Máu Báo Thai Xuất Hiện Khi Nào? Ra Máu Báo Bao Lâu Thì Biết Có Thai?

04 thg 7 2019 20:20

Để nhận biết được bản thân có thai hay không, các mẹ bầu thường sẽ dựa vào hiện tượng máu báo thai. Nhưng không giống với các triệu chứng mang thai khác, máu báo thai không được nhiều bà bầu chú ý đến nên thường dễ bỏ qua dấu hiệu quan trọng này. Vậy những biểu hiện của máu báo thai là gì? Vì lý do gì mà các mẹ không thể nhận ra? Hãy cùng đọc những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.

1. Máu báo có thai như thế nào?

Khác với chu kỳ kinh nguyệt, máu báo thai phải mất một khoảng thời gian dài để hình thành nên. Quá trình có máu báo thai sẽ được hiểu như sau:

  • Ban đầu, tinh trùng qua âm đạo đi đến gặp trứng. Hai cá thể gặp nhau và cùng trải qua giai đoạn thụ tinh. Đến khi quá trình thụ tinh xảy ra thành công, hợp tử dần dần được hình thành và được chúng ta gọi là phôi thai. 
  • Sau một thời gian tạo nên hợp tử như vậy, phôi thai sẽ bắt đầu hành trình di chuyển đến tử cung. Khi đã đến tử cung, phôi sẽ bám vào thành tử cung và sống luôn ở đó. Và trong cuộc hành trình “chuyển chỗ ở” này, phôi thai và lớp niêm mạc tử cung đã có sự tiếp xúc và va chạm nhẹ với nhau. Chính điều này đã khiến cho niêm mạc tử cung mỏng manh bong tróc ra và được đẩy từ từ ra ngoài qua âm đạo.

Thông thường, bạn sẽ thấy được máu báo thai này sau khi ngày rụng trứng đã kết thúc được 8 ngày hay vào khoảng thời gian diễn ra tình trạng chậm kinh nguyệt. Vì đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm của mẹ nên khi phát hiện thì bạn nên mua que thử thai hoặc đi siêu âm để kiểm tra. Từ đó, bạn sẽ biết mình cần điều chỉnh ăn uống, làm việc, sinh hoạt sao cho phù hợp để cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.

2. Máu báo thai thường có màu gì?

Máu báo thai là một hiện tượng cho các chị em phụ nữ biết quá trình thụ thai đã thành công và phôi thai đã di chuyển đến một nơi ở mới là thành tử cung. Không giống như máu trong chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc của máu báo thai thường nhạt hơn, chủ yếu là màu hồng phớt hay màu nâu.

Hơn nữa, máu báo thai cũng chỉ ra dưới dạng là các đốm nhỏ li ti. Nếu không chú ý kỹ thì mẹ sẽ khó biết bản thân đang mang thai hoặc có thể cho rằng bản thân đang chuẩn bị bước vào kỳ kinh nguyệt như bình thường.  Tuy rằng đây là dấu hiệu cho biết tình trạng mang thai của phụ nữ nhưng không phải tất cả cơ thể mẹ bầu đều xảy ra hiện tượng này. Thêm vào đó, nếu có máu báo thai thì bạn chỉ có thể gặp chúng trong lần mang thai thứ nhất và thứ hai, còn đến lần thứ ba và những lần về sau thì dường như không thấy xuất hiện nữa.

Nhưng điều này cũng không hoàn toàn là chính xác vì việc có máu báo thai hay không và lặp lại trong bao nhiêu lần mang thai là phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ.

3. Máu báo thai ra nhiều hay ít?

Nếu chỉ nhìn sơ qua hay bạn là một người không mấy quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt cùng những thay đổi của cơ thể, bạn có thể sẽ không nhận ra được máu báo thai không hề giống với máu kinh nguyệt. Cũng vì vậy mà có không ít chị em đã không hề biết mình đang có thai và luôn nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra sớm.

Trên thực tế, chỉ nói riêng về màu sắc thì máu báo thai và máu trong chu kỳ kinh nguyệt có sự khác biệt rất rõ nét.  Nếu máu kinh nguyệt là một màu đỏ tươi có xen lẫn những cục máu đông và mỗi lần ra khá nhiều thì máu báo lại hoàn toàn ngược lại. Màu sắc của nó nhạt hơn, số lượng không nhiều và cũng không hề đi kèm theo cục máu đông nào. Mỗi lần máu báo ra thường là dạng đốm nhỏ khiến cho bạn dễ dàng bỏ qua, không để ý đến.

Cho nên, với những ai còn đang thắc mắc về việc máu báo thai ra nhiều hay ít thì đều đã nắm được câu trả lời là gì rồi. 

4. Máu báo thai có màu nâu không?

Đặc điểm của máu báo thai là ra từ từ với số lượng rất ít chứ không nhiều và ồ ạt như máu kinh. Thêm nữa, thời gian mà mẹ bầu ra máu báo thai thường chỉ trong vài giờ hoặc dưới 2 ngày. Nhưng trong một số trường hợp mẹ bị động thai, dọa sảy thai hay sảy thai thì máu báo lúc này sẽ chảy ra nhiều hơn và kéo dài lâu hơn. Đây là những tình huống nguy hiểm mà mẹ bầu sẽ luôn phải chú ý để nhanh chóng đi bệnh viện điều trị. Còn về màu sắc của máu báo thai thì nó thường được thấy dưới dạng màu hồng nhạt hoặc là màu nâu và hoàn toàn không có sự xuất hiện của dịch nhầy cùng những cục máu đông như trong máu kinh nguyệt. 

máu báo thai có màu nâu không

Máu báo thai thường có màu nâu

5. Ra máu báo bao lâu thì biết có thai?

Nhiều chị em phụ nữ thường đặt ra câu hỏi về khoảng thời gian ra máu báo có thai được mấy ngày thì có thể biết được bản thân đang mang thai. Thực chất, thời điểm mà mẹ phát hiện thấy máu báo cũng chính là lúc trong bụng mẹ đang dần dần hình thành một thiên thần nhỏ. Bởi khi máu báo xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc phôi thai đã đến tử cung và làm tổ.

Nếu bạn là một người thường xuyên quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt, sức khỏe hay chú ý đến bất kỳ sự thay đổi nào của bản thân thì chắc chắn có thể biết ngay được mình đang có thai ngay sau khi nhìn thấy máu báo.  Ngược lại, nếu bạn là một người quá bận rộn, không chú ý nhiều đến cơ thể mình, sức khỏe bản thân thì sẽ khó nhận ra được có một em bé đang lớn lên từng ngày trong dạ con của mình.

Không chỉ có máu báo, một khi mẹ đã mang thai thì những triệu chứng báo hiệu có thai khác cũng sẽ xuất hiện theo như nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, hay mệt mỏi, buồn nôn, màu da ở đầu ngực chuyển sang màu sẫm, thường xuyên có cảm giác đau lưng, đau ngực, tiểu nhiều lần trong ngày và chưa thấy kinh nguyệt trở lại trong thời gian dài… 

Nhờ đó, bạn có thể khẳng định được khả năng có thai của mình và chuyển qua giai đoạn kiểm tra, chứng thực bằng que thử thai hay siêu âm. Ngoài hiện tượng ra máu báo bình thường, có những trường hợp ra máu báo nguy hiểm khiến bạn nghĩ mình đang mắc phải căn bệnh nào đó chứ không hề có thai như màu sắc máu báo thai là màu đỏ tươi, lượng máu báo ra nhiều, luôn cảm thấy đau bụng dữ dội, cơ thể sốt cao… 

Lúc này, bạn hoàn toàn không thể nghĩ đến việc có thai hay không mà chỉ nhanh chóng nhập viện cứu chữa. Đến khi nhận được kết quả chẩn đoán thì bạn mới biết mình đã từng có thai nhưng hiện tại thì thai nhi đã bị chết lưu, sảy thai hoặc thai ở ngoài tử cung của mẹ… 

6. Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Tuy rằng máu báo thai là dạng máu báo giúp bạn nhận ra sự có mặt của thai nhi trong cơ thể của bạn nhưng không phải sau khi giao hợp, thụ tinh thành công xong là sẽ có máu báo thai.

Bởi khoảng thời gian để hợp tử đến được hẳn tử cung và bám vào thành tử cung là khá lâu. Phải đến khi phôi thai đã hoàn toàn yên vị tại nơi này thì máu báo có thai mới được tạo ra và thải ra ngoài qua đường âm đạo.

Và thời điểm thường thấy hiện tượng này nhất chính là sau khi hai vợ chồng bạn đã quan hệ tình dục được 8 đến 10 ngày (xem thêm các dấu hiệu có thai sau 10 ngày), lúc mà trứng và tinh trùng gặp được nhau, trải qua quá trình thụ tinh để tạo thành hợp tử và bắt đầu cuộc hành trình “chuyển nhà” đến nơi ở mới và ổn định tại đây trong suốt thời gian thai nhi phát triển cho đến khi ra thế giới bên ngoài.  Đa số chị em phụ nữ thường không để ý lắm đến triệu chứng này khi đã có thai một phần vì những biểu hiện của máu báo gần giống với máu kinh nguyệt và lý do khác là do thời gian mà chúng xuất hiện khá là gần nhau.

Nhưng chỉ cần quan sát kỹ một chút về lượng ra máu, màu sắc, thời gian kéo dài thì bạn hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là máu báo mang thai, đâu là máu của kinh nguyệt để có thể đi kiểm tra thử thai.

máu báo thai có dịch nhầy không

Sau khi thụ tinh và tạo thành hợp tử, phôi thai sẽ đến làm tổ tại thành tử cung và có chút xâm lấn tới niêm mạc tử cung, hình thành nên máu báo thai

7. Máu báo thai có dịch nhầy không?

Máu báo thai vốn dĩ được hình thành sau cuộc “gặp gỡ” giữa tinh trùng và trứng. Khi đó, cặp đôi trứng và tinh trùng sẽ bước vào giai đoạn thụ tinh để hợp nhất lại tạo nên hợp tử hay còn gọi là phôi thai. Sau khi phôi được tạo ra sẽ tự động chuyển đến ở tại vị trí thành tử cung và lớn dần lên ngay trong buồng tử cung này cho đến khi mẹ bầu vượt cạn.

Tuy nhiên, hành trình đến tử cung này không hề dễ dàng và thuận lợi mà sẽ gây ra một số vấn đề nhỏ cho niêm mạc tử cung. Suốt quá trình di chuyển này, hợp tử sẽ có không ít lần va chạm phải lớp niêm mạc khiến chúng bị bong tróc.  Đến khi bị bong như vậy, các niêm mạc tử cung sẽ được cơ thể người mẹ đẩy ra ngoài theo đường âm đạo và tạo ra một thứ gọi là máu báo thai.

Vì nó chỉ là những lớp niêm mạc bị bong ra do các cú xâm lấn nhẹ nên máu báo thai thường không ra nhiều, chỉ là những đốm máu nhỏ màu nâu hay hồng nhạt và hoàn toàn không kèm theo dịch nhầy như trong máu kinh nguyệt. Hơn nữa, thời gian xuất hiện máu báo thai cũng chỉ trong vài ngày ngắn ngủi là tự động biến mất. 

8. Máu báo thai có đau bụng không?

Mặc dù máu báo thai không ra nhiều và kéo dài như máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn có hiện tượng đau bụng xảy ra. Tuy nhiên có điểm khác ở chỗ, máu kinh nguyệt tùy cơ địa của từng chị em phụ nữ mà có thể gây nên các cơn đau dữ dội hay chỉ đau âm ỉ còn với máu báo thai thì những cơn đau bụng này thường chỉ đau rất nhẹ, không đáng kể.

Khi có cảm giác đau bụng lúc có máu báo thai, bạn thường thấy vùng bụng dưới là hay bị đau nhất.  Thỉnh thoảng, bạn còn phát hiện ra rằng máu báo thai đã không còn chảy nữa nhưng những cơn đau thì vẫn bám theo bạn thêm vài ngày. Vì chỉ bị đau bụng nhẹ có kèm huyết nhạt màu nên bạn vẫn có thể làm việc, ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Nhưng trong một số trường hợp, mẹ bầu ra máu báo theo dạng nghiêm trọng được thể hiện rõ nhất qua các cơn đau bụng dữ dội. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. 

máu báo thai có mùi không

Ra máu báo thai khiến cho mẹ bị đau bụng nhẹ

9. Máu báo thai có mùi không?

Với hiện tượng máu kinh nguyệt, số lượng máu chảy ra ngoài qua đường âm đạo là khá nhiều và thường kèm theo đó là mùi tanh của máu. Chính vì điều này mà phụ nữ luôn phải thay băng vệ sinh thường xuyên nếu không mùi hôi sẽ càng nặng hơn và chịu nhiều căn bệnh viêm nhiễm khác nhau. Nhưng khác với những biểu hiện này, máu báo thai lại ra rất là ít và không hề có mùi hôi tanh nào cả. Cho nên, nhiều mẹ bầu mới không thể nhận ra được mình đang có máu báo thai và có thai.

Tuy máu báo thai là không hề gây mùi như máu kinh nguyệt nhưng vẫn có tình trạng bà bầu có máu báo thai nhưng lại mang theo mùi hôi khá nặng, gây khó chịu. Lúc này, mẹ đang rơi vào tình cảnh nghiêm trọng bởi các căn bệnh phụ khoa. Nếu mẹ bỏ qua không đi khám từ sớm thì không những mẹ phải chịu những cơn đau khó chịu, mất khả năng làm mẹ mà tính mạng thai nhi cũng khó lòng giữ được. 

10. Cách nhận biết máu kinh và máu báo thai

Trong các dấu hiệu nhận biết có thai thì máu báo thai là khó nhận ra nhất vì nó có đôi nét giống với máu kinh. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lại chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng hai kiểu ra máu này là hoàn toàn khác. Với trường hợp của máu kinh nguyệt, thời gian mà nó kéo dài thường từ 5 ngày cho đến 1 tuần, máu sẽ chảy ra âm đạo mỗi ngày.

Vào những ngày đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu chảy ra sẽ nhiều và dần dần giảm đi cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ. Thêm nữa, máu kinh nguyệt thường sẽ có màu đỏ tươi và đôi khi có kèm theo những cục máu đông và chất dịch nhầy cùng cảm giác đau bụng dưới âm ỉ trong 1 hoặc 2 ngày đầu. Nhưng nếu là máu báo thai thì sẽ không giống như vậy. Máu báo thai thường sẽ xuất hiện sớm, trước thời gian hay có kinh nguyệt.

Hơn nữa, khoảng thời gian có máu báo mang thai chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, lâu hơn thì cũng chỉ 1 đến 2 ngày là hết. Lượng máu mà máu báo ra thường không nhiều, thậm chí chỉ vài giọt rất nhỏ. Bên cạnh đó, máu báo chỉ ra mỗi máu mà không hề kèm theo máu đông hay dịch nhầy. Màu sắc của máu báo thai thường sẽ là màu nâu hoặc màu hồng nhạt chứ không phải màu đỏ tươi như máu kinh. Máu báo thai cũng sẽ khiến cho bạn đau bụng nhưng chỉ là những cơn đau nhẹ chứ không nặng bằng đau bụng kinh nhưng nó lại kéo dài hơn, ngay cả khi đã hết ra máu thì mẹ vẫn cảm thấy đau bụng. 

Thêm vào đó, tính chất hình thành máu kinh và máu báo thai cũng không hề giống nhau. Nếu máu kinh được tạo ra do việc rụng trứng thì máu báo thai lại được hình thành từ sự bong tróc lớp niêm mạc bởi sự di chuyển có va chạm của phôi thai đến tử cung làm tổ. 

11. Máu báo thai thường diễn ra trong bao nhiêu ngày?

Cũng tương tự với hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng, thời gian xuất hiện, kéo dài của máu báo thai sẽ không giống nhau ở từng người phụ nữ có thai. Không chỉ vậy, bản thân mẹ bầu cũng có sự khác biệt trong những lần mang thai. Có thể lần mang thai đầu cơ thể mẹ ra máu báo ít trong vài giờ đồng hồ nhưng tới lần mang thai thứ hai thì mẹ vẫn ra ít máu báo nhưng thời gian có máu báo lâu hơn trước, tầm 1 đến 2 ngày hay đến lần mang thai thứ ba thì lại không thấy xuất hiện máu báo gì.

Do đó, máu báo thai sẽ tùy cơ địa của mỗi bà bầu mà có thể có sớm, có thể có muộn hơn một chút, cũng có thể chẳng xuất hiện.  Bên cạnh đó, máu báo có thai này sẽ có thể xảy ra trong một vài tiếng là sẽ biến mất nhưng cũng có thể phải đến 1 hay 2 ngày sau thì bạn mới không còn thấy nữa.

Tuy nhiên, có những trường hợp nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua để quan sát máu báo thai của mình. Nếu máu báo thai mà ra nhiều hơn bình thường, diễn ra lâu hơn 2 ngày và có mùi hôi hay bất cứ biểu hiện bất thường nào khác thì bạn cần lập tức gặp bác sĩ chuyên khoa ngay vì đây là những triệu chứng cho thấy bạn đã mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bạn càng để lâu bệnh ngày càng chuyển biến nặng hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

12. Mẹ có thể làm gì để giảm bớt cơn đau bụng từ máu báo thai?

  • Mẹ nên tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ vừa để giúp cơ xương chậu và vùng bụng khỏe mạnh hơn vừa giúp cho cơn đau bụng của mẹ được giảm thiểu đáng kể.
  • máu báo thai ra nhiều hay ít

Mẹ nên đi bộ hằng ngày để giúp cơ xương chậu khỏe hơn và giảm tình trạng đau bụng 

  • Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là những khi quá mệt mỏi. Thêm nữa, khi tắm rửa thì nên tắm nước ấm. Việc này không chỉ giúp cho mẹ không bị cảm lạnh mà còn làm dịu các cơn đau bụng khó chịu.
  • Mẹ cũng có thể thử dùng khăn đã nhúng nước lạnh hoặc nước ấm và chườm lên bụng một lúc. Cách này cũng sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau bụng từ máu báo thai.
  • Đặc biệt, mẹ không tự ý uống các loại thuốc giảm đau mà không tham khảo bác sĩ từ trước vì thành phần của thuốc có thể khiến em bé chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • Trừ trường hợp, mẹ bị đau bụng dữ dội ở một bên vùng bụng, chảy máu nhiều hơn bình thường và càng về sau lại càng nhiều hơn, kèm theo đó là những cục máu đông thì cần nhanh chóng nhập viện để được các bác sĩ khám, theo dõi, kiểm tra và chữa trị kịp thời. Lúc này, khả năng cao là bạn đã bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. 

Kết luận

Mặc dù máu báo thai có những đặc điểm khá giống với máu kinh nguyệt nhưng vẫn có những đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận ra nếu để ý kỹ. Vì thế, để không bỏ qua tin vui khi có con cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm từ máu báo thai, các bà mẹ nên quan tâm đến bản thân nhiều hơn, chăm sóc cơ thể tốt hơn và giúp cho em bé phát triển một cách tốt nhất ngay từ những ngày đầu mới hình thành. 

Nguồn tham khảo

 

Đọc thêm:  Dấu Hiệu Mang Thai Trong 1 Tháng Đầu Tiên Từ 1 Đến 4 Tuần Tuổi?

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents