon, do đó rất phù hợp với sở thích của trẻ em. Cách sử dụng lại vô cùng tiện lợi, dễ đo lường với các hàm lượng thường dùng là Paracetamol 80mg/ 5ml, 150mg/ 5ml hoặc 250mg/ 5ml.
  •  Thuốc hạ sốt cho trẻ dạng gói bột: Đây là thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở lên. Loại này cũng được bào chế với nhiều hương vị trái cây cực kỳ thơm ngon, dễ uống cho trẻ em. Cha mẹ chỉ cần đổ bột thuốc ra chén, pha thêm một chút nước sôi, khuấy đều cho tan rồi cho bé uống.

Với trẻ đã biết nuốt nước hoặc thức ăn, cha mẹ nên cho con sử dụng các loại thuốc hạ sốt đường uống vì chúng cho tác dụng hạ sốt rất nhanh. Chẳng hạn như Paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột của bé vào trong máu chỉ sau khi uống khoảng từ 15  30 phút.

  •  Thuốc hạ sốt cho trẻ có hình viên đạn: Đây là loại thuốc hạ sốt cho bé dưới 1 tuổi, dùng để nhét vào hậu môn với 3 hàm lượng chủ yếu là 300 mg, 150 mg, 80mg. Dạng thuốc này rất thích hợp cho những trẻ bị sốt li bì, nôn nhiều mà lại không uống được thuốc hoặc khi trẻ ngủ say mà cha mẹ không muốn đánh thức trẻ dậy để uống thuốc. 

Tuy nhiên, dùng liều thuốc hạ sốt cho trẻ em qua đường hậu môn thường có tác dụng chậm hơn đường uống khoảng từ 15  20 phút vì khả năng hấp thụ hoạt chất Paracetamol từ trực tràng vào máu cần nhiều thời gian hơn. 

Thuốc hạ sốt cho trẻ thiếu g6pd nên dùng như thế nào?

 Khi trẻ bị sốt, tốt nhất các bậc phụ huynh nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ để giảm đau, đồng thời hạ sốt vì đặc tính của chúng tương đối an toàn và cũng ít tác dụng phụ. Nhưng Paracetamol lại được các bác sĩ khuyến cáo là không nên sử dụng cho những trẻ đang mắc bệnh thiếu men G6PD. Vậy Paracetamol có tuyệt đối chống chỉ định đối với những trẻ này hay không?

 Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy Paracetamol chỉ gây ra chứng tan máu nếu trẻ em bị thiếu men G6PD sử dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài. Việc sử dụng thuốc hạ sôts Paracetamol đúng liều lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến mức độ glutathione có trong máu, đồng thời không gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết ở trẻ. 

Do đó, Paracetamol không chống chỉ định tuyệt đối với những trẻ bị thiếu men G6PD. Cha mẹ vẫn có thể cho trẻ sử dụng Paracetamol với một liều lượng vừa đủ để có thể “đập tan” những cơn sốt cao trên 38,5 độ C. 

 Cách xử lý khi trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD bị sốt như sau:

  •  Trẻ bị sốt nhẹ (< 38,5 độ C): Hạ sốt cho trẻ bằng cách nới lỏng quần áo, thay quần áo mỏng, lau nước ấm lên trán, cổ, nách, bẹn,... và cho trẻ uống thật nhiều nước.
  •  Trẻ bị sốt vừa đến cao (>= 38,5 độ C): Xử lý cũng giống như khi trẻ bị sốt nhẹ, đồng thời cho trẻ uống thuốc Paracetamol liều lượng 10mg/ kg thể trọng để hạ sốt và phòng co giật cho trẻ. 

Vậy, thuốc hạ sốt cho trẻ uống cách nhau bao lâu? Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt của trẻ ít nhất là 6 tiếng. Xử trí cơn sốt cho trẻ xong, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhà càng sớm càng tốt để được chẩn đoán nguyên nhân và được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bài thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 1 tuổi đơn giản từ thực phẩm

 Lòng trắng trứng giúp hạ sốt cho trẻ: Lòng trắng trứng gà, vịt có tác dụng như một loại gel lạnh, khi thoa lên da sẽ giúp hấp thu nhiệt lượng, giảm sốt cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ  hãy tách lấy 2 lòng trắng trứng, đánh đều lên. Ngâm 2 chiếc khăn xô mềm và sạch vào bát dung dịch lòng trắng trứng rồi lấy ra, đem quấn quanh dưới 2 lòng bàn chân của bé. 

Nên cho trẻ đi tất chân để giúp cố định khăn và tránh làm rơi rớt lòng trắng trứng ra bên ngoài. Khoảng 30 phút mẹ bỏ tất và khăn xô ra, lấy khăn khô sạch lau sạch lòng bàn chân cho bé, khi đó sẽ thấy bé đã hạ sốt. 

Lòng trắng trứng gà, vịt có tác dụng hạ sốt cho trẻ

 Hoa quả giàu vitamin C: Trong khi trẻ nhỏ đang bị lên cơn sốt, cơ thể bé cần phải bù nước kịp thời. Các loại nước trái cây tươi như nước cam, chanh, bưởi, quýt,... sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là hạ sốt nhanh chóng. Đây cũng là một vị thuốc hạ sốt cho trẻ 1 tuổi mà các bậc cha mẹ nên tham khảo.

 Nước ép dưa hấu: Dưa hấu mang lại vị ngọt, tính hàn nên sẽ giúp thanh nhiệt, giảm sốt cho bé cực hiệu quả. Nếu trẻ đã biết ăn dưa hấu, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp khoảng 300  500 gram hoặc ép nước dưa hấu để cho trẻ uống.

 Nước dừa: Trong số các “siêu thực phẩm” giúp trẻ hạ sốt nhanh không thể không kể đến nước dừa. Đây là một loại nước giải khát và bù nước cực kỳ tốt cho cơ thể, đặc biệt đối với những trẻ sốt cao, cơ thể đang bị mất nước. Nước dừa có chứa nhiều hàm lượng kali, vitamin C, đặc biệt là các chất điện giải nên rất cần thiết đối với trẻ đang bị sốt.

Nước dừa có chứa nhiều hàm lượng kali, vitamin C giúp trẻ hạ sốt nhanh

 Cháo nấu bằng đậu xanh: Khi trẻ nhỏ đang bị sốt, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng và nóng ấm như cháo, súp. Khi nấu cháo, cha mẹ có thể cho thêm 1 nắm đậu xanh vào để nấu cùng. Đậu xanh có chứa nhiều axit amin nên rất tốt cho dạ dày và lá lách của trẻ. Hơn nữa, còn có tác dụng sản sinh ra các kháng thể miễn dịch, giúp cơ thể kháng viêm, tiêu độc, từ đó giúp hạ sốt hiệu quả.

Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro cho trẻ?

 Không tự ý cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc hạ sốt khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ.

 Liều lượng của thuốc hạ sốt cần căn cứ vào cân nặng thực tế của trẻ, chứ không phải tính theo tuổi. Do đó, bố mẹ cần sử dụng đúng liều, đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh nhất cho trẻ.

 Không nên sốt ruột khi đã cho trẻ uống thuốc mà chưa thấy hạ sốt ngay. Đặc biệt, cần tuân thủ khoảng cách an toàn đó là 4  6 tiếng giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để không bị quá liều. Nếu trẻ bị quá liều có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính, điều này rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Cần tuân thủ khoảng cách từ 4  6 tiếng giữa 2 lần sử dụng thuốc

 Thuốc hạ sốt khi dùng phải đang còn hạn sử dụng, chữ in rõ ràng.

 Tuyệt đối không sử dụng kết hợp thuốc Paracetamol và Ibuprofen vì làm tăng cường độc tính của 2 loại thuốc này.

 Dù là sử dụng dạng thuốc nào cho trẻ, từ viên đặt, siro hay dạng gói bột thì thành phần thuốc hạ sốt cũng như nhau. Do đó, cha mẹ vẫn cần tuân thủ thời gian an toàn giữa 2 lần sử dụng. Ví dụ như đang cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol dạng gói bột, nếu muốn sử dụng thêm dạng viên hạ sốt đặt hậu môn thì cũng cần phải đợi tối thiểu 4 giờ mới được đặt và chỉ uống tối đa 4 lần/ ngày đối với thuốc Paracetamol.

Kết luận

Phụ huynh nên hết sức chú ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sao cho an toàn và hiệu quả, tránh gây ra những tác dụng nguy hiểm không mong muốn đối với trẻ. Nếu trẻ sốt cao, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kịp thời khám chữa.

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp