Ra Huyết Hồng Nhưng Không Đau Bụng? Sau Bao Lâu Thì Sinh - Giải Đáp Hiện Tượng

17 thg 7 2019 01:23

Khi mẹ đã mang thai được tới những tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ sẽ phải chuẩn bị tâm lý để đón chờ sự xuất hiện của những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Những dấu hiệu này thường sẽ là đau bụng, rỉ ối hay vỡ ối, ra huyết với số lượng ít, bụng tụt…

Tuy nhiên, có những mẹ bầu có biểu hiện ra máu báo nhưng không đau bụng. Chính điều bất thường này đã làm cho không ít mẹ lo lắng rằng thai nhi đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào đó.

Và bài viết ngày hôm nay sẽ đi tìm lời giải đáp cho hiện tượng này. Ra máu báo nhưng không đau bụng có phải là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm hay không?

Ra máu báo nhưng không đau bụng là biểu hiện của tình trạng gì?

Khi mẹ đã mang thai tới những tháng cuối thai kỳ thường sẽ xuất hiện máu báo. Tình trạng ra máu báo này chính là một dấu hiệu thời điểm mẹ vượt cạn sắp tới.

Thông thường, một tuần trước khi mẹ có những biểu hiện như bụng tụt, vỡ ối, đau lưng hay có những cơn đau âm ỉ từ vùng bụng dưới… sẽ có máu báo. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, mẹ ra máu báo nhưng không đau bụng.

Chính vì thế mà nhiều mẹ thường có tâm lý căng thẳng, sợ hãi vì không biết khi nào mình sẽ sinh để chuẩn bị trước.  Vốn dĩ khi sắp tới lúc chuyển dạ, bao giờ cơ thể người mẹ cũng ra máu báo với lượng rất ít ở dạng chất nhầy có màu hồng nhạt hay màu nâu.

Máu báo này có từ việc giãn ra của cổ tử cung và đồng nghĩa với việc em bé chuẩn bị chào đời. Bên cạnh máu báo này sẽ hay có những cơn đau xảy đến từ hiện tượng tử cung co thắt thường xuyên và liên tục.

Khi đó, mẹ sẽ biết giờ sinh em bé đã đến. Cho nên, khi không đau bụng sẽ làm cho mẹ lo lắng hơn bao giờ hết.  Điều này có thể lý giải theo hai trường hợp.

Trường hợp đầu tiên, máu báo là mẹ thấy là máu báo sắp sinh nhưng hiện tượng đau bụng sẽ xảy ra muộn. Trường hợp còn lại là mẹ đã nhầm với các hiện tượng ra máu khi mang thai nguy hiểm khác.

Vì thế, để chắc chắn thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để khám ngay sau khi ra máu báo nhưng không đau bụng.

Mẹ ra máu báo bắt nguồn từ đâu?

Chắc hẳn các mẹ đều biết tới giai đoạn ra máu báo sắp sinh khi đang mang thai ở thời kỳ cuối. Tuy nhiên, tình trạng ra máu này còn có thể vì nguyên nhân khác và cũng không hề làm cho mẹ đau bụng. Do đó, không ít mẹ bầu đã bị hiểu nhầm về các hiện tượng ra máu báo này. 

  • Cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố: việc các hormone ở trong cơ thể bị xáo trộn là điều thường gặp ở bà bầu. Tình trạng lộn xộn bất thường của các phản ứng hóa học này đã góp phần khiến cho mẹ bị ra máu. Nhưng vấn đề này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn cho đến khi những hormone mới xuất hiện thì hiện tượng ra máu cũng chấm dứt. 

ra huyết hồng bao lâu thì sinh

Thay đổi nội tiết tố cũng khiến cho mẹ ra máu báo

  • Sinh hoạt của hai vợ chồng: tuy rằng mẹ đang ở thai kỳ cuối nhưng những hoạt động sinh hoạt quan hệ vẫn có thể diễn ra. Mặc dù vậy, người mẹ sau khi gần gũi chồng mà bị ra máu là điều cần lưu tâm bởi đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và tổn thương âm đạo ở mẹ. Lý do cho điều này là do những hành động không an toàn của người chồng như không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ vợ chồng quá nhiều trong một tuần và việc tạo nhiều tác động mạnh trong lúc quan hệ đã khiến cho người vợ rơi vào tình cảnh bị ra máu. Việc ra máu này nguy hiểm hơn nhiều so với thay đổi nội tiết, nó không chỉ ảnh hưởng đến vùng kín, sức khỏe của mẹ mà còn làm cho tử cung bị kích thích dẫn đến thai nhi gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng.
  • Mẹ bị viêm nhiễm ở vùng kín: đây là vấn đề nhiều mẹ hay gặp phải khi đang có thai. Và mỗi người sẽ bị ở những mức độ khác nhau, từ nhẹ cho đến nặng. Nhưng chung quy nguyên do gây nên điều này là bởi tuyến nội tiết thay đổi làm độ pH tại âm đạo bị đảo lộn, mất cân bằng. Vì sự không cân bằng pH này đã giúp cho nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh có cơ hội tiến vào trong gây nên các bệnh viêm nhiễm và bị ra máu.
  • Mẹ bị ảnh hưởng từ khám thai: thông thường khi đi khám thai, mẹ bầu sẽ được cho siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thực hiện luôn việc khám phụ khoa. Ở công đoạn này sẽ hay dùng tới dụng cụ mỏ vịt hoặc dùng trực tiếp đưa tay vào kiểm tra độ mở rộng của tử cung qua đường âm đạo. Lúc này, một số mẹ có thể sẽ lo lắng, sợ hãi gây khó khăn cho bác sĩ để có thể thao tác được chuẩn xác. Vì thế, sau khi thăm khám, mẹ sẽ có biểu hiện ra chút máu.

 

Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ?

Câu hỏi ra máu báo bao lâu thì sinh thường được nhiều bà bầu đang mang thai trong 3 tháng cuối thắc mắc. Bởi đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, mỗi người phụ nữ có một cơ địa riêng không giống nhau nên những biểu hiện chuyển dạ sẽ khác nhau. Trước khi sinh sẽ có bà bầu ra máu báo kèm theo đau bụng nhưng cũng có bà bầu lại không có chút dấu hiệu nào. 

Với trường hợp mẹ bầu có máu báo sắp sinh, mẹ có thể thấy cơ thể chính mình tiết ra dịch âm đạo. Nhưng dịch lúc này không phải là màu trong bình thường nữa mà đã biến đổi thành màu trắng đục cùng chút vệt máu đỏ tươi.

Ngoài ra, có thêm các cơn gò trong chuyển dạ báo hiệu cho người mẹ biết khả năng mình chuẩn bị vượt cạn trong 12 đến 48 tiếng tới.  Tuy nhiên, các bà mẹ không nên quá lo lắng khi thấy chúng vì điều này chỉ là báo hiệu em bé đang sẵn sàng chui ra chứ chưa phải là sinh ngay lập tức. Việc em bé chào đời vào lúc nào còn tùy thuộc một phần vào những hiện tượng tuổi thai, bụng tụt thấp, thai gò nhiều, bé ít đạp, rỉ ối…

ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ 

Mẹ bầu thường sẽ sinh trong 12 đến 48 giờ sau khi có những dấu hiệu chuyển dạ

 

Máu báo sắp sinh ra nhiều hay ít?

Trước khi sinh, mẹ bầu thường có dấu hiệu ra máu báo cùng với những cơn đau bụng do co thắt tử cung, bụng tụt, rỉ ối… Khác với máu trong chu kỳ kinh nguyệt, máu báo chuyển dạ thường ra rất ít, chỉ từ 1 đến 2 giọt và ra cùng với máu báo thường là dịch nhầy tử cung.

Hơn nữa, máu báo sắp sinh của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau về màu sắc do thể trạng từng người là không giống nhau. Có người sẽ ra máu màu đỏ tươi, có người lại ra màu hồng hoặc màu nâu. Không chỉ khác nhau về màu máu mà cả thời điểm xuất hiện máu báo cũng sẽ khác. 

Đa phần sẽ có trước một tuần nhưng cũng có một số người mẹ sẽ có trước 1 đến 2 ngày sinh. Đặc biệt, có những mẹ có ngay trước lúc lâm bồn chỉ vài giờ. Dù máu báo có thể là biểu hiện chuyển dạ nhưng không thể hoàn toàn khẳng định vì có một số trường hợp cũng ra máu nhưng không phải chuyển dạ.

Vì vậy, mẹ cần phải theo dõi bản thân cẩn thận. Nếu ra máu báo mà có cả đau bụng, đau lưng, bụng tụt xuống, rỉ ối… thì mới cần đến bệnh viện.  

Hiện tượng ra huyết hồng nhưng không đau bụng

Thông thường, ra huyết hồng là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp mẹ biết em bé sắp sửa chào đời. Nhưng biểu hiện sắp sinh này hay có những cơn đau bụng dữ dội kèm theo. Còn với trường hợp mẹ có huyết hồng nhưng không hề bị đau thì lại là triệu chứng nguy hiểm.

Mẹ có khả năng cao đã bị nhau tiền đạo do vị trí của nhau bị lệch khỏi chỗ lúc đầu làm cho chỗ mở của cổ tử cung bị che lấp hoàn toàn. Một trường hợp nguy hiểm khác là nhau bong non khi mà thời gian đầu mang thai, nhau thai không tiêu biến hết gây tích tụ máu ở nơi tiếp xúc giữa nhau và tử cung.

Thêm nữa, triệu chứng ra huyết hồng này cũng có thể là dấu hiệu bé bị sinh non vì tử cung co bóp nhiều hơn, tác động đến thai nhi và ra máu. Mẹ bị cuống rốn tiền đạo cũng ra huyết hồng nhưng không đau bụng do mạch máu trong dây rốn bị vỡ ra khi cổ tử cung bị che bởi nhau thai trong thời gian dài không điều trị.

Lúc này, em bé sẽ bị chảy máu, không còn đủ oxy để thở dẫn tới chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp chào đời. Và nghiêm trọng nhất là vỡ tử cung gây mất máu nhiều và khó giữ được tính mạng thai nhi.

ra máu báo sắp sinh

Ra huyết hồng nhưng không đau bụng có thể là hiện tượng nhau bong non

Ra huyết hồng bao lâu thì sinh?

Bình thường, dấu hiệu ra huyết hồng có nghĩa là giờ em bé chào đời sắp diễn ra. Tuy nhiên, mẹ sẽ không sinh ngay ngay sau khi có sự xuất hiện của máu báo này. Các mẹ bầu thường sẽ phải chờ đợi trong vòng vài tiếng hay thậm chí là hai tuần sau thì mới có thể gặp mặt con yêu của mình.

Vì đi kèm với máu báo còn có những triệu chứng đau bụng, vỡ ối. Nhưng nếu tự mình tính toán thời điểm thích hợp để đến bệnh viện sẽ khá khó khăn.  Cho nên, khi thấy máu báo thì mẹ vẫn nên đi bệnh viện kiểm tra để ước lượng thời gian có thể nhập viện.

Ngoài ra, có những mẹ sẽ bị đau bụng với vỡ ối trước nhưng không hề có máu báo. Điều này sẽ tạo cảm giác đột ngột và gây nhiều nguy hiểm cho mẹ. Bởi khi vỡ ối, thai nhi càng có khả năng cao bị nhiễm trùng. Do đó, sau khi nước ối bị vỡ ra, mẹ bầu cần phải được đưa đi nhập viện ngay lập tức để sinh em bé ra. 

Kết luận

Ra máu báo nhưng không đau bụng là biểu hiện của một bệnh lý nào đó nhưng cũng có thể là báo hiệu chuyển dạ. Dù là trường hợp nào thì mẹ cũng nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ càng và chính xác. Khi đó, mẹ sẽ sớm chuẩn bị tâm lý chào đón em bé cũng như kịp thời phát hiện bệnh để chữa trị giúp cho bản thân và thai nhi luôn khỏe mạnh. 

Nguồn tham khảo

 

Đọc thêm:  Ra Máu Nâu (Dịch Màu Nâu) Khi Mang Thai Trong 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents