Ngâm chân cho bà bầu mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu như bạn cũng đang muốn thực hiện ngâm chân hàng ngày để chăm sóc sức khỏe, giảm phù nền chân… Hãy cùng Zcare xem ngay cách ngâm chân cho bà bầu để đạt hiệu quả tốt nhất phía dưới đây nhé!
Tại sao bà bầu nên ngâm chân?
Những tác dụng từ việc ngâm chân bao gồm:
- Giảm phù nề cho bà bầu: Giai đoạn mang thai đặc biệt là trong vài tháng cuối thai kỳ có đến 90% bà bầu bị phù ở vùng chân bao gồm bàn chân và mắt cá chân. Với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi, áp lực lên thành bụng và vùng chậu càng gia tăng từ đó làm ứ trệ sự lưu thông tuần hoàn máu tại đây. Khi chân thiếu sự nuôi dưỡng lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng phù nền. Việc ngâm chân với nước ấm pha muối gừng sẽ thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng sưng phù đau nhức chân.
- Ngâm chân giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn: Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
- Ngâm chân giúp giảm căng thẳng mệt mỏi: Đối với phụ nữ mang thai việc di chuyển đi lại hàng ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Ngâm chân là giải pháp hữu ích để xoa dịu mệt mỏi và hồi phục sức khỏe. Nước ấm sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo lòng bàn chân và mang lại những tác dụng thư giãn tích cực giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Cách ngâm chân cho bà bầu
Ngâm chân cho bà bầu mẹ bầu có thể lựa chonj 1 trong 3 cách sau:
1. Ngâm chân giảm phù nền với muối
Là nguyên liệu đơn giản mà gia đình nào cũng có, ngâm chân cho bà bầu với nước muối ấm giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm tình trạng phù nề ở chân. Thêm vào đó còn giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng viêm khớp rất tốt cho bà bầu bị giãn tĩnh mạch nhẹ.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: 2 muỗng café muối và 1.5 lít nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đun 1.5 lít nước cho đến khi sôi sau đó cho muối đã chuẩn bị vào và đun sôi thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
- Bước 2: Đổ nước ra thau đợi nguội đến khoảng 40 độ C sau đó ngâm chân
2. Ngâm chân giảm phù nề với chanh, gừng, sả, muối
Hỗn hợp chanh, gừng, sả, muối giúp mẹ bầu giảm tình trạng phù nề ở chân và còn kích thích các phản ứng sinh hóa, giúp các cơ bắp, dây thần kinh được thư giãn để tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ hệ miễn dịch cho bà bầu.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: 1 quả chanh, 1 nhánh gừng, 3 củ sả, 1 muỗng café muối, 1.5 lít nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt vỏ gừng, bóc hết lớp vỏ già bên ngoài củ sả, và đem rửa sạch
- Bước 2: Đập dập gừng, sả đập dập hoặc cắt khúc, chanh cắt lát nhỏ thành miếng
- Bước 3: Cho sả, gừng cùng 1.5 lít nước vào nồi đun sôi trong khoảng 5 phút
- Bước 4: Tắt bếp và đổ nước ra thau đựng sẵn muối, chanh và đợi khoảng 10 phút để các thành phần hòa tan vào nhau.
- Bước 5: Đợi nước nguội bớt xuống khoảng 40 độ C thì tiến hành ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút.
3. Ngâm chân giảm phù nề với ngải cứu
Theo Đông y ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm và có tác dụng rất tốt với hệ thần kinh, tuần hoàn máu và các cơ quan khác như gan, thận. Ngoài ra ngải cứu còn giúp giảm lạnh, trừ ảm và cầm máu hiệu quả.
Ngâm chân cho bà bầu với ngải cứu giúp mẹ bầu giảm phù nề chân, hạn chế tình trạng lạnh bàn chân trong thai kỳ giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi hoặc khô + 1.5 lít nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu với nước và vớt ra để ráo
- Bước 2: Cho ngải cứu và 1.5 lít nước vào nồi đun sôi
- Bước 3: Sau khi nước sôi đợi thêm khoảng 5 phút rồi đổ ra thau đựng
- Bước 4: Đợi nước nguội bớt xuống khoảng 40 độ C thì mẹ bầu tiết hành ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút.
Một số lưu ý khi ngâm chân cho bà bầu
Để ngâm chân đem lại hiệu quả tốt nhất thì bà bầu cần lưu ý:
- Nhiệt độ nước để ngâm chân nên nằm trong khoảng 38 – 43 độ C là tốt nhất và không nên vượt quá 45 độ C
- Thời gian ngâm chân tốt nhất nên khoảng 15 – 20 phút không nên ngâm chân quá lâu dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não. Chỉ cần ngâm chân đến khi cơ thể cảm thấy hơi nóng và đổ mồ hôi nhẹ
- Thời điểm ngâm chân tốt nhất là khoảng 17 – 19h tối.
- Không nên ngâm chân sau khi ăn, nên đợi khoảng 1h sau ăn mới ngâm chân để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
- Khi ngâm chân với thảo dược nên sử dụng dụng cụ ngâm chân bằng gỗ, bởi thau đựng kim loại dễ sảy ra các phản ứng với axit tannic trong thảo dược gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giảm hiệu quả trị liệu.
- Ngâm chân cần được thực hiện kiên trì đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất
Trên đây Zcare đã hướng dẫn chi tiết cùng bạn cách ngâm chân cho bà bầu và những điều cần lưu ý để ngâm chân đem lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh ngâm chân thì bà bầu đừng quên đến việc chăm sóc tóc để mái tóc luôn khỏe mạnh, mượt mà tránh những vấn đề như tóc rụng, tóc yếu khi mang thai.
Xem thêm: Dầu gội trị rụng tóc cho bà bầu an toàn tốt nhất!