Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh trước giờ đều được các chuyên gia y tế khuyến khích. Tuy nhiên, tắm nắng lợi hay hại nhiều hơn? Tắm nắng như thế nào mới là đúng cách? Zcare xin tổng hợp các kiến thức đúng, chuẩn mà các bác sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước đã chia sẻ đến các mẹ.

1. Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không?

Nhiều mẹ thắc mắc có nên phơi nắng cho trẻ sơ sinh không, đa phần các mẹ đều được các bác sĩ, y tá và nhiều mẹ bỉm rỉ tai tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D tốt cho sự phát triển của xương. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy, việc tắm nắng không tốt như bạn tưởng? Để trả lời cho câu hỏi có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không thì các mẹ phải hiểu bản chất của việc tắm nắng cũng như hiểu được kiến thức về bước sóng ánh sáng mặt trời.

Chỉ có tia UVB giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể nhưng lại làm tổn thương da

Ánh mặt trời bao gồm 7 phổ màu là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím được xếp theo thứ tự bước sóng ngắn dần. Trong đó, các tia nhìn thấy được là các tia chúng ta thường nhìn thấy trên cầu vồng sau mưa và các tia không nhìn thấy được là tia cực tím hay tia UV. Tia UV được chia làm 3 loại là tia UVA, tia UVB và tia UVC. Chúng ta cùng tìm hiểu về các tia này để xem tia nào có thể giúp bé tổng hợp vitamin D nhé:

- Thứ nhất là tia UVA: Chiếm 95% tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, có bước sóng dài nhất khoảng 320 - 400 nm. Tia UVA có khả năng xuyên thấu qua tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng. Thậm chí một số loại kem chống nắng cũng không cản được tác động của tia UVA. Như vậy, tia UVA xuất hiện xuyên suốt trong thời gian có ánh nắng mặt trời, ngay cả khi trời nhiều mây âm u hay có mưa thì tia UVA vẫn xuất hiện.

Tia UVA chính là tác nhân gây đen da, lão hóa da, sạm da, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da. Đặc biệt lưu ý các mẹ là tia UVA hoàn toàn không có khả năng tổng hợp vitamin D nhé. Chính vì thế, các mẹ cho con tắm nắng buổi sáng theo nhiều người mách hay theo một số tin từ báo không chính thống là phản khoa học nha. 

- Thứ 2 là tia UVB: Đây là tia duy nhất có trong ánh nắng có khả năng kích thích tiền chất vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi ở cơ thể con người.  Vì sao lại vậy? Vitamin D được tạo ra trên da thông qua quá trình quang hợp, quang phân và quang ly. Da người có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol là tiền thân của vitamin D. Khi ánh nắng chiếu vào da, tia UVB có trong ánh nắng sẽ phá vỡ liên kết phân tử của 7-dehydrocholesterol, nhờ đó chuyển hóa 7-dehydrocholesterol thành vitamin D3, giúp cơ thể hấp thụ được lượng canxi cần thiết.

Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA, khoảng 290 - 320nm nên hầu hết nó bị tầng ozone hấp thụ. Chỉ còn rất ít (khoảng 3-5 %) tia UVB xuyên qua được tầng ozone xuống bề mặt Trái Đất. Tia UVB chỉ tới được trái đất khi mặt trời lên cao và tạo được góc 50 độ với trái đất, tức là từ 9h sáng-4h chiều. Dù có lợi ích giúp tổng hợp vitamin D là nội tiết tố quan trọng cho cơ thể, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với cường độ mạnh, tia UVB cũng có thể gây cháy da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, tắm nắng trong thời gian có bức xạ UVB thực sự sẽ hại nhiều hơn lợi.

- Thứ 3 là tia UVC: Đây là tia có bước sóng ngắn nhất khoảng từ 200 - 190 nm nhưng lại là loại tia độc hại nhất đối với sức khỏe của con người. Nhưng một tin mừng là tia UVC lại được tầng ozone hấp thụ trước khi chiếu xuống mặt đất nên hầu như không ảnh hưởng đến da. Nó cũng không có tác dụng tổng hợp vitamin D. 

Nói chung, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương của trẻ em. Trẻ hấp thụ 20% vitamin D từ thức ăn và 80% được tổng hợp qua da từ ánh nắng mặt trời. Trẻ lớn các mẹ có thể vẫn cho trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời nhưng với trẻ sơ sinh thì cần thận trọng, tắm trong những khung giờ phù hợp với thời tiết.

2. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ tốt nhất?

Theo khuyến cáo của các viện dinh dưỡng trên thế giới, trung bình trẻ nhỏ từ 0 - 18 tuổi cần 400 - 1000 IU vitamin D/ngày. Vì thế, các mẹ chỉ cần cho bé phơi nắng khoảng 15 phút/ngày là đã có thể tổng hợp đủ 50% lượng vitamin D cần thiết cho một ngày. Còn lại, có thể cho bé ăn thêm trứng, uống sữa có bổ sung vitamin D. Nếu không được tắm nắng, mẹ có thể cho bé uống vitamin D dưới dạng nhỏ giọt.

Vậy, nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ mấy giờ ? Theo các nhà khoa học trên thế giới công bố tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Khuyến cáo này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.

Làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, da bé hoàn toàn không có khả năng chống bức xạ của tia UV. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Đối với trẻ lớn và người lớn, thời gian ánh nắng mặt trời nhiều tia UVB giúp cơ thể sản sinh vitamin D nhiều nhất là giữa trưa. Tuy nhiên phơi nắng vào thời điểm này dễ gây tổn thương da. 

“Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao của cơ thể là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam là trong khoảng 9-10h sáng hoặc từ 3-4h chiều”. (Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng Nhóm Nghiên cứu Cơ Xương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ)

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng khoảng 5- 15 phút mỗi ngày

Cụ thể mẹ nên tùy theo thời tiết từng ngày, thời tiết mùa trong năm để điều chỉnh thời gian này cho linh hoạt hơn:

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mùa hè có thể bắt đầu từ 9h sáng đến 9h15’. Chỉ nên tắm nắng cho bé những hôm trời không nắng gắt. Nếu trời nắng quá thì không nên bởi vì tia UVB sẽ gây tổn thương cho làn da của bé.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông thì có thể tắm từ 10h sáng hoặc muộn hơn trong khung giờ vừa nói trên một chút.

Một số mẹ bận không có thời gian tắm nắng buổi sáng hỏi tắm nắng cho bé buổi chiều được không? Các mẹ tùy thuộc vào mùa, vào thời tiết nhé. Mùa hè thường 4h chiều nắng vẫn gắt nên tốt nhất không nên tắm. Còn mùa đông thì khoảng thời gian 3- 4h chiều thích hợp để mẹ cho con tắm nắng nhé. Nhớ là chỉ cần 10-15 phút là được nha các mẹ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một lời khuyên rằng trẻ sơ sinh 0 đến 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

3. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng nhất

Có thể nhiều mẹ nghĩ cứ mang con đặt ra nơi có nhiều nắng là tắm nắng nhưng không phải đâu nhé. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách là phải thực hiện như sau:

- Về trang phục và phụ kiện: Nếu là mùa hè, mẹ mặc áo cộc mỏng, quần cộc ngắn. Nếu là mùa đông, mẹ nên tắm nắng cho con những ngày ấm, mặc quần áo mỏng có lỗ thông hơi càng tốt. Đầu đội mũ có vành, mắt đeo kính râm hoặc miếng vải che mắt. Nếu không, mẹ cũng có thể đặt đầu bé ngược hướng với mặt trời không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt tránh tia cực tím có hại cho mắt và não trẻ. 

Nên bảo vệ mắt, đầu và bộ phận sinh dục của bé khi tắm nắng

- Về địa điểm: Nên cho bé tắm nắng ở nơi không có bụi, khói hay nhiều gió, nhất là mùa đông. Tắm nắng cho trẻ qua cửa kính cũng sẽ không có tác dụng mà phải để ánh mặt trời chiếu vào da bé trực tiếp. Nguyên nhân là vì tia UVB không xuyên qua nước, mây, quần áo, kính và kem chống nắng. 

- Cách tắm nắng tốt nhất cho trẻ là để các bộ phận cơ thể trẻ tiếp xúc lần lượt, trực tiếp với ánh nắng như bàn chân, cổ chân, bàn tay, cổ tay, lưng, ngực…

- Thời gian tắm nắng cho trẻ có thể kéo dài từ 15-30 phút nhưng không nên kéo dài hơn.

- Sau tắm nắng xong, mẹ nên cho bé bú lập tức để tránh mất nước. Và sau khoảng 20-30 phút có thể tắm nước ấm cho trẻ.

- Mỗi đợt tắm nắng khoảng 15 ngày sau đó cho trẻ nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục chu kỳ mới.

- Trẻ có tiền sử gia đình bị ung thư da, da trắng và có tàn nhang / đốm nâu trên mặt nên cẩn thận hơn.

- Nếu tình huống và điều kiện không khả thi, đừng buộc trẻ phải tắm nắng.

4. Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da?

Có thể nhiều mẹ không biết nhưng từ 2004 AAP (Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ) đã khuyến cáo không phơi nắng để trị vàng da ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh là do cơ thể bé tạo ra nhiều chất bilirubin từ hồng cầu bị phân hủy mà gan chuyển hoá không kịp. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ hết sau vài tuần. Nếu là bệnh lý vàng da, chất bilirubin sẽ vào trong não, gây tổn thương não vĩnh viễn. Do vậy, bé cần được khám sớm và bác sĩ theo dõi liên tục. 

Theo bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng (đang sinh sống và làm việc tại bang Texas (Mỹ): Để điều trị vàng da bệnh lý, người ta phải làm giảm được bilirubin trong cơ thể. Có thể thay máu hoặc chiếu đèn, trong đó cách thứ 2 được sử dụng phổ biến hơn. Phương pháp sử dụng đèn chiếu là là dùng đèn chiếu có sóng bức xạ 450-460 chiếu vào da. Ở mức sóng này, bilirubin sẽ hấp thu ánh sáng và chuyển hoá thành dạng đồng phân có thể hoà tan trong nước và thải qua thận. Nhiều mẹ nghĩ, ánh sáng mặt trời bao cũng gồm mức sóng này nên chắc có thể giảm bilirubin. Đúng là như vậy, nhưng thực hiện thì không hề khả thi chút nào.

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng gây sốt MXH với nhiều chia sẻ có ích

Các mẹ có biết, khi chiếu đèn điều trị vàng da bệnh lý, trẻ phải bỏ hết quần áo, chỉ mặc tã, che mắt, nằm dưới ánh đèn liên tục ngày đêm trừ lúc bú. Thậm chí phải lót tấm lót có đèn dưới lưng nếu bé nào bị vàng da nhiều. Như vậy mới có thể làm giảm lượng bilirubin đáng kể. 

Theo các nghiên cứu về chiếu đèn thì 15 phút chiếu đèn liên tục mới có tác dụng giảm bilirubin, mất 4 tiếng mới bắt đầu đạt hiệu quả tối đa. Do đó, phương pháp phơi nắng chữa vàng da là không thể thực hiện, thậm chí, nếu cho bé tiếp xúc với tia cực tím còn có thể khiến bé bị làm bỏng da và tăng nguy cơ ung thư da. Nên tốt nhất bé bị vàng da, các mẹ nên cho bé đi khám để được chẩn đoán mức độ và chiếu đèn nhé

5. Lời khuyên của bác sĩ

Theo bác sĩ Trịnh Đình Thế Nguyên - Bệnh viện Nhi đồng 1 tư vấn với các mẹ bỉm: Để phát huy hiệu quả của tia UV và phòng ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời cho trẻ, các mẹ cần lưu ý các điểm sau:

- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc trực tiếp quá mức với ánh nắng mặt trời một cách cố tình (đem trẻ phơi nắng).

- Vẫn cho trẻ chơi và tiếp xúc với môi trường tự nhiên ngoài trời để phát triển tinh thần vận động. Trẻ lớn phải trang bị các công cụ chống nắng như mắt kính, thoa kem chống nắng,... nhất là khi bắt đầu nắng gắt.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D nếu cần trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn, hoặc trẻ nhỏ uống ít hơn 400ml sữa công thức/ngày.

Lưu ý, trẻ uống sữa công thức với lượng từ 700ml trở lên/ngày thì không cần bổ sung vitamin D.

- Một số thực phẩm như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng… trong chế độ ăn hàng ngày cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu cần thiết cho trẻ mỗi ngày.

Kết luận

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp hấp thụ được tối đa vitamin D nhưng chỉ có tia UVB mới có khả năng làm được điều đó. Tuy nhiên, tia này chỉ xuất hiện trên trái đất từ 10h sáng tới 4h chiều. Vì thế, mẹ cần xem thời tiết để tắm nắng cho con vào những ngày nắng dịu thôi nhé. Không cho con phơi nắng quá nửa tiếng sẽ gây hại cho da của bé. Nếu thiếu vitamin D, mẹ có thể bổ sung bằng đường uống chứ không nhất nhất mang bé đi tắm nắng mẹ nha.

Nguồn tham khảo

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Trẻ Bị Chàm Sữa Tắm Lá Gì Mềm Da, Hết Ngứa, Nhanh Khỏi

Trẻ Bị Chàm Sữa Tắm Lá Gì Mềm Da, Hết Ngứa, Nhanh Khỏi

26 thg 8 2020 17:59

Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Làm thế nào để trị chàm sữa nhanh, dứt điểm mà vẫn an toàn cho sức khỏe và làn da mỏng manh của bé. Xem giải đáp ngay
Đọc tiếp
My title page contents