Hầu hết những phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai thường sẽ gặp rất nhiều triệu chứng của thai kỳ, trong đó có đau ngực khi mang thai. Mặc dù tất cả biểu hiện có thai đều giúp mẹ dễ dàng nhận ra được tình hình phát triển thai nhi nhưng đồng thời cũng gây ra không ít phiền toái, mệt mỏi, đau nhức cho cơ thể của mẹ.
Nguyên nhân từ đâu mà khiến cho ngực của mẹ bị đau nhiều như vậy? Và làm sao để hạn chế những cơn đau này?
1. Những lý do khiến phụ nữ đau ngực khi mang thai
Đau ngực khi mang thai là một triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ có thai. Nhờ đó, mẹ biết được quá trình thụ thai đã thành công và trong bụng đang có sự xuất hiện của em bé. Thông thường, khi đã hình thành em bé, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone thai kỳ hơn làm tăng lượng lưu thông máu đến ngực khiến nó căng lên gây cảm giác đau tức cho mẹ.
Theo như nhiều bác sĩ, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không hề gây nguy hiểm. Không chỉ có nguyên nhân từ sự thay đổi hormone hCG, có dấu hiệu đau ngực còn là vì:
- Mẹ bị ợ nóng: triệu chứng ợ chua, ợ nóng này thường xuất hiện khi mẹ ăn uống không đúng cách như ăn các món khó tiêu, đầy hơi, nhiều gia vị cay… Bên cạnh đó, ngực mẹ bị đau còn do cơ trơn tử cung và van bị giãn ra khiến cho dạ dày và thực quản bị ngăn cách, lượng axit có trong dạ dày cũng bị đẩy ngược lại vào thực quản khi có sự tăng lên về nồng độ hormone progesterone. Do đó, mẹ mới thường xuyên bị ợ nóng và đau tức ngực
- Mẹ bị tình trạng khó tiêu: không chỉ có ợ nóng, biểu hiện khó tiêu cũng gây nên không ít cơn đau cho mẹ tại vùng ngực. Và khi mẹ mang thai được 27 tuần thì hiện tượng này còn nghiêm trọng hơn. Vì thế, mẹ cần lựa chọn những món ăn nhẹ, lạt vị và dễ tiêu hóa.
- Phần cơ ở ngực mẹ bị căng lên: bên cạnh việc tăng lượng máu lưu thông cho bầu ngực, các cơ cùng dây chằng ở ngực của mẹ cũng căng lên theo đó. Cho đến khi bé phát triển lớn hơn nữa thì tử cung bao bọc lấy bé cũng giãn theo và mở rộng hơn. Điều này đã làm cho cơ hoành, xương sườn phải chịu một áp lực lớn dẫn tới phía ngực phải của mẹ bị đau và khiến cho mẹ hay thở dốc.
- Mẹ bị stress: việc có sự xuất hiện của một sinh linh mới làm cho các cơ quan trong cơ thể mẹ thay đổi và hoạt động với tần suất cao hơn. Điều này đã làm cho mẹ mệt mỏi và gần như kiệt sức. Thêm vào đó, công việc bề bộn hằng ngày càng khiến cho mẹ căng thẳng nhiều thêm. Chính vì vậy, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy đau ở phần ngực.
- Thay đổi kích thước bầu ngực: khi có em bé, chắc chắn rằng ngực của mẹ sẽ phải to lên để chuẩn nguồn sữa cho bé bú sau này. Vì thế, các khớp cùng cơ ngực của mẹ sẽ phải thay đổi theo để kịp thích ứng. Và đây cũng chính là lý do gây nên các cơn đau ngực cho mẹ.
2. Trường hợp nào thì tình trạng đau ngực gây nguy hiểm cho mẹ?
Mặc dù việc đau tức ngực là triệu chứng phổ biến báo hiệu tình hình thụ thai và quá trình hình thành em bé trong bụng mẹ nhưng đôi khi hiện tượng là cũng là dấu hiệu về một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Cho nên, các mẹ bầu không nên xem thường khi nguồn cơn gây đau ngực là do:
- Mẹ bị chứng nghẽn mạch máu hay còn gọi là DVT: phần mạch máu bị tắc nghẽn này thường là tĩnh mạch. Các tĩnh mạch vốn có chức năng giúp lưu thông lượng máu đi khắp cơ thể nhưng khi bị chứng DVT, lượng máu trong cơ thể không thể di chuyển thuận lợi do bị vón cục. Những cục máu này chặn đường tại các vị trí như chân, trên đầu gối, dưới đầu gối, phổi làm cho máu không thể đi qua để đến những vùng khác như phần ngực. Khi đó, mẹ sẽ có biểu hiện đau ngực, phổi bị tắc nghẽn gây khó thở và nặng nhất chính là tử vong. Đối tượng thường dễ bị căn bệnh này là những người hay hút thuốc lá, có thai ngoài 35, mắc bệnh về tim, phổi, thừa cân hay đa thai.
- Mẹ bị nhồi máu cơ tim: khi mắc phải bệnh nhồi máu cơ tim, mẹ thường sẽ có biểu hiện đau bên ngực trái. Và vị trí đau này cũng trùng với vị trí của tim nên mẹ có thể dễ dàng khẳng định mình đã bị đau tim nếu có cảm giác đau ngực trái. Không chỉ vậy, khi bị đau tim, cơ thể mẹ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như hay đổ mồ hôi lạnh, chân tay có cảm giác tê mỏi, thấy khó thở và nhức đầu. Nếu mẹ là một người thường xuyên hút thuốc lá hay đã từng bị bệnh tiểu đường, có thai ngoài 40 thì càng dễ mắc phải nhồi máu cơ tim. Vì căn bệnh này rất nguy hiểm nên mẹ phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị ngay khi thấy những triệu chứng trên.
- Mẹ bị bệnh hen suyễn: bệnh hen suyễn này cũng gây nên những cơn đau tức ngực cho mẹ. Dù bạn đã từng chữa trị nhưng khi đang có thai thì căn bệnh này cũng có thể quay trở lại và làm phiền bạn nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn không chỉ thấy đau ngực mà còn cảm giác ngực đang co thắt lại.
Hen suyễn gây nên các cơn đau thắt vùng ngực
- Động mạch vành của mẹ bị phình: hiện tượng động mạch vành bị phình lên là một biểu hiện liên quan đến bệnh về tim. Và việc phình lên này đã làm xuất hiện những cơn đau ngực khó chịu cho mẹ. Thời điểm thường xảy ra tình trạng này là khi mẹ đã sinh em bé xong hay cũng có thể là trước khi mẹ lâm bồn tầm một tháng.
- Mẹ bị bóc tách động mạch chủ: bóc tách động mạch chủ là hiện tượng thành động mạch chủ bị rách và vỡ ra do phần tiếp xúc giữa các lớp thành mạch có máu chảy vào qua các vết rách. Khi đó, mẹ sẽ thường xuyên phải đối mặt với chứng đau ngực.
- Mẹ bị bệnh tim bẩm sinh: nếu chẳng may mẹ bầu bị bệnh tim bẩm sinh thì mẹ rất dễ bị những biến chứng từ sự thay đổi tâm sinh lý, hay căng thẳng, đặc biệt là khiến cho hệ tim mạch bị ảnh hưởng. Biểu hiện thường thấy nhất khi mẹ bị bệnh tim bẩm sinh chính là đau ngực.
- Ngực của mẹ bị nhiễm trùng: khi mẹ mắc phải các bệnh liên quan tới đường hô hấp sẽ làm cho phần ngực bị nhiễm trùng. Lúc này, mẹ sẽ luôn cảm thấy khó chịu và đau ngực. Bên cạnh đó, mẹ còn có các triệu chứng như ho dai dẳng trong thời gian dài, hay khò khè, khạc ra đờm màu vàng hay lẫn với máu, nhịp tim bị rối loạn, cảm giác khó thở và bị sốt.
3. Mẹ có biểu hiện ngực đau như thế nào là có thai?
Vì hiện tượng đau ngực khi có thai với đau ngực khi có kinh nguyệt khá là giống nhau. Chúng đều khiến cho mẹ có cảm giác ngực của mình đang căng lên gây đau tức và làm cho mẹ khó chịu mỗi khi mặc áo lót.
Vì vậy, không ít mẹ thường băn khoăn đau ngực có thai như thế nào để mẹ có thể biết là mình đang mang thai hay là chu kỳ kinh nguyệt đang đến gần. Thực ra, giữa hai tình trạng này vẫn có chút khác biệt mà mẹ có thể nhận ra, chính là:
- Có cảm giác nóng ran ở bầu ngực
- Mẹ sẽ cảm thấy đau nhói ở phần đầu ti dù mới chạm nhẹ. Thêm nữa, màu sắc tại chỗ này cũng có sự thay đổi, trở nên sậm màu hơn (đen và thâm).
- Thông thường, trước khi bước vào khoảng thời gian có kinh nguyệt, bạn sẽ bị đau tức ngực khoảng 5 ngày và triệu chứng sẽ chấm dứt khi kinh nguyệt đến. Cho nên nếu thời gian bạn đau kéo dài hơn và không hề thấy chút dấu hiệu nào của “bà dì” sẽ ghé thăm thì khả năng cao là bạn đã có thai.
- Bên cạnh đó, số lần đi tiểu trong ngày của bạn nhiều hơn trước. Mỗi lần đi cũng không nhiều.
- Có thể sẽ xuất hiện máu báo có thai ở dạng các đốm nhỏ màu hồng nhạt hay màu nâu. Số lượng máu báo ra từ âm đạo sẽ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu.
Đi kèm với cơn đau ngực là máu báo thai giúp mẹ chắc chắn được là mình đang mang thai
4. Liệu đau nhũ hoa có phải mang thai hay không?
Dau vu dau co phai co thai khong? Câu trả lời chính là có. Cũng tương tự với hiện tượng đau ngực, đầu ti của mẹ cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước sự đụng chạm dù rất nhẹ nhàng. Và triệu chứng này thường xuất hiện khi mẹ đã mang thai tới tuần thứ 4 hoặc thứ 6.
Lý do gây ra điều này là bởi hormone progesterone và estrogen được sản sinh nhiều thêm khiến lượng máu cung cấp cho ngực cũng tăng theo. Không chỉ vậy, bạn còn thấy được nhũ hoa của bản thân có màu đen sậm hơn trước, kích thước của chúng dần lớn hơn và nhìn thấy được các tĩnh mạch một cách rõ ràng.
Đến vài tháng mang thai sau, khi nhìn lại phần nhũ hoa, bạn sẽ lại thấy sự thay đổi của chúng lên một mức độ cao hơn, lớn hơn và đậm màu hơn. Các hạt montgomery cũng từ từ hiện ra xung quanh vùng đầu ti dưới dạng các nốt sần trắng với kích thước rất nhỏ.
Tuy đây là một dấu hiệu mang thai thường thấy ở các phụ nữ mang thai nhưng để chắc chắn thì mẹ vẫn nên kiểm tra bằng que thử thai.
5. Những biện pháp giúp mẹ giảm bớt các cơn đau tức ngực
Vì tình trạng đau ngực của mẹ có thể bắt nguồn từ những thay đổi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể nhằm hỗ trợ em bé phát triển hoặc từ các bệnh lý nên cách giảm đau ngực cũng sẽ có hai hướng.
Nếu mẹ bị đau ngực mà kèm theo ho, khó thở, chóng mặt… thì đây là triệu chứng của cơn đau ngực nghiêm trọng và mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện uy tín gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Còn với trường hợp các cơn đau của mẹ chỉ là hiện tượng bình thường của cơ thể thì mẹ chỉ cần điều chỉnh lại thói quen của chính mình theo các cách dưới đây thì cơn đau tức ngực của mẹ sẽ được giảm thiểu đáng kể:
- Bạn phải luôn chú ý đến tư thế ngồi và đứng của mình sao cho lưng luôn thẳng để phổi không bị đè ép, giảm khả năng hoạt động.
- Mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi thì nên dừng công việc đang làm lại và đi nghỉ ngơi, không nên ép bản thân chịu đựng và cố gắng làm việc quá sức. Với các bà bầu, việc mang thai khiến họ chịu không ít mệt mỏi, vất vả nên chế độ nghỉ ngơi nhiều, làm việc vừa sức sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ.
- Để tránh tình trạng khó thở thì mẹ nên kê gối cao hơn bình thường mỗi khi nằm nghỉ.
Kê gối cao mỗi khi nằm nghỉ sẽ giúp mẹ dễ thở và giảm bớt các cơn đau ngực
- Tuy rằng có thai là rất mệt mỏi nhưng không vì vậy mà bạn nên nằm ngày xuống sau khi ăn. Điều này là hoàn toàn không tốt cho mẹ, đặc biệt là tình trạng đau ngực sẽ xảy ra nhiều hơn. Vì thế, mẹ nên ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong nhà để xuôi cơm trước khi nằm.
- Để hạn chế axit từ dạ dày trào ngược gây ợ nóng, mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá nhiều và nên ăn những món dễ tiêu hóa. Bữa này cách bữa kia cách nhau bằng một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các vitamin cho cơ thể.
- Bên cạnh triệu chứng mệt mỏi, mẹ bầu còn dễ gặp phải tình trạng căng thẳng nên những bài tập yoga, ngồi thiền sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ. Hoặc mẹ cũng có thể luyện tập thể dục hằng ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với mẹ bầu.
- Mẹ cũng không nên uống rượu, uống cà phê, hút thuốc lá, ăn những món có nhiều gia vị cay, dầu mỡ vì chúng sẽ khiến cho mẹ bị đầy hơi, khó tiêu. Thay vào đó, mẹ nên ăn những loại thức ăn có lợi chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin, canxi…
- Ngoài ra, mẹ cũng phải giữ gìn bản thân sạch sẽ, vệ sinh hằng ngày như rửa tay với xà bông và nước ấm để diệt vi khuẩn, mang theo nước rửa tay có cồn mỗi khi ra ngoài…
- Mẹ có thể sử dụng một trong cách làm dân gian như trà gừng, trà hoa cúc để uống (1 hoặc 2 lần mỗi ngày), súc miệng với nước muối (3 lần mỗi ngày), pha sữa ấm với mật ong, ăn hạnh nhân để tiêu hóa hoạt động tốt hơn, uống nước dừa giúp trung hòa axit trong dạ dày (mỗi lần uống một tách), pha caraway với nước sôi để uống (tầm 2 muỗng cà phê và đun trong 10 phút) giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoặc uống dấm táo với nước lọc.
6. Kết luận
Tuy rằng đau ngực khi mang thai khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn nhưng đây cũng chính là tin vui báo hiệu mẹ đã có con. Hiện tượng đau ngực này cũng không gây nhiều nguy hiểm nếu biểu hiện kèm theo không nằm trong phạm vi bệnh lý.
Vì thế, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên lạc quan và quan tâm chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Nguồn tham khảo
- https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-bau/12-nguyen-nhan-gay-dau-nguc-khi-mang-thai/
- https://benhvienthucuc.vn/nguc-dau-nhu-the-nao-la-co-thai/
- https://www.momjunction.com/articles/serious-causes-chest-pain-infection-pregnancy_0085567/
Đọc thêm: Dấu Hiệu Thai Ngoài Tử Cung Là Gì? Thử Que Có Lên 2 Vạch Không?