Những Điều Mẹ Cần Biết Về Hiện Tượng Ra Máu Cục Đen (Huyết Đen) Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

23 thg 7 2019 16:33

Mang thai là niềm hạnh phúc của nhiều bậc cha mẹ khi có thể chào đón những đứa con của mình. Tuy nhiên, đây cũng là khởi đầu đầy gian nan của nhiều bà mẹ. Bởi những vấn đề trong suốt quá trình thai kỳ có thể xảy đến và làm ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Trong số đó thì tình trạng ra máu đen khi mang thai là điều thường thấy. Và theo nhiều ý kiến thì đây là một dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm với mẹ bầu. Để làm rõ hiện tượng này, các mẹ hãy đọc thông tin trong bài viết này nhé.

Tại sao mẹ bầu lại ra máu đen?

Hiện tượng bị chảy máu khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp ở những bà bầu. Thông thường, chỉ sau 2 đến 3 ngày, hiện tượng này sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, có những trường hợp ra máu là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe của mẹ như ra máu đen khi mang thai. Và nguyên nhân khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng này là do:

  • Mẹ bị nhau tiền đạo

Triệu chứng nhau tiền đạo thường xảy ra khi mẹ bầu đã mang thai được 4 tháng trở đi. Lúc này, không chỉ ra huyết đen khi mang thai mà mẹ còn có thể thấy những cục máu đông. Sau vài ngày theo dõi, tình trạng ra máu cục đen khi mang thai này ngày càng nhiều hơn.

Như vậy, mẹ có thể khẳng định phần nhau thai ở trong bụng mẹ che phủ tử cung một phần nào đó hoặc cũng có thể là toàn bộ. Thêm nữa, vị trí hiện tại của nhau thai cũng đã bị sai lệch so với vị trí vốn có của nó. Từ đó, đường để thai nhi có thể chui ra khi mẹ lâm bồn đã bị bịt kín lại.

Cho nên, tới ngày chào đời của em bé mẹ sẽ dễ bị khó sinh và gặp nhiều nguy hiểm hơn. Và đa số những trường hợp nhau tiền đạo sẽ phải sinh mổ chứ không thể sinh thường. Không chỉ vậy, bé sau khi sinh thường bị nhẹ cân vì không thể nhận được đầy đủ dưỡng chất từ cơ thể mẹ.

  • Mẹ bị động thai, sảy thai tự nhiên hoặc dọa sảy thai

Ở trường hợp này, đi kèm với ra máu đen của mẹ bầu không phải là những cục máu đông mà là những biểu hiện của chứng đau bụng dưới vô cùng dữ dội. Thêm vào đó, mẹ còn gặp phải tình trạng chuột rút với đau lưng…

Đây được xem là hiện tượng rất nguy hiểm cho các mẹ vì đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang bị động, có khả năng sảy thai cao hoặc là nguy cơ sắp rơi vào tình huống này. Để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, người thân phải đưa mẹ đi bệnh viện khám nhanh chóng để được chẩn đoán chính xác và có cách chữa trị kịp thời.

  • Mẹ bị mang thai ngoài tử cung

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho mẹ bầu bị ra máu đen là tình trạng mang thai ngoài tử cung. Khi trong hoàn cảnh này, mẹ sẽ luôn thấy mình có dấu hiệu ra máu màu đen nhưng với lượng rất ít.

Không chỉ vậy, những cơn đau bụng dưới cùng vùng hố chậu luôn thường trực làm cho mẹ khó chịu và chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi. Khi đó, mẹ nên đi khám ngay để kịp thời có phương pháp xử lý chính xác.

Bởi đây là một hiện tượng rất nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi mà ngay cả bản thân người mẹ cũng khó giữ được.

ra máu cục đen khi mang thai 7 tuần

Đau bụng dưới khi bị ra máu đen là biểu hiện của việc mang thai ngoài tử cung

  • Mẹ bị thai chết lưu

Trong quá trình mang thai, mẹ thường có thể cảm nhận được những vận động nhẹ của bé và hay bị ốm nghén. Nhưng với hiện tượng ra máu đen này, những hoạt động thường ngày của thai nhi bỗng dưng không còn, các triệu chứng ốm nghén cũng đột nhiên biến mất và không phát hiện được tim thai khi đi siêu âm thai.

Điều này cho thấy có khả năng cao thai nhi đã bị chết lưu. Thông thường, việc thai nhi chết lưu hay xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở những tháng khác.

Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan và nên đi khám ngay ngay khi nhận thấy những biểu hiện khác thường của cơ thể như việc ra máu đen bất thường này.

Ra máu đen khi mang thai có nguy hiểm không?

Dù là trong giai đoạn nào của thai kỳ thì sức khỏe của cả mẹ và bé đều rất quan trọng và dễ bị tác động. Cho nên, chỉ cần ăn uống không điều độ, chăm sóc bản thân sai cách đều có thể làm cho mẹ gặp phải những triệu chứng bệnh nguy hiểm và khiến cho em bé bị ảnh hưởng theo.

Khi đó, bé sẽ khó có thể phát triển đầy đủ và khỏe mạnh để chào đời an toàn. Chính vì điều này, người mẹ phải luôn chú ý đến cơ thể chính mình hằng ngày. Mỗi sự thay đổi khác thường đều có thể là dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể là tình trạng ra máu đen khi đang mang thai này có thể là một biểu hiện của việc nhau tiền đạo, có thai ngoài tử cung, thai nhi chết lưu hay sảy thai…

Có người phụ nữ không may mắn vì có con và bị mất con mà không biết cho đến khi đi khám. Vì những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại, mẹ bầu phải nhanh chóng đến những cơ sở y tế uy tín gần nhất hay bệnh viện chất lượng để được các y bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác và có được những lời khuyên cùng cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Ngược lại, nếu bà bầu không để ý nhiều đến những biểu hiện khác thường của bản thân, chủ quan, không đi khám từ sớm thì chắc chắn rằng thai nhi sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Thêm nữa, bản thân mẹ cũng sẽ khó lòng bảo toàn được tính mạng.

Mẹ nên làm gì khi ra máu đen?

Hiện tượng ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu có nhiều mức độ và nguyên nhân khác nhau. Mẹ có thể chỉ bị nhẹ và tự khỏi sau vài ngày hoặc là bị nặng vì một lý do nào đó. Mặc dù vậy, mẹ vẫn nên làm những điều sau khi thấy hiện tượng này diễn ra:

  • Để chắc chắn bản thân bị rơi vào tình cảnh ra máu đen và xác định mức độ của nó, mẹ nên dùng băng vệ sinh để kiểm tra mỗi ngày. Nếu như mẹ thấy sau vài ngày, tình trạng ra máu đen không chút dấu hiệu nào là biến mất mà còn có thêm những cục máu hay kèm theo các cơn đau bụng dưới, vùng xương chậu thì cần đi khám ngay.

hiện tượng ra máu nâu đen khi mang thai

Mẹ có thể dùng băng vệ sinh để kiểm tra lượng máu và màu máu

  • Khi đến bệnh viện khám, các bác sĩ sẽ cho mẹ thực hiện những kiểm tra, xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone, xem xét mức độ mở của tử cung, và xác định tim thai thông qua siêu âm. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.

Làm sao để phòng tránh hiện tượng ra máu đen khi mang thai?

Vì ra máu đen rất nguy hiểm nên mẹ và người thân không nên bỏ qua mà phải kịp thời đến bệnh viện để khám. Tại đây, các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn chẩn bệnh tìm ra nguyên nhân cùng phác đồ điều trị thích hợp.

Nhờ đó, không chỉ có thai nhi mà bản thân người mẹ sẽ đảm bảo được sức khỏe và luôn được an toàn cho đến ngày vượt cạn. Tuy nhiên, để khỏi hoàn toàn căn bệnh ra máu này, mẹ phải biết cách chăm sóc cơ thể chính mình ngay tại nhà.

Vì nếu chỉ tuân theo những phương pháp chữa trị của bác sĩ mà bỏ bê, thực hiện sai trong khâu ăn uống, vệ sinh hằng ngày thì tình trạng có thể sẽ khó thuyên giảm và ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, các mẹ nên lưu ý những điểm sau:

  • Phải luôn giữ gìn, vệ sinh vùng kín của bản thân được sạch sẽ mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng cần chú ý về cách vệ sinh vì thao tác sai cũng dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm và tổn thương cho vùng âm đạo. Mẹ chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài chứ thụt rửa sâu vào bên trong.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Mặc dù chúng giúp cho âm đạo được cân bằng độ pH và phòng tránh vi khuẩn, virus có hại xâm nhập nhưng nó vẫn được điều chế từ một số thành phần hóa học. Do đó, khi lạm dụng thứ này có thể gây ra những tác dụng ngược.
  • Bà bầu nên lập ra cho mình một lịch trình ăn uống hằng ngày sao cho đủ chất và khoa học nhất. Vì việc ăn uống lung tung theo ý muốn của bản thân sẽ khiến cho mẹ không những không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn dễ mắc phải nhiều bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Thêm vào đó, mang thai sẽ luôn làm cho mẹ mệt mỏi và có chút khó chịu. Vì thế, bất cứ khi nào cảm thấy như vậy thì mẹ nên nghỉ ngơi hoặc ngủ một lúc cho đến khi cơ thể bớt mệt mỏi và hồi phục được tinh thần. Nếu cứ cố gắng làm sẽ càng khiến cho mẹ mệt hơn và ngày càng kiệt sức. Và chắc chắn rằng, em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
  • Bác sĩ thường sẽ khuyên những người phụ nữ mang thai hạn chế hoặc kiêng cữ vấn đề giường chiếu của hai vợ chồng. Bởi nó có thể khiến vùng kín bị thương tổn, nhiễm trùng và mắc các bệnh qua đường tình dục nếu thực hiện sai cách. Tuy vậy, hai vợ chồng vẫn có thể quan hệ dù người phụ nữ đang mang thai. Nhưng cả hai đều phải có một chế độ vừa phải, người chồng chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng và phải luôn sử dụng bao cao su. Như vậy thì mẹ sẽ phòng tránh được những bệnh nguy hiểm không mong muốn.
  • Và điều quan trọng nhất chính là khám thai định kỳ. Việc làm này không chỉ giúp cho bố mẹ theo dõi được từng bước phát triển của con mà còn là để phát hiện được dấu hiệu bất thường từ sớm nếu chẳng may mẹ mắc bệnh hay em bé gặp phải vấn đề nào đó.

hiện tượng ra máu đen khi mang thai 4 5 6 7 8 tuần

Thường xuyên khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh

  • Ngoài ra, khi đi siêu âm thai, mẹ cũng nên làm đúng theo những chỉ định của bác sĩ từ việc kiểm tra đến các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Kết luận

Mặc dù ra máu đen khi mang thai có không quá nghiêm trọng ở một số trường hợp nhưng nó vẫn là biểu hiện nguy hiểm mà các mẹ bầu không nên xem thường. Nghiêm trọng nhất là không giữ được thai nhi. Vì vậy, mẹ phải luôn quan tâm tới bản thân nhiều hơn và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giúp cho bản thân và em bé luôn được khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

 

Đọc thêm: Làm Gì Khi Bà Bầu Ra Khí Hư Màu Trắng Đục

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents