Tổng Hợp Các Biểu Hiện Nhận Biết Có Thai Sau 1 Tuần, 10 Ngày Đến 3 Tháng

29 thg 6 2019 11:26

Sau khi lập gia đình, chắc chắn rằng điều mà nhiều cặp vợ chồng mong mỏi nhất chính là có một đứa con cho vui cửa vui nhà. Chính vì vậy, việc có thai luôn là niềm vui của hàng triệu ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, vì sự bận rộn công việc nên nhiều mẹ đã không nhận ra được thời điểm mình đã mang thai để chú ý chăm sóc bản thân đúng cách. Vậy dấu hiệu có thai như thế nào để mẹ biết được mình đã có em bé? 

1. Các dấu hiệu có thai giúp mẹ nhận biết

Vào những tuần đầu khi mới mang thai, nhiều chị em phụ nữ thường không biết bản thân đã có em bé. Bởi quá trình thụ thai chỉ vừa mới hoàn tất cách đây vài tuần và phôi thai cũng mới hình thành. Nhiều người thường dựa vào việc chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện để xác định bản thân có thể đã có thai.

Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn được một người phụ nữ đã có thai thường dựa trên rất nhiều yếu tố, không chỉ riêng tình trạng trễ kinh. Vì thế, khi mẹ muốn đảm bảo suy đoán của mình là đúng, mẹ phải dựa theo những dấu hiệu như sau:

Xuất hiện cảm giác mệt mỏi

Khi mang thai thì đây là triệu chứng rất phổ biến. Việc đột nhiên có sự hình thành của một sinh linh mới đã làm thay đổi mọi hoạt động trong cơ thể người mẹ. Không chỉ là để tạo ra một môi trường sống mới phù hợp hơn mà còn giúp hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

Lúc này, các hormone progesterone được sản sinh ra ngày càng nhiều hơn khiến cho thân nhiệt người mẹ tăng lên, đốt cháy nhiều năng lượng, tim đập nhanh hơn nhằm tạo ra thiệt nhiều oxy đưa đến buồng trứng. Với những hoạt động dồn dập, nhanh chóng của các cơ quan trong cơ thể đã góp phần làm hao mòn sức lực của người mẹ dẫn tới triệu chứng mệt mỏi.

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn

Cảm giác buồn nôn thường đến bất chợt vào bất cứ vào thời điểm nào trong ngày giống như với tình trạng ốm nghén của các bà bầu. Điều này thường thể hiện rõ khi bạn tiếp xúc với mùi đồ ăn mặc dù lúc bình thường bạn hoàn toàn có thể ăn chúng một cách ngon lành.

Việc xuất hiện bất thường các cơn buồn nôn với tần suất cao sẽ giúp bạn đưa đến kết luận, bạn đã mang thai. Thông thường, biểu hiện này sẽ có vào tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kỳ.

Số lần tiểu tiện nhiều hơn bình thường

Một dấu hiệu khác cũng giúp bạn nhận ra được mình đang mang thai hay không, chính là đi tiểu tiện. Vì sự chèn ép lên bàng quang của thai nhi nên bà bầu thường hay có tình trạng đi tiểu khá nhiều.

Cho nên, khi đột nhiên nhận ra bản thân hay mắc tiểu và đi vệ sinh nhiều hơn số lần bình thường mình vẫn đi thì có thể khẳng định bạn đã có thai. Không chỉ có sức ép từ việc kích cỡ tử cung to lên mà tình trạng tiểu tiện nhiều lần cũng có một phần là do sự gia tăng hormone và lưu lượng máu.

Biểu hiện đau lưng

Bà bầu mang thai mà bị đau lưng cũng là một hiện tượng thường thấy. Triệu chứng này có đôi phần giống với thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu, họ sẽ hay có cảm giác đau mỏi dọc sống lưng, thắt lưng và các cơn đau nhức phần lưng xuất hiện khá nhiều.

Nhằm dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của tử cung khi có em bé, các dây chằng ở lưng sẽ phải giãn ra. Và chính điều đột ngột này đã làm cho bạn luôn cảm thấy đau lưng. 

đau lưng là dấu hiệu nhất biết có thai sớm

Đau lưng là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết

Có biểu hiện chuột rút

 Không như những dấu hiệu trên, hiện tượng chuột rút thường không được nhiều người để ý và biết đến. Đa phần đều nghĩ rằng do bản thân đã vận động sai cách mới khiến cho các cơ chân trở nên khó hoạt động. Nhưng thực chất khi có thai tử cung sẽ phải giãn ra để phù hợp với kích cỡ của thai nhi.

Khi có em bé thì tử cung cũng trở nên nặng nề hơn và làm cho các mạch máu ở chi dưới bị đè ép. Từ đó mới làm cho bạn bị chuột rút. Chỉ cần bạn massage và dùng thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi thì tình trạng này sẽ được giảm bớt.

Chế độ ăn uống hằng ngày

Ngoài việc cơ thể có các sự biến đổi lạ thường, bạn còn có thể nhận biết dấu hiệu có thai qua thói quen ăn uống hằng ngày của bản thân. Chẳng hạn như những món chua, đồ ngọt không phải là những loại thức ăn bạn thích nhưng đột nhiên vào một ngày nào đó bạn lại trở nên thích thú và ăn chúng nhiều hơn.

Việc thay đổi khẩu vị đột ngột khiến cho bạn từ một người không thích ăn trở thành một người cuồng ăn. Từ tình trạng này thì bạn có thể chắn rằng mình đã mang thai rồi. 

Dấu hiệu táo bón, đầy hơi

Đây cũng là một biểu hiện thường gặp của các phụ nữ mang thai do sự tăng tiết hormone progesterone. Vì tăng lên nhiều như vậy đã khiến cho hoạt động tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng khiến cho phần thức ăn được đưa vào cơ thể trở nên khó tiêu làm cho mẹ bị đầy hơi, táo bón. Tuy nhiên, tình hình này vẫn có thể được cải thiện bằng cách mẹ uống nhiều đủ nước mỗi ngày, từ 2 đến 2,5 lít.

Sự thay đổi của thân nhiệt

Biểu hiện nhiệt độ cơ thể thay đổi là điều dễ nhận biết. Chỉ cần mẹ theo dõi bản thân kỹ hơn thì hoàn toàn có thể nhận ra tình trạng này. Khi thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, mẹ có thể thấy rằng da của mẹ thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt, không toát nhiều mồ hôi và hay bị rôm sảy ở các vùng da gấp. 

Cơ thể trở nên nhạy cảm hơn

Tình trạng nhạy cảm này thường là việc bạn hay gặp buồn nôn khi tiếp xúc với các mùi nồng xung quanh. Có thể bình thường bạn rất thích mùi nước hoa này hay các mùi tanh nồng của thuốc lá, hải sản… cũng không khiến bạn quá khó chịu.

Nhưng đến khi có thai, những mùi này giống như thuốc độc với bạn, khiến bạn khó chịu không thôi và nôn ọe thường xuyên. Bên cạnh đó, khoảng thời gian khó chịu này sẽ diễn ra dài hay ngắn tùy thuộc vào thể trạng mỗi mẹ bầu. 

dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

Cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai

Cảm giác chóng mặt

Khi có sự xuất hiện của em bé, nhịp tim của mẹ trở nên nhanh hơn, tăng tốc độ bơm máu, quá trình lưu thông máu cũng tăng theo. Đồng thời, vào những tháng đầu thai kỳ, huyết áp sẽ bị giảm xuống nhưng lại tăng lên khi bước vào những tháng cuối.

Hiện tượng thay đổi đột ngột này khiến cho những cơ quan khác trong cơ thể cũng phải thay đổi theo để kịp thời thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, không phải cơ quan nào cũng có thể nhanh chóng điều chỉnh. Vì thế, bạn mới hay bị chóng mặt. 

2. Tại sao cơ thể mẹ không biểu hiện gì khi mang thai?

Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng, hầu hết người phụ nữ nào khi có thai đều sẽ xuất hiện những biểu hiện mang thai khác nhau như đau ngực, ợ nóng, ốm nghén, buồn nôn… Nhờ đó, họ mới có thể dễ dàng biết được em bé đã được hình thành và báo hiệu cho mẹ biết.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt khác chính là bạn đã có thai nhưng lại không có dấu hiệu mang thai. Vì sự khác thường này mà có không ít người cảm thấy hoang mang dù đã kiểm tra trên que thử thai.  Thực tế, trường hợp mang thai mà không có chút biểu hiện, thay đổi bất thường của cơ thể không phải là điều hiếm gặp.

Vì mỗi người mẹ sẽ có một cơ địa khác nhau nên triệu chứng khi mang thai chắc chắn không thể giống nhau hoàn toàn. Có người thì luôn cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi, thèm ăn, buồn nôn… nhưng cũng có những mẹ lại hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Hoặc cũng có thể người mẹ không chú ý đến bản thân nhiều nên sẽ không để ý và bỏ qua chúng, nhất là dấu hiệu mệt mỏi. 

Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cho bản thân một đáp án chính xác về vấn đề này bằng cách đến bệnh viện khám. Sau khi trải qua các cuộc kiểm tra, siêu âm thì việc bạn có thai hay không sẽ được xác định chính xác. Khi đã biết mình mang thai thì đây sẽ là tin vui cho bạn khi vừa được chào đón đứa con mà mình mong chờ bao lâu vừa không phải trải qua thời kỳ ốm nghén đầy vất vả. 

3. Mẹ sẽ có biểu hiện mang thai thế nào khi thai đã được 5 tuần tuổi?

Vào thời gian đầu khi mới có thai, nhiều mẹ thường quá bận rộn mà không nhận ra. Nhưng khi thai đã phát triển đến tuần thứ 5, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra được niềm vui này qua những dấu hiệu:

  • Táo bón, đầy hơi, khó tiêu: bình thường hormone progesterone chỉ được tiết ra với lượng vừa đủ cần cho một cơ thể. Nhưng khi có sự xuất hiện của thai nhi, số lượng hormone này sẽ tăng dần lên làm giãn các cơ. Khi đó, ruột già, nơi chuyên tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng và hoạt động chậm lại. Chính điều này đã khiến cho thời gian tiêu hóa thức ăn bị kéo dài ra dẫn đến táo bón. Để hạn chế được tình trạng này, mẹ bầu phải bổ sung đầy đủ nước và chất xơ mỗi ngày.
  • Buồn nôn: khi có thai cũng đồng nghĩa với thể trạng nhạy cảm hơn. Mỗi khi lại gần các mùi nồng, tanh hay một số món ăn… bạn thường hay có cảm giác nhợn ở cổ, buồn nôn, nôn mửa, nóng trong ngực. Vì thế mà việc ăn uống cũng khó khăn hơn. Để tránh bị nôn quá nhiều, bạn phải tránh xa chúng ra.
  • Vấn đề răng miệng: miệng của mẹ bầu thường sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường và khiến cho mẹ phải nuốt nước bọt liên tục. Những lúc này, mẹ cần phải chú ý giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh lưỡi. Khi chải răng, không nên đưa bàn chải quá sâu vào trong vì chúng có thể làm mẹ buồn nôn, khó chịu.
  • Xuất hiện các nốt mụn: tương tự như lúc mới dậy thì, mặt của mẹ có thể nổi các nốt mụn khi đang mang thai. Điều này xảy ra là do cơ thể mẹ tăng nhanh lượng hormone, thân nhiệt của mẹ cũng tăng lên theo và gây ra nóng trong.
  • Luôn có cảm giác nóng bức: khi lượng hormone và lượng máu trong cơ thể mẹ tăng nhiều hơn bình thường khiến cho nhiệt độ cơ thể vì thế mà thay đổi theo. Vì thế, bên cạnh việc nổi mụn, mẹ sẽ luôn cảm thấy nóng nực như đang ở giữa sa mạc.
  • Cảm giác phần bụng dày hơn: tuy rằng chỉ mới mang thai trong vài tuần đầu nhưng việc cơ thể thay đổi ít nhiều đã tạo cho mẹ cảm giác khác thường về tử cung, chính là nó trở nên dày hơn và được nâng lên ra khỏi vùng xương chậu. Thực chất thì tử cung của mẹ phải đến tuần thứ 12 mới có sự chuyển biến này. Thêm nữa, cân nặng của mẹ cũng sẽ có sự thay đổi. Tùy thể trạng, chế độ ăn uống và sinh hoạt của từng mẹ mà có tăng giảm khác nhau.
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi: sự hình thành em bé cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ phải thay đổi để thích ứng và nuôi dưỡng bé. Vì vậy, tình trạng mệt mỏi sẽ không thể tránh khỏi, nhất là trong những tuần đầu khi mới mang thai. 

dấu hiệu nhận biết có thai sau 10 ngày

Phụ nữ mang thai sẽ thấy mệt mỏi hơn do sự thay đổi bên trong cơ thể

4. Dấu hiệu có thai ở tháng thứ 2 của thai kỳ

Không còn như những tuần đầu tiên khi mới mang thai, mẹ chỉ có thể nhận ra mập mờ và không chắc chắn. Ở tháng thứ 2 này, cơ thể mẹ đã báo hiệu cho mẹ biết một cách rõ nét. Chỉ cần nhìn để ý một chút là bạn sẽ biết mình đã có tin vui.

  • “Bà dì” không còn ghé thăm bạn nữa: bạn cũng biết rằng mỗi tháng chúng ta đều phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt sau khi quá trình rụng trứng kết thúc. Tuy nhiên, tới một lúc nào đó, bạn đột nhiên xem lại và thấy rằng đã qua nhiều tuần rồi mà chưa thấy dấu hiệu gì của kinh nguyệt. Lúc này, bạn có thể khẳng định được một phần nào đó về việc có thai. Thông thường, sau khi người phụ nữ quan hệ sẽ bị trễ kinh đến 2 tuần. Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết và có tỷ lệ chính xác đến 70%. 
  • Cảm thấy buồn nôn: đối với sức khỏe của mỗi mẹ bầu, các cơn ốm nghén sẽ xuất hiện vào những thời điểm khác nhau và thời gian nó diễn ra cũng không giống nhau. Sẽ có người bị ốm nghén vào đầu thai kỳ, cũng có người sẽ bị giữa hoặc là cuối. Hoặc có người chỉ bị trong một thời gian ngắn thì tình trạng buồn nôn, khó chịu này cũng biến mất nhưng cũng có mẹ bị suốt thời gian mang thai. Ngoài ra, các cơn thai nghén này có thể hành bạn dù bạn vẫn chưa hề ăn uống gì. 
  • Cảm giác đau lưng: khi có em bé thì tử cung sẽ phải giãn to ra để có thể bao bọc đủ lấy thai nhi. Khi đó, để thích nghi theo sự biến đổi này, các cơ quan ở phần lưng bắt buộc phải hoạt động năng suất hơn, dây chằng ở lưng cũng phải kéo giãn theo, cơ bụng lỏng lẻo hơn làm cho sống lưng ngày càng đau nhức, mỏi. Thai nhi mà càng lớn thì tình trạng này xảy ra nhiều hơn. 
  • Sự thay đổi vòng 1: bên cạnh các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, mệt mỏi, bà bầu còn có sự khác lạ với ngực của chính mình. Đó chính là sự gia tăng hàm lượng máu di chuyển đến bầu ngực. Và hiện tượng này đã khiến cho mẹ luôn cảm thấy nóng ran ở phần ngực, căng tức hơn, màu sắc ở đầu ti cũng trở nên sẫm màu hơn và xung quanh còn có các nốt sần. Đến tuần thứ 12, mẹ sẽ thấy rằng một ít dịch giống với nước sẽ được tiết ra.

dấu hiệu mang thai sau 7 ngày quan hệ

Ngực của mẹ trở nên căng tức hơn khi đang mang thai

  • Có cảm giác mệt mỏi: khi cơ thể mẹ đã có sự xuất hiện của một sinh linh mới thì các cơ quan cũng bắt đầu quá trình hoạt động không ngừng nghỉ của mình để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Tim của mẹ sẽ tạo ra nhiều oxy hơn bằng cách đập nhanh hơn để đưa vào buồng trứng. Thêm vào đó, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên càng khiến cho phần năng lượng còn lại bị cạn kiệt dần đi dẫn tới tình trạng mệt mỏi.
  • Thân nhiệt có dấu hiệu tăng: việc nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường tầm 0,3 đến 0,5 độ C đa phần là do sự thay đổi của hormone progesterone. Bạn có thể nhận thấy rằng hiện tượng này giống với thời điểm khi bị rụng trứng. 
  • Liên tục thay đổi tâm trạng: đây là điều thường thấy ở hầu hết các bà bầu. Vì những thay đổi đột ngột của cơ thể kèm theo cảm giác mệt mỏi sẽ khiến cho mẹ luôn bực bội và khó chịu hay thậm chí là cáu gắt vô cớ.
  • Tiểu tiện nhiều lần: khi thai nhi phát triển thì tử cung cũng sẽ giãn ra theo dẫn đến kích thước và trọng lượng của tử cung ngày một lớn. Khi đó, bàng quang, nơi chuyên xử lý nước tiểu bị chèn ép và khiến cho mẹ mắc tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, so với bình thường thì lượng nước tiểu mỗi lần đi sẽ ít hơn.
  • Màu da có sự biến đổi: với những người mang thai lần đầu tiên có thể không biết khi có thai, màu sắc da của bạn sẽ có xu hướng chuyển sang màu đậm hơn. Cùng với đó là sự hình thành các đường vân ở ngay thành bụng và càng rõ dần về sau.
  • Khẩu vị thay đổi: những món mà trước đây bạn không bao giờ thích thì nay lại trở nên thích thú với chúng chẳng hạn như cảm giác thèm chua, đồ ăn ngọt… 

5. Mang thai ở tuần thứ 8 có những thay đổi gì?

So với tuần thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ và bé lúc ở tuần thứ 8 đã có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Với thai nhi, cơ thể bé đã lớn hơn một chút, bạn có thể tưởng tượng kích cỡ của bé giống như một quả mận hay quả cam sành. Thêm nữa, các bộ phận trên cơ thể bé hình thành rõ nét hơn.

Bé đã có đầy đủ ngón tay, ngón chân, có thể cử động và uốn cong tay chân. Ngoài ra, các bộ phận khác cũng dần hình thành gần như đầy đủ và chuẩn bị cho bước phát triển hoàn thiện về sau.  Không chỉ cơ thể bé thay đổi mà cơ thể mẹ cũng có những chuyển biến mới. Lúc này, dạ con của mẹ sẽ tăng kích thước đường kính lên 16cm, vòng bụng có biểu hiện dày hơn và các cơn ốm nghén vẫn ghé thăm bạn thường xuyên. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng thừa hơi.

Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày là điều cần thiết. Để tránh tình trạng này xảy ra quá nhiều, mẹ nên hạn chế ăn các món từ đậu và chứa nhiều tinh bột. Thay vào đó thì mẹ nên dùng những món ăn nhạt và dễ tiêu hóa. 

dấu hiệu có thai tuần thứ 5 tuần thứ 8

Các thức ăn từ đậu sẽ khiến tình trạng thừa hơi của mẹ nghiêm trọng hơn  

6. Dấu hiệu mang thai trong 3 tháng đầu là gì?

Cũng giống như những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi mẹ bầu mang thai được tháng thứ 3, mẹ cũng sẽ cảm nhận được những thay đổi lạ thường trong cơ thể chính mình như thời gian có kinh nguyệt bị chậm lại và kéo dài hơn bình thường, có các triệu chứng của ốm nghén (buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng…), có sự xuất hiện của máu báo có thai, nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến bạn tưởng nhầm mình đang bị sốt, ngực cũng trở nên căng tức, khó chịu hơn.

Nhờ những dấu hiệu này, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra được trong cơ thể mình đang có một sự sống mới. Từ đó, mẹ sẽ biết được mình nên chăm sóc bản thân thế nào, ăn uống làm sao hay sinh hoạt sao cho điều độ để em bé phát triển được tốt nhất.

Kết luận

Với những ai mới làm đầu làm cha làm mẹ thường sẽ tỏ ra bối rối và không hiểu rõ được hết các vấn đề liên quan đến con cái, đặc biệt là nhận biết dấu hiệu có thai. Cho nên, từ những biểu hiện khi có thai trên đây các mẹ sẽ phần nào hiểu và xác định được bản thân có đang mang thai hay không. Nhờ đó, mẹ sẽ có các phương pháp chăm sóc bản thân và thai nhi đúng cách để bé luôn được khỏe mạnh cho đến khi chào đời. 

Nguồn tham khảo:

 

Các bài viết cùng chủ đề dấu hiệu mang thai

 

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp