Bị Khó Thở Khi Mang Thai, Mẹ Phải Làm Sao?

21 thg 11 2019 09:42

Khó thở khi mang thai là một trong những triệu chứng khó chịu thường gặp ở mẹ bầu. Triệu chứng này có thể sẽ “đeo bám” theo mẹ bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng. Bà bầu bị khó thở về đêm còn khiến cho giấc ngủ không trọn vẹn, khiến bà bầu thêm mệt mỏi. Vậy mẹ bầu phải làm sao khi gặp phải triệu chứng khó thở này? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng tức ngực khó thở khi mang thai có phải là bình thường?

 Bà bầu bị khó thở chẳng phải là chuyện hiếm gặp đối với phụ nữ đã từng mang thai. Bỗng dưng cơ thể có sự hiện diện của một thiên thần, bụng bầu ngày càng lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với chuyện mẹ bầu ăn, ở, đi lại và đôi khi chỉ thở thôi cũng mệt.

 Không chỉ ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu mới bị “quấy rầy” bởi cảm giác khó thở này. Nhiều người thậm chí đã cảm thấy khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ.

 Khó thở buồn nôn khi mang thai là một triệu chứng khá bình thường, và sẽ còn “đồng hành” cùng các mẹ bầu cho đến tận ngày cuối cùng của thai kỳ. Mặc dù vậy, cảm giác khó chịu này cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ cần lưu ý đến những cách để ngủ ngon và tránh khỏi ốm nghén hơn là tìm cách “dễ thở”.

Khó thở buồn nôn khi mang thai là một triệu chứng khá bình thường

Nguyên nhân của triệu chứng khó thở khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai, nhưng “thủ phạm” chính gây nên tình trạng này thường do những thay đổi đột ngột của cơ thể trong suốt thai kỳ.

  •  Sự gia tăng hàm lượng hormone, nội tiết tố khi mang thai, đặc biệt là progesterone sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến phổi, đồng thời kích thích trung tâm hô hấp ở não bộ của bạn. Hệ quả là bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp, tim đập nhanh, thở khó khăn hơn.
  •  Ngoài ra, khi bắt đầu mang thai, tử cung của bạn cũng sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển “nhanh dần đều” của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung đã mở rộng ra sẽ chèn ép, khiến cho hoạt động của cơ hoành càng bị hạn chế, làm cho bạn cảm thấy khó thở.
  •  Bệnh hen suyễn: Nếu mẹ bị hen suyễn khi mang thai có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
  •  Bệnh về cơ tim chu sản: Bệnh có thể xảy ra cho mẹ bầu trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, đây là một loại hiếm gặp của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh thường thấy như: sưng mắt cá chân, tim đập nhanh, hạ huyết áp, mệt mỏi, khiến cho bà bầu khó thở. 

Khó thở có phải dấu hiệu mang thai?

Những triệu chứng này thường khiến cho nhiều phụ nữ lầm tưởng rằng đây là các dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, bệnh về cơ tim chu sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của thai phụ, do đó cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

 Bệnh thuyên tắc phổi: Bệnh này thường xảy ra khi huyết khối của mẹ bầu bị kẹt trong động mạch phổi. Do đó, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hít thở và khiến cho các bà bầu khó thở, ho dữ dội và đau ngực.

 Tình trạng tích nước nhiều trong cơ thể: Đa số các bà bầu trong tam cá nguyệt cuối thường bị phù nề chân tay do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề thì việc tích nước nhiều ở trong cơ thể bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và xoang mũi, gây ra sự khó khăn khi thở.

 Ngoài ra, tình trạng thiếu máu thai kỳ thường xảy ra với bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra ở các mẹ bầu do thiếu sắt gây nên. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời thì có thể trở nên ngày càng nghiêm trọng, khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó thở.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi khó thở khi mang thai

 Không có cách nào để giúp cho mẹ bầu điều trị tận gốc cảm giác khó thở khi mang thai. Vì vậy, điều duy nhất mẹ có thể làm là hãy học cách “sống chung với lũ”. Trước tiên, các mẹ bầu cần lập tức nghỉ ngơi ngay khi bị khó thở cũng như bất cứ khi nào thấy cần thiết. Bởi lẽ khi mang thai, chị em phụ nữ sẽ không thể thực hiện các hoạt động thể chất giống như bình thường.

Các mẹ bầu cần lập tức nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy khó thở

 Khi cảm thấy bắt đầu bị khó thở, cần thay đổi tư thế nằm ngủ của bà bầu. Nếu đang ngồi, mẹ nên ngồi thẳng lưng lên, vai đẩy hẳn ra phía sau. Khi ngủ, bà bầu cũng có thể chèn thêm 1 chiếc gối ở phía trên để giảm bớt áp lực căng thẳng của tử cung lên cơ hoành.

 Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục thể thao khi mang thai để điều hòa và kiểm soát được tình trạng hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi lội và đi bộ là những bài tập thư giãn, nhẹ nhàng, giúp mẹ bầu cung cấp oxy vào trong phổi nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dành ra khoảng 10 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập hít thở, giúp dễ dàng mở rộng phổi như sau:

  •  Đứng thẳng người, hai tay buông xuống hai bên. 
  •  Hít thở sâu và từ từ đưa hai tay lên cao qua đầu. Nhớ ngẩng đầu cao khi hít thở nhé. 
  •  Thở ra và hạ 2 tay xuống. Mẹ bầu có thể thực hiện động tác này mỗi ngày, hoặc bất cứ khi nào cảm thấy khó thở.

Khi nào phụ nữ mang thai khó thở nên đi khám bác sĩ?

 Khó thở đi kèm hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu,... có thể là triệu chứng đặc trưng của căn bệnh huyết áp thấp. Đối với những mẹ bầu có tiền sử bị bệnh hen suyễn, cũng cần phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy tình trạng khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh, gấp hơn và đau ngực, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ theo dõi và chăm sóc.

  •  Khi tình trạng khó thở kết hợp với hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ và sưng phù to là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, mẹ bầu cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Khó thở, da chân chuyển sang màu đỏ, sưng phù to là dấu hiệu nguy hiểm

Bà bầu khó thở khi mang thai tháng đầu

 Tỷ lệ mẹ bầu gặp phải triệu chứng khó thở ở tháng đầu thai kỳ khá nhiều, thậm chí lên tới 75%. Như đã nêu ở trên, triệu chứng này là hoàn toàn vô hại và bình thường, phổ biến. Nó xảy ra do những thay đổi trong thích ứng với môi trường tự nhiên mà cơ thể phải trải qua để cơ thể có thể thích nghi được với việc mang thai. Tình trạng này trong y học còn được gọi là Dyspnea hay Dyspnoea.

 Tình trạng khó thở tim đập nhanh khi mang thai có thể nặng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba và thông thường sẽ giảm dần sau khi sinh. Cho nên, nếu gặp phải tình trạng khó thở nhưng nằm nghỉ một lát lại cảm thấy bình thường thì mẹ bầu không cần phải lo lắng nhiều đâu.

Mang thai khó thở khi nằm

 Tư thế nằm của mẹ bầu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nằm ngửa khi ngủ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị khó thở.

 Vì lúc này, toàn bộ trọng lượng của tử cung mẹ bầu sẽ đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính sẽ chảy về đường ruột. Áp lực này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dòng máu lưu thông tới thai nhi và khiến mẹ khó thở khi mang thai tháng thứ 5, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của mẹ bầu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Nằm ngửa khi ngủ chính là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị khó thở

 Để hạn chế tình trạng khó thở về đêm, khi ngủ bà bầu nên nên kê gối nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho hệ hô hấp. Đồng thời giúp cho bầu có thể bầu thở nhẹ nhàng hơn. Cũng nên kê cao chân của mẹ bầu để máu lưu thông tốt. Làm như vậy, chị em sẽ tránh được việc khó thở khi đang mang thai. 

 Ngoài ra, chị em cũng nên chọn những trang phục thoải mái, thoáng mát, giúp hít thở dễ dàng hơn. Quần áo bó chật ở phần giữa ngực tuy đẹp nhưng có thể gây cản trở cho hệ hô hấp.

Hiện tượng khó thở khi mang thai 3 tháng cuối

 Ở những tháng cuối của thai kỳ, khi tử cung càng lớn có thể bị chèn ép ngược lại phía dưới cơ hoành, từ đó khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7. 

 Thông thường, khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ có nhịp tim nhanh hơn người bình thường. Có thể đạt từ 80  90 lần/ phút. Do đó, lượng máu đi qua tim cũng cao hơn bình thường khoảng 30  50%, mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi và khó thở hơn bình thường một chút. Trường hợp này thì không có gì đáng ngại.

 Có những trường hợp khó thở khi mang thai tháng thứ 8 do thai nhi quá khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung mẹ bầu bị ép chặt lấy cơ hoành, khiến cho thai phụ có thể bị ngất tạm thời do không khí bên ngoài không vào phổi kịp.

 Vì vậy, nếu mẹ bầu cảm thấy khó thở đột ngột hay chỉ thoáng qua trong vòng một vài phút thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. 

Kết luận

Hầu hết chị em gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai là triệu chứng hoàn toàn bình thường, phổ biến và vô hại. Nguyên nhân là do sự thích ứng của cơ thể mẹ bầu trong quá trình mang thai với môi trường nên không có cách nào khắc phục triệt để. Do đó, mẹ chỉ có thể học cách “sống chung với lũ” mà thôi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần thăm khám thai thường xuyên, định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể tầm soát được những căn bệnh nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời.

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents