Mang thai ra máu hồng có rất nhiều nguyên nhân có thể đơn giản chỉ là do quá trình làm tổ của thai hoặc do những nguyên nhân sảy thai, dọa sảy thai hoặc 1 nguyên nhân nào đó nguy hiểm mà mẹ không nên bỏ qua.
Thường có thai ra dịch màu hồng sẽ khiến mẹ bầu rất lo lắng và hoảng sợ cho dù đó là giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý, không phải tình trạng ra máu hồng nào cũng là nguy hiểm, cần tìm rõ nguyên nhân và trước tiên mẹ nên nghỉ ngơi, không nên quá lo lắng và nên đi khám ngay nếu thấy hiện tượng ngày càng tăng và kèm theo các triệu chứng bất thường.
Thông thường có khoảng 30% bà bầu ra dịch màu hồng khi mang thai thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và thường thì từng gặp thôi. Và ở giai đoạn này thường do quá trình làm tổ, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung…
Nội dung
- Trứng đã thụ tinh và cấy vào tử cung
- Màng rụng gây hiện tượng mang thai bị ra máu hồng
- Tử cung nhạy cảm dẫn tới mang thai bị ra máu hồng
- Mang thai bị ra máu hồng do nhiễm trùng
- Tụ máu dưới màng đệm dẫn tới mang thai bị ra máu hồng
- Mang thai bị ra máu hồng do dọa sảy thai
- Có thai ngoài tử cung gây tình trạng ra máu khi mang thai
- Mang thai bị ra máu hồng do sảy thai
- Kết luận
Những nguyên nhân mang thai bị ra máu hồng mẹ bầu nên biết:
Trứng đã thụ tinh và cấy vào tử cung làm ra khí hư màu hồng nhạt khi mang thai
Đây là tình trạng thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 sau khi thụ thai, mẹ sẽ nhận thấy ra dịch màu hồng nhạt hoặc đôi khi là màu nâu đây tình dấu hiệu trứng đã thụ tinh và cấy vào tử cung, hiện tượng này sẽ mất khoảng 1- 2 ngày, mẹ không nên nhầm đây với tình trạng kinh nguyệt vì tình trạng này ra rất ít máu và sẽ nhanh chóng hết.
Nhưng nếu mẹ thấy sau nhiều ngày mà máu vẫn chảy ra dù số lượng không nhiều thì mẹ vẫn cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nhanh chóng chữa trị. Bởi nó có thể đang báo hiệu cho mẹ biết tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi đang có chuyển biến xấu.
Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành hợp tử, phôi thai sẽ bắt đầu hành trình đến tử cung và làm tổ gây ra tình trạng ra dịch màu hồng
Màng rụng gây hiện tượng mang thai bị ra máu hồng
Màng rụng sẽ gây nên hiện tượng ra dịch hồng khi mang thai lúc 6 tuần hoặc có thai 5 tuần bị ra máu hồng. Với tình trạng này mẹ sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ ở quần. Lý do khiến cho màng bị rụng là vì nồng độ nội tiết tố sẽ tăng cao lên khi có sự xuất hiện của thai nhi nên các lớp niêm mạc tử cung sẽ bong dần ra và được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo.
Đây không là một biểu hiện nguy hiểm bởi hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua. Nhưng không vì thế mà các bà bầu có thể chủ quan. Để chắc chắn hơn, mẹ nên đi khám hoặc theo dõi mọi chuyển biến của cơ thể.
Bất kỳ dấu hiệu bất thường đều có thể là biểu hiện nghiêm trọng của một căn bệnh hay vấn đề sức khỏe nào đó.
Tử cung nhạy cảm dẫn tới mang thai bị ra máu hồng
Ở giai đoạn mang thai, lượng máu đến tử cung tăng cao do những thay đổi hormone, khiến mẹ bầu thấy ra máu hồng khi mang thai, đặc biệt sau khi quan hệ hay khám phụ khoa (soi cổ tử cung và khám âm đạo), nhưng đây là một tình trạng bình thường và không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên thường xuyên theo dõi, quan tâm tới bản thân thật sát sao để phòng trừ trường hợp xảy ra điều bất thường mà không kịp xử lý, gây nguy hiểm đến tính mạng chính mình và thai nhi.
Mang thai quan hệ ra máu hồng do nhiễm trùng
Một số trường hợp mẹ bầu bị ra dịch màu hồng khi mang thai phải hết sức lưu ý bởi có thể đây là một trong những tình trạng nguy hiểm, bởi khi mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hay âm đạo thì mẹ nên khám và điều trị ngay bới nó có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Mà nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới các virus, vi khuẩn lây bệnh có cơ hội phát triển và xâm nhập vào bên trong âm đạo và tử cung. Từ đó, khiến cho mẹ mắc phải các bệnh chlamydia, lậu, herpes…
Đây cũng là lý do vì sao mà các chuyên gia luôn khuyên các cặp vợ chồng nên tạm dừng quan hệ vợ chồng một thời gian hoặc phải chú ý và dùng tới các biện pháp an toàn thông thường.
Tụ máu dưới màng đệm dẫn tới mang thai bị ra máu hồng
Tụ máu dưới màng đệm hay còn gọi là tụ máu nhau thai, tụ dịch màng nuôi. Tình trạng này thường do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng lại bị bong 1 phần, tùy vào tình trạng vừa hoặc nặng, nếu vừa và nhẹ thì sẽ tự khỏi trong khoảng 20 tuần nhưng nếu nặng có thể sẽ bị bong nhau thai và dẫn tới sảy thai.
Bởi vậy, khi mang thai ra máu hồng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường, tình trạng này có thể được nhận ra khi mẹ đi siêu âm phôi thai. Với trường hợp nhẹ thì không có gì quá lo ngại nhưng với những người phụ nữ đã có tuổi mà mang thai thì có khả năng cao rơi vào tình huống này.
Lúc đó, lượng máu bị tụ lại ở vị trí nhau thai nối với nội mạc tử cung có thể lên đến 30 hay 40%, dẫn đến túi thai phải chịu một sức ép lớn và bị sảy thai. Vì lý do này mà các mẹ bầu lớn tuổi nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình của thai nhi để có thể kịp thời xử lý khi xảy ra điều bất thường.
Việc tụ máu dưới màng đệm khiến nhau thai dần dần bị bong ra làm tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu
Bà bầu ra dịch màu hồng do dọa sảy thai
Không phải trường hợp mang thai nào, thai cũng nằm yên, không động đậy nhiều. Vì thế, sẽ có những mẹ bầu rơi vào tình cảnh thai chuyển động liên tục làm cho mẹ bị đau vùng bụng dưới, thắt lưng bị mỏi, âm đạo có ra máu màu hồng nhạt hay đỏ tươi.
Ngoài ra, mẹ có thể thấy vị trí thai bị di chuyển như kích ngược lên trên hay hạ thấp xuống dưới sau khi đi khám thai. Dọa sảy thai là tình trạng cũng gây nhiều nguy hiểm nếu mẹ phát hiện muộn, dọa sảy thai gây chảy máu nhưng nếu được thăm khám và điều trị thì sẽ không gây ảnh hưởng gì nhưng nếu để nặng thì rất khó có thể giữ lại được thai nhi.
Bên cạnh đó, vì dấu hiệu dọa sảy thai, động thai có đôi phần giống với sảy thai nên mẹ cũng cần biết cách phân biệt. Sảy thai là thai nhi đã tử vong và có thể đã bị đẩy ra khỏi tử cung. Còn dọa sảy thì em bé vẫn còn ở trong tử cung và còn sống, cổ tử cung chưa hề mở ra nên các thành phần liên quan đến thai nhi chưa hề lọt ra ngoài.
Sau một thời gian quan sát, nếu mẹ vẫn cảm thấy đau bụng, máu vẫn chảy ra và các thành phần của thai đang thập thò ở âm đạo thì lúc này mẹ đã bị sảy thai. Do đó, khi phát hiện thấy các dấu hiệu dọa sảy, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám.
Có thai ngoài tử cung gây tình trạng ra máu khi mang thai
Có thai ngoài tử cung, thường xảy ra ở vòi trứng, triệu chứng mang thai ngoài tử cung mẹ bầu vui lòng xem tại bài viết : 8 dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung.
Đây là một hiện tượng mà trứng không còn nằm trong tử cung như bình thường mà đã chuyển sang vị trí khác. Sau khi trứng gặp được tinh trùng vào tạo thành hợp tử, phôi thai sẽ cần di chuyển tới nơi ở mới để làm tổ.
Ở trường hợp bình thường, bào thai sẽ đến tử cung và ở đó suốt quãng thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, có thể là bệnh tật hoặc vấn đề với cơ quan sinh sản mà phôi thai bị kẹt hoặc đến ở một nơi khác không phải tử cung.
Khi đó, mẹ bầu thường sẽ có cảm giác đau nhói vùng bụng, bị chuột rút dữ dội và chảy máu qua đường âm đạo. Đến khi dùng que thử thai, bạn sẽ không thể phát hiện ra mình đang mang thai bởi nồng độ hormone hCG đã bị hạ thấp.
Cho nên, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, mẹ cần đi khám ngay để xác định vị trí thai và kịp thời có được biện pháp xử lý phù hợp.
Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai do sảy thai
Mang thai bị ra máu hồng do sảy thai là một trong những dấu hiệu khiến mẹ bầu hoang mang và lo lắng nhất. Thời điểm diễn ra hiện tượng sảy thai có thể là bất cứ lúc nào trong thai kỳ: có thể là trong những tháng đầu hoặc những tháng sau đó.
Nếu thai kỳ mà ngừng lại trước tuần thai thứ 24 thì lúc này bạn đã bị sảy thai. Tình trạng này gồm những triệu chứng như: chảy máu âm đạo, máu có màu đỏ tươi hoặc nâu, có dịch nhầy, bụng dưới co rút kèm đau thắt lưng, mẹ nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Khi mẹ có cảm giác đau bụng và đau lưng dữ dội, khả năng cao mẹ bầu đã bị sảy thai
Ngoài trường hợp mang thai một bị sảy thai, những mẹ mà có thai đôi cũng có khả năng cao gặp triệu chứng này. Lý do cũng tương tự như trên, mẹ bầu bị sảy thai một em bé.
Vì vậy, khi thấy bản thân có thai mà lại chảy máu thì mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn. Khi đó, bạn sẽ có được cách chăm sóc bản thân tốt hơn để giữ lại em bé còn lại.
Kết luận
Trên đây là 8 nguyên nhân thường gặp khi mang thai ra máu hồng mẹ bầu thường gặp. Nhưng đối với tình trạng mang thai bị ra máu hồng thì dù nặng hay nhẹ thì mẹ bầu nên đi khám ngay để tìm rõ nguyên nhân và được điều trị kịp thời, điều cuối cùng là mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
- https://cugaituoi.net/2016/03/30/ra-mau-khi-mang-thai/
- https://www.healthline.com/health/womens-health/pink-discharge#ectopic-pregnancy
Đọc thêm: Ra Máu Báo Nhưng Không Đau Bụng Mẹ Bầu Cần Xử Trí Sáng Suốt Thế Này