Mang thai bị ngứa chân tay có ảnh hưởng tới thai nhi không?

11 thg 8 2018 10:10

 

Hiện tượng ngứa chân tay khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng đầu và có thể bị lại vào 3 tháng cuối ở các mẹ bầu, tình trạng này xảy ra thường do một số nguyên nhân như: thay đổi hormone, thay đổi tâm sinh lý khi mang thai…

Biểu hiện của chứng bị ngứa chân tay khi mang thai như: nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay chân, ngứa khắp vùng tay chân gây khó chịu, mệt mỏi. Vậy khi bị ngứa chân tay khi mang thai nên làm gì để chấm dứt tình trạng ngứa ngáy khó chịu này. Hãy cùng tham khảo một số kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé! Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ bầu.

Tại sao mang thai bị ngứa chân tay

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có đến 16% bà bầu bị ngứa. Nguyên nhân có thể là do biến đổi về sinh lý khi cơ thể tăng cân khi mang thai, hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lượng sắc tố, đổ mổ hôi nhiều do nóng trong thai kỳ hay do bị ứ mật hoặc viêm nhiễm.

Xem thêm: Mẹo Nhỏ Đánh Bay Tình Trạng Bà Bầu Bị Ngứa Ở Tay Chân Mà Mẹ Nên Biết

                   Mang thai bị ngứa chân tay có ảnh hưởng tới thai nhi không?

                   Vì sao bà bầu bị ngứa bụng và có nên gãi không

Hiện tượng mang thai bị ngứa chân tay

mang thai bị ngứa chân tay


Mang thai bị ngứa chân tay là một hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em. Nhiều phụ nữ có thai vào giai đoạn mùa hè thường lầm tưởng đây là hiện tượng dị ứng thời tiết hoặc do quá nóng mà phát ban nhưng thực chất ngứa chân tay khi lại liên quan mật thiết đến nội tiết.

Tương tự như viêm da thai kỳ hay trứng cá thai kỳ, ngứa chân tay xuất phát từ yếu tố thay đổi do nội tiết. Ngoài giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ là lúc trọng lượng cơ thể bắt đầu có bước chuyển biến và nội tiết cũng tăng cao hơn. Progesterone sẽ được giải phóng khiến tuyến mồ hôi và bã nhờn dưới da hoạt động mạnh. Khi tuyến bã nhờn hoạt động đến độ không thể tự đào thải qua các lỗ chân lông sẽ gây ra hiện tượng bít tắc dẫn đến viêm da và sinh ra tình trạng mang thai bị ngứa chân tay. Thông thường vùng ngứa sẽ xuất hiện ở vùng bắp chân hoặc bắp tay khiến nhiều người tưởng đây là hiện tượng dị ứng.

Biểu hiện của ngứa chân tay khi mang thai còn được thể hiện dưới dạng những vùng da sần đỏ, có thể có chứa nhân trắng bên trong và sẽ trở nên trầm trọng nếu sản phụ can thiệp bởi các động tác như: cạy, cào hay gãi. Do đó, để giảm ngứa chân tay khi mang thai chính là việc hạn chế sờ vào những vùng da bị ngứa này. 

Cách giảm tình trạng mang thai bị ngứa chân tay

Để giảm tình trạng mang thai bị ngứa chân tay, các bà bầu nên thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chọn lựa các loại trang phục thông thoáng, thấm mồ hôi.

- Hạn chế ngâm nước nóng quá lâu
- Lựa chọn các loại sữa tắm có độ Ph vừa phải, thích hợp cho các loại da nhạy cảm.

- Hạn chế các loại xà phòng và mỹ phẫm làm đẹp dễ kích ứng.
- Hạn chế cào gãi hay tác động mạnh vào vết ngứa vì có thể gây ra các tổn thương da và khiến vết ngứa thêm trầm trọng.
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, tăng cường nạp các thực phẩm giàu vitamin A, uống nhiều nước.
- Để hạn chế cơn ngứa, các mẹ bầu có thể dùng kem vitamin E để thoa lên vùng da ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa.
Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng, chỉ uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi nào mang thai bị ngứa chân tay gây nguy hiểm?

Khi ngứa kèm theo dấu hiệu vàng da
Ngứa, phát ban, kèm sốt
Ngứa kèm các tổn thương da
Mang thai bị ngứa chân tay kèm theo các triệu chứng trên hoặc tình trạng kéo dài và càng ngày càng nặng thêm thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để có được chuẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời nhất.

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents