Có thai tháng đầu nên ăn gì là một câu hỏi chung mà nhiều chị em phụ nữ thường đặt ra khi mới bắt đầu làm mẹ. Bởi bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào đi vào trong cơ thể mẹ đều có tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ cần tìm hiểu, lên kế hoạch chọn lựa thực phẩm và ăn uống sao cho điều độ với thể trạng bản thân và thai nhi.
Nội dung
Có thai tháng đầu nên ăn gì? Mới có bầu nên ăn gì?
Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý, các vật dụng cần thiết cho bà bầu, mẹ cũng cần chú ý tới tháng đầu mang thai nên ăn gì để có được một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật. Khi đó, thai nhi mới có điều kiện phát triển tối ưu cho đến ngày chào đời.
Ăn cá và tôm
Đối với thai nhi, chất dinh dưỡng có trong cá tôm giúp hỗ trợ quá trình phát triển. Còn với mẹ bầu thì đường huyết trong cơ thể mẹ sẽ được ổn định, các hoạt động tuần hoàn cũng tốt hơn, sắc mặt trở nên hồng hào, có sức sống, máu được bổ sung thêm, khả năng hoạt động của não cũng minh mẫn hơn.
Lý do là vì trong tôm cá có chứa nhiều protein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, sắt, canxi… Không những thế, lượng đạm và vitamin có trong thực phẩm tôm cá còn giúp mẹ không bị tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, cơ thể được bồi bổ tốt hơn, thai không bị động nhiều, bệnh phù thũng cũng được ngăn chặn.
Tuy nhiên, không phải cá nào cũng có thể ăn bởi có một số loại chứa nhiều thủy ngân, dễ gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi ăn cá, mẹ nên chọn cá da trơn, cá hồi, cá tuyết, cá cơm, cá trích, cá minh thái, tôm, cá chép. Đặc biệt, khi chế biến cá chép để nấu ăn thì nên bỏ phần ruột vì ruột sẽ khiến cho mẹ bị nhiễm độc cũng như không nên ăn quá nhiều thịt cá chép trong một lần.
Ăn trái cây, rau củ
Vitamin và khoáng chất trong các loại trái cây, rau củ sẽ giúp mẹ hạn chế bị táo bón và thai nhi không mắc phải dị tật bẩm sinh. Những loại rau củ mẹ có thể ăn là rau bina, đậu lăng, măng tây, đậu đen, ngũ cốc, bột mì, nước trái cây, trái cây tươi…
Vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ quả
Ăn thịt gà, thịt bò
Các loại thịt này sẽ mang đến cho cơ thể mẹ nguồn protein dồi dào cũng như hàm lượng sắt. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể có thêm chất sắt từ một số loại thực vật như rau bina, các loại đậu… Nhưng so với động vật, lượng sắt từ thực vật khó hấp thu hơn.
Ăn trứng
Trong trứng có nhiều omega 3, vitamin A, vitamin D và axit folic tốt cho cơ thể mẹ và bé. Không chỉ có đầy đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể mà còn hỗ trợ não bộ và võng mạc của thai nhi.
Món trứng này có thể được dùng vào bữa sáng với nhiều kiểu chế biến khác nhau như ốp la, chiên hoặc luộc. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn 3 đến 4 quả vì ăn uống quá đà sẽ làm cho mẹ rơi vào tình trạng đầy bụng, bị mỡ máu, khó tiêu.
Ăn ớt
Mặc dù chúng ta vẫn thường hay nói ăn các món cay, chứa nhiều tiêu ớt sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với một chế độ ăn uống hợp lý, vừa phải thì ớt sẽ trở thành loại thực phẩm có ích. Vì trong ớt có chứa vitamin C, canxi, sắt nên khi nạp một lượng vừa đủ ớt, bạn sẽ có một hệ miễn dịch tốt hơn và cân bằng được huyết áp.
Ăn cải bó xôi
Trong những loại rau xanh tốt cho cơ thể không thể không kể đến cải bó xôi. Với hàm lượng vitamin D, canxi, axit folic và sắt, xương của thai nhi sẽ trở nên chắc khỏe, phát triển tốt và cơ thể mẹ sẽ được lưu thông máu tốt hơn.
Ăn bơ
Bơ từ lâu là một món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng giúp da dẻ chị em phụ nữ trở nên đẹp hơn. Đến khi mang thai thì bơ sẽ giúp não bộ của bé phát triển toàn diện và thông minh hơn dù chưa chào đời. Tất cả là nhờ chất omega 3 và axit folic có trong loại quả này.
Ăn hẹ
Bên cạnh những thực phẩm kể trên, bạn cũng có thể cho hẹ vào trong các bữa ăn. Rau hẹ sẽ mang vào cơ thể bạn chất sắt, vitamin C, canxi, axit folic giúp hỗ trợ quá trình phát triển của bé và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Hơn nữa, axit folic có trong hẹ sẽ giúp thai nhi giảm được nguy cơ mắc dị tật khiếm khuyết ống thần kinh từ 50 đến 70%.
Ăn các loại hạt
Không chỉ có các thực phẩm tươi mà ngay cả những thực phẩm khô từ nhiều loại hạt cũng có thể bồi bổ sức khỏe cho mẹ, giúp mẹ giảm các cơn đói bụng, thèm ăn. Có được điều này là nhờ nguồn dinh dưỡng khoáng chất, chất béo bão hòa có ích giúp tăng cường khả năng phát triển, sức khỏe của cả hai mẹ con.
Vì thế, việc dự trữ một số loại như hạt óc chó, hạnh nhân, mắc-ca, hạt hướng dương, hạt bí, đậu phộng… trong nhà sẽ rất có lợi. Nhưng mẹ cũng không nên để quá lâu vì chúng có thể bị hỏng.
Bồi bổ cơ thể mẹ bầu bằng các loại hạt sấy khô
Các dưỡng chất cần thiết cho mẹ mang thai tháng đầu
Lần đầu mang thai thường khiến nhiều chị em gặp không ít bỡ ngỡ và bối rối khi không biết nên làm gì, chăm sóc bản thân thế nào cho tốt, mới mang thai nên ăn gì hay có thai 1 tháng nên kiêng gì để bé không bị bệnh và có thể phát triển được tốt nhất.
Cho nên, việc tham khảo từ phía bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng, những người từng trải hay các thông tin đáng tin cậy trên mạng sẽ giúp cho các mẹ bầu xác định, lựa chọn và xây dựng được một kế hoạch ăn uống hợp lý. Khi đó, mẹ sẽ biết mình cần:
Cung cấp canxi
Ngay cả những người bình thường cũng cần có canxi để giúp cho xương khớp chắc khỏe nên bà bầu lại càng cần tới nguồn dinh dưỡng này. Không chỉ giúp cho bản thân người mẹ có cơ xương chắc chắn mà thai nhi cũng sẽ phát triển tốt hơn, cứng cáp hơn ngay từ trong bụng mẹ.
Ngược lại, nếu các bà mẹ không chú ý cung cấp cho cơ thể lượng canxi đầy đủ thì sẽ dễ dẫn đến các cảm giác mệt mỏi, chuột rút, cơ bắp trở nên đau nhức hơn, hay bị tụt huyết áp, tụt canxi ở người mẹ. Còn với thai nhi, khả năng phát triển chiều cao sẽ bị chững lại, rất khó để cao lớn thêm, chất lượng của xương cũng kém hơn gây nên các bệnh còi xương, dị tật liên quan đến xương bẩm sinh.
Chính vì điều này mà mẹ bầu không nên bỏ qua việc bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể. Muốn như thế, mẹ cần thường xuyên uống sữa, ăn các sản phẩm được làm từ sữa, ăn các món ăn được chế biến từ tôm, cá, cua đồng, vừng, cà rốt… Bên cạnh tác dụng giúp cho xương chắc khỏe, canxi cũng giúp cho răng của hai mẹ con trở nên chắc hơn, tốt hơn.
Thời gian đầu mang thai, mỗi người phụ nữ đều cần tới 800 cho đến 1000mg canxi và tăng dần vào các tháng tiếp theo. Đến khi đã lâm bồn và cho con bú, hằng ngày mẹ vẫn cần phải có 1500mg canxi cho cơ thể.
Cung cấp axit folic (còn được biết đến là vitamin B9)
Không chỉ có canxi, axit folic cũng rất cần thiết tới cơ thể người mẹ và cả thai nhi. Việc cung cấp dưỡng chất này thường được bắt đầu từ khi chưa mang thai cho đến khi người mẹ đã có thai. Trước khi bước vào thai kỳ 3 đến 4 tháng, người mẹ sẽ cần tới 400mcg axit folic hằng ngày.
Nhưng khi đã có con thì lượng folic cần cho cơ thể sẽ tăng lên, tầm 400 đến 600mcg mỗi ngày. Để có thể nạp được lượng axit folic, các bà bầu có thể dùng một trong hai cách: uống thuốc có sự tham khảo từ bác sĩ hoặc ăn các loại thức ăn chứa nhiều axit folic.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên rằng việc uống thuốc chỉ nên thực hiện khi chế độ ăn uống hằng ngày không thể đảm bảo đủ lượng axit folic cho cơ thể.
Còn với trường hợp, mẹ bầu thường xuyên ăn thịt gia cầm, ngũ cốc, các loại rau màu xanh đậm (súp lơ, cải bó xôi, măng tây, quả bơ…), đậu hay hoa quả thuộc họ cam chanh thì không cần phải dùng tới thuốc bởi nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin B9.
Ngũ cốc - loại thực phẩm giàu axit folic
Với việc thường xuyên cung cấp axit folic sẽ hỗ trợ tối đa khả năng phát triển của bào thai, ngăn chặn nguy cơ bị sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, hở đốt sống…
Cung cấp chất sắt
Khi được hỏi mang thai tháng đầu tiên nên ăn gì, chắc chắn rằng câu trả lời sẽ nhắc tới các nguồn thực phẩm giàu sắt. Bởi não bộ của thai nhi có thể phát triển tốt hơn, khả năng hô hấp và hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn khi sắt có thể vận chuyển oxy cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu tới bào thai.
Không chỉ vậy, enzyme hệ miễn dịch sẽ được sản sinh ra nhiều hơn nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Để cơ thể có đầy đủ chất sắt, mẹ phải đảm bảo mỗi ngày đều ăn uống các món giàu sắt sao cho mức hàm lượng đi vào cơ thể phải đạt 40 đến 60mg.
Cũng giống như axit folic, sắt sẽ được bổ sung, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn qua đường ăn uống hằng ngày thay vì dùng tới thuốc. Thông thường, ở những món từ thịt bò, ngũ cốc nguyên cám, rau dền, cải bó xôi… đều rất giàu sắt mà mẹ có thể chế biến trong thực đơn hằng ngày.
Cung cấp protein
Để tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể con người không chỉ cần đến sắt mà còn phải có nguồn protein dồi dào bởi chất đạm sẽ giúp sản sinh ra các kháng thể phòng bệnh.
Thêm vào đó, oxy trong máu sẽ được vận chuyển dễ dàng hơn nhờ có chất đạm. Từ đó, các mô ở trong người mẹ sẽ được sản sinh ra nhiều thêm hay thay mới những cái cũ để cho mẹ bầu có được giai đoạn thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Với các chị em phụ nữ mang thai thì lượng protein mà họ cần vào khoảng 90g một ngày. Muốn có đầy đủ protein cho cơ thể, mẹ có thể chế biến thức ăn từ các loại thịt gia cầm, trứng, cá, ngũ cốc, các loại đậu, sữa chua, phô mai…
Cung cấp vitamin, khoáng chất
Khi mang thai, các mẹ thường dễ gặp phải tình trạng táo bón nên việc ăn nhiều rau củ, trái cây sẽ giúp cải thiện điều này. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất còn giúp mẹ giảm thiểu tình trạng da bị sạm, bị rạn thường thấy ở các mẹ bầu. Mẹ có thể ăn súp lơ, bắp cải, cải bó xôi, cam, quýt, táo, bưởi để bổ sung lượng chất dinh dưỡng quan trọng này.
Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì?
Chắc hẳn rằng trước khi có thai, nhiều chị em phụ nữ hay ăn uống qua loa, ngủ nghỉ sinh hoạt không đúng giờ giấc, ăn nhiều món không tốt cho sức khỏe.
Sau một thời gian dài, việc làm này đã thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, khi bạn đã bước vào giai đoạn thai kỳ bạn cần phải thay đổi chúng.
Bởi những thứ không lành mạnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ sẽ cần phải:
- Từ bỏ những thói quen ăn uống có hại như ăn mặn, đồ ăn nhanh hay ăn cay…
- Không nên ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá thu, cá kiếm… vì khi tích tụ quá nhiều thủy ngân vào trong cơ thể, não của bé sẽ bị tổn thương.
- Với những loại thực phẩm đã được khuyến cáo gây nguy hiểm tới sức khỏe thì mẹ cũng nên tránh xa, không sử dụng chúng trong thực đơn của chính mình như củ quả mọc mầm, sữa, bơ chưa được tiệt trùng, thịt cá chưa được nấu kỹ, đồ ăn bị thiu, mốc, có mùi lạ… Nếu cứ cố ăn sẽ khiến cho mẹ và bé bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tất cả các loại thực phẩm từ thịt cá tôm đến rau tươi trái cây đều phải được rửa sạch sẽ, gọt vỏ, và nấu chín trước khi dùng.
- Tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống có cồn, caffein, cocain, có ga. Những thứ này đều có thể dẫn đến khả năng sảy thai, phôi thai bị ảnh hưởng, các vitamin trong cơ thể bị phá hủy. Từ đó, mẹ sẽ không còn đủ vitamin B1, xuất hiện các cảm giác chán ăn, mệt mỏi, táo bón. Không những thế, các chất gây hại này còn ngăn cản khả năng hấp thu sắt, kẽm, tình trạng thiếu máu cũng vì thế mà tăng cao.
Đồ uống có cồn có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu
- Không nên uống nước dừa khi mới mang thai bởi nó góp phần làm cho chứng đầy bụng, khó tiêu trở nên nghiêm trọng. Thêm vào đó, các chứng thai nghén sẽ càng khó xử lý và trầm trọng hơn. Nước dừa thuộc âm, có tính giải khát, làm mát cơ thể nên những bà bầu đang mang thai trong giai đoạn đầu có thể khiến gân của mẹ trở nên yếu đi, huyết áp bị hạ xuống.
- Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều các món làm từ măng tươi vì có rất nhiều độc tố trong loại thực phẩm này. Khi vào bên trong cơ thể và đến dạ dày, men tiêu hóa ở đây sẽ làm cho glucozit ở trong măng phóng ra acid xyanhydric làm người ăn bị ngộ độc, nôn mửa. Cho nên, nếu thèm và muốn ăn quá thì mẹ cũng chỉ nên ăn rất ít (khoảng 2 lần 1 tháng từ 200 đến 300g). Thêm nữa, măng tươi nên được mua về và tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh, luộc 2 hoặc 3 lần để giảm bớt chất độc ở trong măng và mở vung khi luộc để hơi độc bay ra ngoài không khí. Sau khi hoàn tất, măng lúc này mới có thể chế biến thành món ăn cho mẹ bầu.
Chăm sóc bản thân khi mới mang thai
Khi mới mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua nhiều thay đổi để có thể thích ứng với sự xuất hiện của thai nhi và nuôi dưỡng bé tốt hơn. Do đó, mẹ sẽ cần phải thay đổi cách chăm sóc bản thân sao cho phù hợp như:
- Tập thể dục thường xuyên nhưng phải theo một chế độ phù hợp dành cho các bà bầu. Không nên tập quá sức hay thực hiện các động tác quá khó. Mục đích là để mẹ không cảm thấy ì ạch, khó chịu, vận động cũng dễ dàng hơn, tâm lý sẽ suy nghĩ tích cực, ít mệt mỏi, căng thẳng.
- Mẹ có thể làm những việc mình thích trong quá trình mang thai để giúp bản thân có tinh thần thoải mái, thư giãn thay vì lo lắng quá nhiều tới các vấn đề căng thẳng, mệt mỏi.
- Nếu có vấn đề gì thì mẹ bầu không nên giữ quá nhiều trong lòng mà nên chia sẻ với người thân để giải tỏa cảm xúc.
- Luôn duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ và nên hạn chế những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng. Mẹ có thể giảm tải lượng công việc hằng ngày và nghỉ ngơi thư giãn với sở thích của bản thân.
Thư giãn bằng những bản nhạc yêu thích hoặc đọc sách
- Mẹ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày (từ 4 đến 5 bữa) để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa được chứng táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
- Các món ăn nên nấu loãng và mềm để dễ nuốt hơn vì thời điểm mang thai bạn có thể phải chịu các cơn ốm nghén vô cùng khó chịu.
- Không nên ăn quá no và cũng không nên ăn khi quá đói hay ăn quá nhiều trong một bữa.
- Các bà mẹ mà bị thai nghén có thể sử dụng bạc hà, chanh, gừng, hạt mùi… để giảm thiểu các cơn buồn nôn.
Kết luận
Với những thông tin trong bài có thai tháng đầu nên ăn gì này, mẹ sẽ phần nào biết được những thực phẩm có lợi nên ăn và những thực phẩm có hại cần tránh. Nhờ đó, cơ thể mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, có một sức khỏe tốt và nuôi lớn em bé thật khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo
- https://www.beingtheparent.com/pregnancy-diet-first-month/
- http://mommyvietnam.vn/blog/moi-co-bau-nen-an-gi
- https://phunusuckhoe.vn/ba-bau-nen-cham-soc-co-the-nhu-the-nao-de-tu-tin-trong-suot-thai-ky-c20a313193.html
Các bài viết cùng chủ đề bà bầu nên ăn gì:
- Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Phát Triển Tốt Về Thể Chất và Trí Thông Minh?
- Bà Bầu Không Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Mẹ Bầu Cần Tránh Khi Mang Thai
- 3 Tháng Đầu Ăn Gì Tốt Cho Bà Bầu? Nên Ăn Rau, Quả, Thực Phẩm Gì Tốt?
- Mới Mang Thai Những Tuần Đầu Nên Ăn Gì & Kiêng Gì Để Tốt Cho Sự Phát Triển Của Thai Nhi
- Làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh? Thực đơn cho mẹ bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Bà bầu kiêng ăn rau gì, nên ăn những loại trái cây nào 3 tháng đầu và cuối mang thai