Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai 1-4 Tuần - Nguyên Nhân và một số biện pháp giảm đau hiệu quả

28 thg 7 2019 22:31

Triệu chứng đau bụng dưới thường có ngay khi mẹ vừa mới có thai nên nhiều mẹ sẽ lầm tưởng mình sắp tới chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng thực chất thì đây là một trong những hiện tượng cho thấy quá trình thụ tinh đã thành công và việc hình thành em bé đang được thực hiện.

Nhờ đó, mẹ có thể biết được tin vui từ sớm. Tuy nhiên, đau bụng khi mang thai tháng đầu khiến cho mẹ gặp không ít khó chịu và phiền toái nên bài viết này sẽ nói về cơn đau bụng từng tuần cùng một số phương pháp giảm đau hiệu quả cho mẹ.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một trong những biểu hiện phổ biến thường xảy ra ở các bà bầu nên nó được coi là dấu hiệu mang thai, không gây ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe cũng như sự phát triển thai nhi.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít trường hợp, người mẹ mang thai tháng đầu đau bụng dưới một cách bất thường và phải vào viện điều trị. Do đó, việc theo dõi cơ thể bản thân và tìm hiểu trước các nguyên nhân gây nên chứng đau bụng là điều cần thiết.

  • Kết quả của sự thụ tinh

Trong các nguyên nhân thì đây là lý do hàng đầu khiến mẹ đau bụng. Tình trạng thụ tinh diễn ra sau cuộc gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng sẽ dẫn đến sự hình thành của phôi thai. Khi phôi thai chuyển đến nơi ở cố định mới để sống và phát triển trong suốt giai đoạn 9 tháng 10 ngày sẽ có đụng chạm nhẹ đến lớp niêm mạc tử cung gây bong tróc.

Từ đó, vài đốm máu được tạo ra và trôi ra ngoài theo đường âm đạo. Đồng thời, các cơn chuột rút cũng xuất hiện khiến mẹ bị đau vùng bụng dưới. Chính vì điều này mà các chị em chưa có kinh nghiệm thường lầm tưởng đây là kinh nguyệt chứ không biết mình đã có thai.

  • Bị đau dây chằng

Khi có em bé, tử cung sẽ trở nên co giãn hơn để có thể bao lấy toàn bộ cơ thể nhỏ nhắn mới hình thành này. Cũng vì thế mà những dây chằng tròn được kéo dài ra theo và giảm dần độ dày vốn có, làm cho các cơn đau ở vùng bụng dưới xuất hiện nhiều.

Để tránh bị những cơn đau này không làm phiền, các mẹ chỉ cần nằm ngủ ở vị trí khác thường ngày và nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là khi thấy mệt mỏi thay vì phải uống thuốc giảm đau.

  • Dấu hiệu sảy thai

Đau bụng mang thai tuần đầu không chỉ là do quá trình thụ tinh hay dây chằng bị giãn ra mà còn là dấu hiệu bị sảy thai cao ở mẹ bầu. Nhưng so với những trường hợp khác thì trường hợp dọa sảy thai này không xảy ra nhiều và chỉ có kết quả chắc chắn khi bạn đi khám bác sĩ.

  • Thai nằm ngoài tử cung

Thông thường, sau khi thụ tinh và tạo thành hợp tử, phôi thai sẽ chuyển đến vị trí tử cung và nằm yên vị tại đây với mục đích được tử cung bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển thai nhi cho đến khi thành hình và chào đời.

Tuy nhiên, trong trường hợp thai không ở trong tử cung thì hành trình di chuyển sẽ bị lệch sang vị trí khác (ống dẫn trứng, vòi trứng) vì một số lý do nào đó. Trong khi đó, thai vẫn lớn lên từng ngày gây cho mẹ cảm giác đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu khó chịu và tăng nguy cơ tử vong cho mẹ và bé nếu không được phát hiện sớm.

Đau bụng khi mang thai tuần thứ 2

Tuần thứ 2 cũng có nghĩa là thai nhi đã nằm cố định trong tử cung và đang dần lớn lên theo sự phát triển tự nhiên. Mặc dù vậy, những cơn đau bụng dưới vẫn có thể diễn ra. Trong trường hợp bình thường, đau bụng khi mới mang thai này sẽ không dữ dội, quá khó chịu như đau bụng kinh mà chỉ là đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu.

Thêm nữa, thời gian bị đau bụng chỉ kéo dài trong 2 hoặc 3 ngày là tự động biến mất. Nguyên nhân chủ yếu khiến các bà bầu gặp tình trạng này là do chứng đầy bụng, khó tiêu. Một phần là vì chế độ ăn uống không điều độ của mẹ và phần còn lại là do sự thay đổi trong cơ thể.

Khi có sự hiện diện của một sinh linh mới, hormone của mẹ sẽ tự động biến đổi cộng với cơn áp lực từ phía tử cung càng tạo thêm cảm giác “ngột ngạt” cho dạ dày. Lúc này, quá trình hoạt động tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc và gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi khi có thai và gây nên hiện tượng đau bụng dưới

Không chỉ vậy, mẹ còn có thể bị táo bón do thức ăn tiêu hóa chậm hơn bình thường và trực tràng phải chịu áp lực từ tử cung. Nên tình trạng đau bụng dưới cũng vì thế mà diễn ra. Hơn nữa, khi có em bé, tử cung sẽ phải giãn ra để đủ chỗ chứa và phát triển cùng bé.

Để làm được điều này, tử cung sẽ cần tới sự trợ giúp từ các dây chằng. Vì thế mà những lúc mẹ bị ho hay vừa đứng dậy đều có cảm giác đau bụng dưới. Nhưng khi cơn đau bụng làm phiền mẹ trở nên dữ dội hơn, kèm theo đó là chứng buồn nôn, đi ngoài ra máu, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt hay thậm chí là ngất xỉu, cùng với đó là cơn đau bụng xảy ra từng đợt và có chiều hướng tăng lên thì mẹ đã rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

Khả năng cao lúc này mẹ bầu đã bị thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai, sảy thai. Nên điều tốt nhất là mẹ nên đi khám ngay bác sĩ khi gặp những triệu chứng bất thường này.

Đau bụng khi mang thai tuần thứ 3

Tùy vào thể trạng của mỗi người phụ nữ mà thời điểm xảy ra cơn đau bụng dưới sẽ khác. Không những vậy, biểu hiện, mức độ và nguyên nhân gây nên cũng sẽ không giống nhau. Nhưng tất cả đều thể hiện rằng bạn đã có thai nhi trong bụng mình và sẵn sàng bước vào giai đoạn thai kỳ.

Cũng giống như những bệnh lý thông thường, việc mang thai tháng đầu bị đau bụng được chia làm hai trường hợp: nặng và nhẹ. Trường hợp nặng, mẹ bầu sẽ bị đau bụng dưới trong thời gian dài và ngày càng tăng cơn đau lên. Bên cạnh đó, mẹ không còn đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng đầu nữa mà là sự xuất hiện của các cơn đau dữ dội cùng cảm giác buồn nôn, ói mửa…

Khi đó, mẹ sẽ cần tới sự trợ giúp từ phía các y bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Còn với trường hợp bình thường, không gây nguy hiểm thì mẹ chỉ hơi đau bụng và giảm dần mức độ đau sau 2 đến 3 ngày.

Đau bụng khi mang thai tuần thứ 4

Ở tuần thứ 4 này, mẹ bầu cũng có thể gặp lại tình trạng đau vùng bụng dưới ở mức độ âm ỉ, không quá đau. Nhưng lúc này nguyên nhân khiến cho mẹ bị đau như vậy không còn là vì thai đang làm tổ trong tử cung nữa mà vì những lý do khác. Đó chính là hoạt động tiêu hóa của mẹ bị rối loạn, các cơ quan trong cơ thể có sự thay đổi để nhanh chóng thích nghi với sự xuất hiện của thai nhi.

Vì vậy, mà mẹ dễ bị táo bón, đầy hơi, ăn không tiêu… Ngoài ra, các cơ quan sinh sản như tử cung sẽ giãn thêm ra để bao bọc đủ cơ thể của bé và đồng thời đè ép lên các dây chằng, các mô khiến cho vùng bụng dưới của mẹ luôn bị đau. Những biểu hiện đau bụng này hoàn toàn bình thường và gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của hai mẹ con.

Trừ khi mẹ cơn đau bụng của mẹ trở nên dữ dội kèm theo máu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, kiệt sức… thì mẹ cần phải chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của nhau bong non, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung hay nhiễm trùng tiết niệu… Lúc này, người thân cần đưa mẹ đi khám ngay lập tức để kịp thời có biện pháp xử lý hiệu quả.

Mẹ nên làm gì để giảm cơn đau bụng dưới?

  • Giảm bớt thời lượng làm việc và thay vào đó nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn

đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu

Nghỉ ngơi nhiều, giảm lượng công việc giúp mẹ có được sức khỏe tốt và hạn chế cơn đau bụng dưới xảy đến

  • Không nên thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải vận động mạnh, chạy nhảy nhiều vì tháng đầu thai nhi vẫn chưa đi vào trạng thái ổn định nên tình trạng sảy thai rất dễ xảy ra
  • Luôn giữ gìn và vệ sinh vùng kín đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa
  • Khi bị đau bụng, vùng âm đạo có thể ra chút máu nên mẹ có thể dùng đến băng vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Đặc biệt, nhu cầu quan hệ vợ chồng nên được ngừng lại cho đến khi bé đã phát triển ổn định.
  • Mẹ có thử sử dụng phương pháp tắm bằng nước ấm để giúp tâm trạng thoải mái, thư giãn. Nhờ đó, cơn đau cũng sẽ giảm đáng kể.
  • Có thể vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi hoặc thực hiện các bước massage phần lưng
  • Mẹ cũng có thể uống paracetamol để giảm đau nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước để tránh tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Trong trường hợp mẹ thấy cơn đau trở nên dữ dội hơn và đi cùng với những biểu hiện bất thường khác như chóng mặt, buồn nôn… thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng đầu

Buồn nôn kèm theo đau vùng bụng dưới có khả năng là bị thai ngoài tử cung

Kết luận

Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một biểu hiện sớm của thời kỳ có thai của chị em phụ nữ dù nó có phần giống chu kỳ kinh nguyệt. Thêm vào đó, hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và cũng gây ra hậu quả gì nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Tuy thế, sự quan tâm, chăm sóc, quan sát bản thân chu đáo vẫn là việc làm cần thiết trong suốt giai đoạn 9 tháng 10 ngày này.

Xem thêm:

Bà Bầu Đau Tức Bụng Trên – “Cảnh Báo” Nguy Hiểm Mẹ Nên Lưu Ý

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Ở Tuần Thứ 5, 6, 7, 8 Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo

 

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về nguyên nhân của việc đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents