Tại Sao Bà Bầu Không Được Ngồi Xổm? Ngồi Thế Nào Mới Đúng?

28 thg 11 2019 09:25

Chắc hẳn chị em phụ nữ vẫn thường hay nhắc nhở nhau là không được ngồi xổm. Và các mẹ sẽ thắc mắc rằng tại sao bà bầu không được ngồi xổm trong thai kỳ? Và làm thế nào để chọn cho mình một tư thế ngồi thích hợp nhằm giúp cho mẹ và bé khỏe nhất trong suốt thời kỳ bầu bí? Nếu chưa rõ câu trả lời thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, các mẹ nhé.

Bà bầu ngồi xổm có sao không? Và đây là câu trả lời!

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm khi mang thai là những thắc mắc của nhiều chị em hiện nay. Thói quen ngồi xổm có vẻ tiện lợi đối với nhiều người, nhưng đối với bà bầu thì tuyệt đối nên tránh. Bởi lẽ, việc ngồi xổm trong suốt thai kỳ sẽ gây ra những tác hại như sau:

Nga Mẹ bầu ngồi xổm có thể khiến cho tĩnh mạch bị suy giãn, phù nề: 

  •  Mặc dù việc  ngồi xổm không ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức đến sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu để kéo dài, tình trạng này sẽ khiến cho tĩnh mạch của bà bầu bị suy giãn một cách nghiêm trọng, thậm chí còn có thể gây phù nề. 
  •  Nguyên nhân chủ yếu là khi ngồi xổm, phần cơ thể dưới và cột sống của bà bầu sẽ phải chịu một áp lực vô cùng nặng nề. Trong khi đó ngay khi mới mang thai cũng đã phải chịu áp lực này rồi. 

Mẹ bầu cần lựa chọn tư thế ngồi đúng đắn cho mình

  • Với áp lực quá mạnh và quá lâu dài, các mạch máu trong cơ thể sẽ bị ùn tắc, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Từ đó, gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu và khiến cho chân tay bị phù nề.

Nga Khi ngồi xổm sẽ gia tăng áp lực lên bàng quang: Khi mới mang thai, bàng quang của mẹ bầu vốn đã phải chịu một áp lực rất lớn và sẽ càng tồi tệ hơn nếu như mẹ bầu lại có sở thích ngồi xổm. Việc bàng quang bị tăng cường áp lực khi ngồi xổm có thể khiến cho bà bầu bị đau đớn ở phần bụng dưới và gây khó chịu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của mẹ bầu.

Nga Ngồi xổm nhiều khiến cho bà bầu mất trọng tâm và dễ bị té ngã:

  • Khi bụng bầu to dần lên, bà bầu sẽ rất dễ bị mất trọng tâm, đặc biệt là khi đang ngồi xổm. Điều này có thể khiến cho các bà bầu dễ bị ngã nên cực kỳ nguy hiểm đối với thai nhi và cho cả sức khỏe của mẹ.
  • Tuy nhiên, tư thế này lại được các chuyên gia khuyến khích cho các bà bầu sắp sinh như là một trong những bài tập để giúp cho xương chậu nở ra. Từ đó, mẹ bầu có thể dùng sức ép lên tử cung để đẩy cho em bé ra ngoài dễ hơn. Việc này mẹ bầu sẽ được các bác sĩ hoặc hộ lý sẽ hướng dẫn một cách cụ thể hơn.

Ngồi xổm nhiều khiến cho bà bầu mất trọng tâm và dễ bị té ngã

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Nga Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Câu trả lời sẽ là Có, nếu như mẹ bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi, mẹ bầu nên đi vệ sinh bằng bồn cầu ở dạng ngồi bệt. 

Nga Nếu trong nhà không có bồn cầu dạng ngồi, bà bầu khi đi vệ sinh nên đi nhanh, tránh tình trạng ngồi xổm quá lâu.

Nga Mặc dù việc ngồi xổm không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng đối với thai nhi và mẹ bầu. Nhưng theo các chuyên gia y tế, vào giai đoạn sắp sinh thì bà bầu nên ngồi xổm đúng tư thế để có thể dễ sinh hơn.

Tư thế ngồi “chuẩn không cần chỉnh” cho bà bầu

Những triệu chứng khó chịu đặc trưng trong thai kỳ cộng với việc tăng cân nhanh chóng sẽ khiến mẹ cảm thấy vô cùng căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức khắp người. 

Do đó, khi ngồi xổm không đúng cách, mẹ bầu sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn nữa lên phần dưới (đặc biệt là vùng chậu) của cơ thể, khiến cho các triệu chứng này càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, việc mẹ bầu ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Đó là lý do mà mẹ bầu cần chọn cho mình tư thế ngồi đúng. Đó là:

  • Nga Luôn ngồi thẳng lưng, phần vai hơi đẩy ra phía sau, không chùng lưng xuống nhưng cũng không đẩy người lên quá cao.
  • Nga Nên ngồi sâu hẳn vào trong lòng ghế, mông chạm hẳn vào lưng ghế để đảm bảo rằng lưng của mẹ bầu sẽ tìm được điểm tựa tốt. Nếu cần, mẹ bầu nên trang bị thêm 1 chiếc gối đệm ở chỗ đường cong của phần lưng, như thế mẹ sẽ ít bị mỏi và không đau lưng.
  • Nga Khi ngồi, mẹ bầu chú ý không gác cao chân lên hay bắt chéo chân. Hãy bảo đảm bàn chân được đặt thoải mái trên sàn. Hoặc mẹ bầu cũng có thể đặt chân thoải mái lên trên chiếc ghế thấp dùng để kê chân. Khi đó, đầu gối tạo một góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ra ở cả hai bên hông.
  • Nga Khi ngồi ghế xoay, mẹ bầu cũng nên chú ý đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, mẹ bầu cần xoay cả người.
  • Nga Mẹ bầu cũng không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, ngồi xuống nhẹ nhàng, có thể duỗi người, đi lại một chút, uống nước,… Để đứng lên một cách vững chãi, mẹ bầu hãy dịch người về trước rồi mới đứng dậy bằng cách để thẳng chân, tránh tình trạng phải chồm người lên để đứng dậy.
  • Nga Và tốt nhất, mẹ bầu hãy tập ghi nhớ và có thói quen ngồi đúng tư thế ngay từ trước khi bắt đầu mang thai. Điều này hoàn toàn không hề thừa chút nào đâu nếu như mẹ bầu muốn có sức khỏe tốt và một vóc dáng người đẹp hơn đấy.

Tư thế lên, xuống cầu thang cho bà bầu

Nga Khi lên cầu thang, mẹ bầu không được quá khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng mà tốt nhất nên duỗi thẳng lưng. Lúc đi xuống cầu thang, các bà bầu cần chú ý nhìn cho rõ các bậc cầu thang, bước lên, bước xuống đều phải chậm rãi và thật chắc chắn. Không nên chỉ bước xuống bằng mũi chân mà nên đưa cả bàn chân xuống, nếu không, sẽ khiến cho mẹ dễ bị mất thăng bằng và ngã.

Khi lên cầu thang, mẹ bầu cần chậm rãi, không được quá khom lưng 

Nga Tư thế cúi xuống nhặt đồ vật: Khi muốn cúi xuống để nhặt các đồ vật trên mặt đất, trước hết mẹ bầu phải gập 2 đầu gối xuống trước, sau đó mới từ từ hạ eo xuống. 

Khi nào ngồi xuống cảm thấy vững chắc rồi mẹ mới cúi nhặt đồ vật. Sau khi đã nhặt xong, mẹ nên chậm rãi đứng thẳng lên. Tuyệt đối không được cúi khom người khi nhặt các đồ vật. 

Nga Đi đứng nhẹ nhàng khiến mẹ tránh được ảnh hưởng xấu cho con. Có thể nói rằng, câu “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” là cực kỳ đúng đắn và phù hợp cho các mẹ bầu trong lúc này. 

Những tư thế ngồi bà bầu tuyệt đối nên tránh

Nga Ngồi vắt chéo chân: Đây là một tư thế ngồi cực kỳ nguy hại cho sức khỏe mẹ bầu, chẳng hạn như dễ dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân (do mạch máu bị cản trở lưu thông nên phình to ra), chèn ép các thần kinh ở đùi, gây viêm khớp thoái hóa sớm. Thậm chí các bộ phận khác như: chân, hông, cột sống cũng có thể bị biến dạng… Chị em phụ nữ mang thai ngồi tư thế này sẽ càng làm tình trạng sưng phù chân trong thai kỳ trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Nga Ngồi xổm: Đây là tư thế ngồi có hại mà mẹ bầu tuyệt đối nên tránh.
  • Nga Ngồi không có chỗ tựa lưng: Hãy tạo ra chỗ dựa để cho lưng và cột sống của mẹ bầu được nghỉ ngơi cũng như để giúp mẹ giữ lưng thẳng, từ đó có thể giảm thiểu được tình trạng đau mỏi lưng ê ẩm. Vậy nên mẹ bầu đừng ngồi ghế đẩu hay những chiếc ghế có phần tựa lưng thấp nhé.
  • Nga Ngồi ngả người về phía trước: Thay vì ngả người ra sau, nhiều người khi làm việc ở bàn giấy lại có thói quen chồm người, đẩy người về trước như muốn tựa bụng vào bàn, thậm chí là nằm lên bàn. 

Chị em đừng ngồi như vậy, nhất là khi đang mang thai, vì tư thế này sẽ tạo ra nhiều áp lực lên bụng bầu, không chỉ khiến cho mẹ bất tiện mà còn không tốt cho sức khỏe của con chút nào cả.

Nga Nửa nằm nửa ngồi: Đây cũng là một tư thế ngồi xấu, thường thấy khi các chị em ở nhà. Và tư thế ngồi này cũng tạo thêm nhiều áp lực không cần thiết lên phần cột sống. Đó là lý do vì sao mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng lưng khi ngồi như vậy một lúc lâu.

Ngồi vắt chéo chân là một tư thế ngồi cực kỳ nguy hại cho sức khỏe mẹ bầu

  • Nga Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành vệ sinh cơ thể, tắm rửa, gội đầu hay làm bất cứ việc gì khác, kể cả đi vệ sinh, mẹ bầu cũng nên chú ý không nên ngồi xổm nhé. Bởi ngồi xổm là tư thế cực kỳ nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và con. 
  • Nga Hơn nữa, khi tắm rửa, bà bầu cũng không nên ngâm mình vào trong bồn nước quá lâu. Bởi lẽ, điều này có thể khiến cho các vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường âm đạo, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Nga Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý là không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là không nên tiến hành xông hơi. Bởi lẽ, việc xông hơi có thể khiến cho các mẹ bầu bị rạn da, nứt da rất khó coi.

Kết luận

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp cho các chị em có được đáp án chính xác cho câu hỏi tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Tóm lại, bà bầu không được ngồi xổm vì có thể gây ra tình trạng phù nề chân tay, suy giãn tĩnh mạch, đau bụng dưới,…ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, việc chọn lựa tư thế ngồi, đi, đứng là cực kỳ quan trọng đối với các chị em đang mang thai. Chúc mẹ bầu luôn có được một sức khỏe tốt để chăm sóc tốt nhất cho con yêu! 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp