Que Thử Rụng Trứng Có Thử Thai Được Không?

23 thg 4 2020 23:37

Cùng dùng mẫu thử là nước tiểu, cho nên nhiều chị em đã thắc mắc, không biết que thử rụng trứng có thử thai được không? Có điểm gì khác biệt giữa hai loại que này vì nhiều người nói que 2 vạch, có sử dụng thay thế cho nhau được không? Thực ra, giữa 2 loại que này có nhiều điểm khác biệt, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn.

Que thử rụng trứng và que thử thai có giống nhau không?

Trước khi tìm hiểu que thử rụng trứng có thử thai được không, bạn cần biết 2 loại que này có giống nhau không và cách sử dụng của từng loại. Cụ thể như sau:

Que thử thai sử dụng khi nào?

 Mục đích sử dụng của que thử thai: Đây là biện pháp giúp người phụ nữ phát hiện nhanh chóng, thuận tiện việc mình có đang mang thai hay không.

 Nguyên lý hoạt động: Que thử thai nhận biết sự có mặt hormone βhCG  một chất trong cơ thể mẹ bầu, do nhau thai tiết ra. Chất này có mặt trong nước tiểu (hoặc trong máu nếu chị em tiến hành xét nghiệm máu) của người phụ nữ. 

 Ngay khi trứng rụng và quá trình thụ tinh diễn ra thành công, hormone βhCG sẽ có mặt đầu tiên trong cơ thể để đánh dấu sự khởi đầu của hành trình 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Khi mang thai, nồng độ hormone βhCG trong nước tiểu của các chị em sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.

Que thử thai là cách để phát hiện có thai một cách nhanh chóng 

 Cách lấy mẫu thử thai: Lấy mẫu nước tiểu để thử thai lần đầu vào buổi sáng sớm ngay sau khi vừa thức dậy. Vì lúc này, nồng độ hormone βhCG trong nước tiểu sẽ tăng lên cao nhất, từ đó sẽ cho kết quả thử thai chính xác nhất.

 Thời gian sử dụng: Như đã nói ở trên, que thử thai sẽ giúp xác định hàm lượng hormone hCG có trong nước tiểu. Chị em cũng không nên tiến hành thử thai quá sớm, tốt nhất nên đợi sau quan hệ khoảng 7  10 ngày. Vì lúc này, phôi của tinh trùng gần như đã cấy ghép chắc chắn thành công với tế bào trứng ở trong tử cung của người mẹ.

 Cách đọc kết quả: Trên bề mặt que thử thai thường có 1 vạch để làm chuẩn. Nếu như chị em thực sự đang có thai, trên thân que thử sẽ xuất hiện thêm 1 vạch báo hiệu kết quả nữa. Khi que hiện lên “2 vạch” có nghĩa là bạn đã có “tin vui” rồi đấy. 

Còn nếu trên thân que chỉ có 1 vạch có nghĩa là chị em không có thai. Đôi khi, do thử thai quá sớm, hàm lượng hormone HCG vẫn chưa tăng lên nhiều, không đủ để que nhận biết chính xác được, hoặc có khi que thử bị hư hỏng.

 Trong một số trường hợp, sử dụng que thử thai cũng cho kết quả “dương tính giả” hoặc “âm tính giả” như: chị em bị đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, có khi còn là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, sau khi đã dùng que thử thai và biết được mình đã mang thai, tốt nhất các chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để được thăm khám một cách chính xác bằng phương pháp siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò. 

Nếu đúng là có thai, chị em sẽ được tư vấn về chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi dành cho bà bầu. Việc thăm khám thai sớm cũng giúp các chị em phát hiện sớm được các bệnh lý trong thai kỳ (nếu có).

Khi nào thì sử dụng que thử trứng rụng?

 Mục đích sử dụng que thử trứng: Đây là một biện pháp vô cùng đơn giản nhưng lại rất chính xác để giúp các cặp vợ chồng xác định được ngày rụng trứng.

 Nguyên tắc hoạt động của que thử rụng trứng: Nhanh chóng phát hiện được sự gia tăng nồng độ của hormone LH trong cơ thể, mà loại hormone này lại có nhiều trong nước tiểu, đặc biệt là ở ngay trước thời điểm bắt đầu rụng trứng. 

 Nồng độ LH cao sẽ giúp kích thích trứng chín và rụng xuống khỏi buồng trứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, hormone LH chỉ tiết ra một lượng nhỏ nhưng khi đến giữa chu kỳ, nồng độ LH sẽ tăng lên cao và đạt đỉnh khi trứng bắt đầu rụng, sau đó lại giảm xuống một cách nhanh chóng. 

 Que thử rụng trứng có thể dự đoán được chính xác trứng rụng trong khoảng 12  36 giờ. Điều này giúp cho các chị em có thể nắm bắt được cơ hội thuận lợi giúp thụ thai như ý muốn.

 Que thử rụng trứng giúp các cặp đôi đo được nồng độ LH nhưng đôi khi cũng có sai số, tức là kết quả dương tính/ âm tính giả vì nó không thể biết được đích xác trứng có đang rụng hay không. Vì hormone LH vẫn có thể tăng lên đột ngột, ngay cả khi trứng không hề rụng. 

Tình trạng này còn được gọi là hội chứng “nang hoàng thể hóa không vỡ” (tiếng Anh gọi là “Luteinized Unruptured Follicle Syndrome”  LUFS). Khi lượng hormone LH trong cơ thể tăng lên thì que thử trứng sẽ hiện lên 2 vạch đỏ đậm, gây ra kết quả “dương tính giả”, điều này sẽ khiến chị em nhầm tưởng là đã đến ngày rụng trứng, nhưng thật ra không phải vậy.

Que thử rụng trứng dùng để xác định chính xác ngày rụng trứng

 Cách lấy mẫu thử rụng trứng: Chị em cần lấy nước tiểu thứ 2 trong khoảng thời gian 10h  20h, không sử dụng nước tiểu đầu tiên giống như que thử thai. Vì nước tiểu này có thể gây ra kết quả sai lệch hoặc dương tính giả. Chỉ nên lấy mẫu nước tiểu vào cùng 1 thời điểm trong ngày.

 Thời gian sử dụng que thử trứng: 

Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên kể từ khi ra máu kinh. Chị em cần sẽ sử dụng que thử rụng trứng bắt đầu vào ngày thứ 11 và dùng liên tục trong vòng 6 ngày.

Nếu chu kỳ kinh trong khoảng từ 27 – 34 ngày: Ngày rụng trứng có thể rơi vào khoảng ngày thứ 13 – 20. Vì vậy, thời điểm để chị em tiến hành thử rụng trứng tốt nhất sẽ vào ngày thứ 11 - 20.

 Nếu quan hệ đúng vào ngày trứng rụng và quá trình thụ thai diễn ra thành công, bạn sẽ có cơ hội được dùng đến chiếc que thử thai ít tuần sau đó.

Que thử rụng trứng có thử thai được không?

 Mặc dù cả 2 loại que thử này đều sử dụng mẫu thử là nước tiểu và cho kết quả là hiện chỉ thị 1 vạch hoặc 2 vạch nhưng cơ chế hoạt động lại khác nhau hoàn toàn.

 Que thử rụng trứng dùng để phát hiện sự gia tăng nồng độ hormone LH trong nước tiểu ngay trước khi xảy ra rụng trứng. LH tăng lên đạt đỉnh khi bắt đầu có hiện tượng rụng trứng, sau đó sẽ giảm xuống nhanh chóng. Que thử rụng trứng chỉ để xác định ngày rụng trứng, thích hợp sử dụng đối với những cặp vợ chồng đang muốn “canh trứng” để tăng khả năng thụ thai.  

Que thử rụng trứng dùng để phát hiện sự gia tăng nồng độ hormone LH

 Sau khi thụ thai diễn ra thành công, nếu muốn phát hiện thai sớm thì chị em mới chuyển sang sử dụng chiếc que thử thai. Que thử thai sẽ giúp phát hiện sự có mặt của hormon HCG trong nước tiểu. Đây cũng chính là loại hormone đầu tiên có mặt trong cơ thể sau khi trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh thành công. 

Tùy thuộc vào từng loại que thử thai, nhưng thông thường nếu chị em đang mang thai thì chiếc que sẽ cho kết quả dương tính (+) bằng sự xuất hiện của 2 vạch màu đỏ đậm. Ngược lại, nếu trên thân que chỉ xuất hiện 1 vạch có nghĩa là không có thai. Que thử thai được dùng trong khoảng 10 – 15 ngày sau khi quan hệ hoặc khi đã có biểu hiện chậm kinh thì sẽ cho kết quả chính xác nhất. 

 Dụng cụ này có thể sử dụng dễ dàng và có thể dự đoán được quá trình rụng trứng 12  36 giờ, từ đó, giúp tối ưu hóa được cơ hội thụ thai. Nhưng dụng cụ này có thể có những sai số, bởi lẽ nó có thể đo được hàm lượng hormone LH nhưng không thể cho biết chính xác là trứng có rụng hay không.

Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng que thử rụng trứng để thử thai?

 Nếu quá trình thụ tinh xảy ra, Hormone Luteinizing (LH) trong cơ thể sẽ kích thích hoàng thể, sản sinh ra một lượng progesterone để có thể duy trì được thai kỳ. Cho nên, khi mang thai sử dụng que thử trứng vẫn hiện lên “2 vạch” thì cũng là một điều hoàn toàn bình thường. 

 Trong trường hợp này, do kết quả thử thai bằng que thử trứng chưa thực sự rõ ràng, cho nên không thể khẳng định chắc chắn bạn có thai thực sự hay không được. Do đó, chị em nên thử lại 1 lần nữa bằng que thử thai, nếu không thì hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm định lượng beta hCG có trong máu để khẳng định chính xác mình là đang có thai hay không.

 Chị em không thể áp dụng que thử rụng trứng để phát hiện thai sớm được mà cần sử dụng đúng que thử thai, đồng thời theo dõi thêm các hiện tượng khác như chậm kinh hay các thay đổi do nội tiết tố trong cơ thể để biết chắc chắn sự hiện diện của “thiên thần nhỏ” nhé.

Chị em không thể áp dụng que thử rụng trứng để phát hiện thai sớm

 Để việc sử dụng que thử rụng trứng đảm bảo đạt được hiệu quả cao còn phụ thuộc rất nhiều vào cách dùng. Do đó, các chị em nên đọc kỹ và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thì mới hy vọng đạt kết quả chính xác được. 

 Que thử rụng trứng chình là một phát minh mang tính khoa học, không phải là biện pháp phỏng đoán nên còn được các chị em phụ nữ ưu ái gọi là “bí kíp sinh con trai  con gái theo ý muốn”. Tuy kết quả sẽ không được đảm bảo là chính xác tuyệt đối 100% nhưng xác suất tính đúng được nhận định là rất cao.

Kết luận

Như vậy, qua những phân tích cụ thể trong bài viết trên, các chị em đã có thể dễ dàng hiểu được que thử rụng trứng có thử thai được không rồi phải không nào. Cần biết rằng, đây là 2 phương pháp xét nghiệm với mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau cũng như nguyên tắc hoạt động cũng không giống nhau, không thể dùng lẫn lộn hay thay thế cho nhau được.

Nguồn tham khảo:

  • https://vn.theasianparent.com/quethurungtrung
  • https://www.cuasotinhyeu.vn/tuvan/sksstinhduc/hoangmangtotdokhiquethuthaivaquethurungtrungdeulen2vach142141
  • https://www.earlypregnancytests.com/ovulationtestaspregnancytest

 

Tin tức liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

26 thg 7 2024 15:22

Mất ngủ là vấn đề phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề mất ngủ theo từng giai đoạn thai kỳ, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp
Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bà bầu có được uống cafe không? Những lưu ý quan trọng cần biết

25 thg 7 2024 16:00

Bài viết sẽ giải thích tác động của caffeine - thành phần chính trong cà phê - đối với sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những lưu ý quan trọng khi bà bầu muốn uống cà phê, chẳng hạn như liều lượng an toàn, thời điểm uống phù hợp và một số lời khuyên từ các chuyên gia.
Đọc tiếp
Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? Những điểm lưu ý quan trọng nên biết

24 thg 7 2024 17:03

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có một số loại thực phẩm bà bầu nên kiêng ăn trong giai đoạn này. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đọc tiếp
Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Bài tập thể dục cho bà bầu: Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

22 thg 7 2024 14:56

Bài tập thể dục cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Các bài tập thường bao gồm đi bộ, yoga, bơi lội và các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Quan trọng là luôn duy trì mức độ tập luyện vừa phải và tránh những động tác mạnh, nguy hiểm. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh. Luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Đọc tiếp
Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

Yoga cho bà bầu: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối

22 thg 7 2024 10:50

Yoga cho bà bầu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, các bài tập yoga giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ điều hòa cảm xúc và giảm triệu chứng ốm nghén. Vào 3 tháng giữa, yoga tập trung vào việc duy trì sự linh hoạt, giảm đau lưng và hỗ trợ sự phát triển của bé. Trong 3 tháng cuối, các bài tập yoga giúp chuẩn bị cơ thể cho chuyển dạ, tăng cường sức mạnh sàn chậu và giảm căng thẳng. Mỗi giai đoạn đều có những động tác phù hợp để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho hành trình làm mẹ.
Đọc tiếp