Biểu Hiện Có Thai 2 Tuần Đầu Tiên

29 thg 6 2019 12:11

Mang thai là hành trình đầu tiên khi bạn bước vào giai đoạn làm mẹ. Thời điểm này cũng là lúc có nhiều sự thay đổi diễn ra, cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể người mẹ. Vì vậy, mẹ có thể dễ dàng biết bản thân đã mang thai nhờ vào những dấu hiệu mang thai 2 tuần. Để hiểu được chi tiết những dấu hiệu này là gì, bạn nên đọc bài viết dưới đây. 

1. Những dấu hiệu mẹ có thai được 2 tuần

Mặc dù cơ thể mỗi người phụ nữ đều có những đặc điểm giống nhau, đều có chu kỳ kinh nguyệt, khả năng mang thai và sinh con. Nhưng xét về cấu trúc và sức khỏe của từng người thì cơ thể mỗi mẹ lại có cơ chế hoạt động khác nhau. Vì sự khác nhau này mà các triệu chứng khi đã có thai được 2 tuần của từng bà bầu sẽ không giống nhau. Có người sẽ có sớm và kéo dài nhưng cũng có người có sớm và nhanh kết thúc hoặc có người lại chẳng gặp những vấn đề khó chịu nào. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu đều sẽ phải trải qua một hành trình chung:

Phần ngực căng hơn và cơ thể trở nên nhạy cảm

Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ở vùng ngực dù mẹ luôn tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, nhất là ở phần đầu nhũ. Các cảm giác ngứa này giống như là bị kiến cắn. Lý do cho điều này là bởi sự gia tăng của hormone hCG, một loại hormone được sản sinh nhiều khi mang thai, khiến cho lượng máu thường di chuyển đến ngực vì thế mà tăng theo. 

Không chỉ cảm thấy ngứa ngáy, mẹ bầu còn cảm giác được ngực mình đang to lên và căng tức hơn, tương tự như khi gần đến ngày có kinh vậy. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện ngay sau khi thụ thai được khoảng một tuần. Mỗi khi bạn mang áo lót, bạn sẽ thấy sự tiếp xúc giữa áo và ngực tăng lên, gây ra nhiều cọ xát và làm cho bạn mất đi sự thoải mái. Đến khi bạn đã có thai được 3 đến 4 tuần thì những cơn đau tức ngực này lại càng xảy ra nhiều hơn. 

Có sự thay đổi màu ở âm đạo

Bên cạnh cảm giác khó chịu do ngứa ngáy và căng lên của ngực, cơ thể mẹ bầu còn có sự thay đổi ngay ở âm đạo. Sự thay đổi này chính là về màu sắc. Bình thường, âm đạo và âm hộ của bạn luôn có mang một màu hồng đặc trưng nhưng đến khi có thai thì màu hồng này sẽ được thay thế bằng màu đỏ tím. Bởi lượng máu thường được đưa tới âm đạo đã có sự tăng lên đáng kể mà các bác sĩ thường gọi là dấu hiệu Chadwick.  

Âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn

  Thực chất, các dịch nhầy tiết ra từ vùng kín thường bắt đầu xuất hiện từ khi bạn bước vào tuổi dậy thì. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở mỗi chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vào những lúc bình thường khi chưa mang thai, lượng dịch tiết ra thường không nhiều và có màu trắng trong.

Đến khi mẹ bước vào quá trình mang thai thì lượng dịch này sẽ ra nhiều hơn. Về màu sắc thì nó vẫn có màu trắng trong hoặc đôi khi sẽ mang màu vàng nhạt và không hề có mùi. Mặc dù tình trạng tiết dịch không có gì đáng lo ngại nhưng nó có thể chuyển biến thành nguy hiểm nếu mẹ bầu không chăm sóc, vệ sinh bản thân đúng cách. 

Chẳng hạn như việc dùng quá thường xuyên dung dịch vệ sinh hay thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ khiến số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng như bệnh nấm, viêm cổ tử cung… Lúc này, mẹ có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu khác thường của dịch tiết chính là thay đổi màu sắc và có mùi nồng. Khi đó, mẹ cần đi khám ngay để kịp thời chữa trị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.   

Máu báo mẹ đã có thai

Chúng ta cũng biết rằng khi mang thai thì kinh nguyệt thường sẽ không xuất hiện cho đến khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, vẫn còn một loại máu khác mà bạn có thể thấy chính là máu báo thai. Máu báo này thường sẽ có màu hồng hay màu sẫm với lượng vô cùng ít được tiết ra từ âm đạo. Nếu trong trường hợp bạn chưa hề biết mình mang thai thì rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng này và khiến bạn bỏ qua chúng. 

Theo các cuộc nghiên cứu, họ thấy được rằng máu báo thai sẽ xuất hiện ở bà bầu khi quá trình thụ thai của mẹ đã kết thúc được 6 đến 12 ngày. Mặc dù vậy, vẫn có những trường hợp mẹ gặp máu báo khi đã có thai được tới tuần thứ 6 hay thứ 7. So với máu kinh nguyệt thì máu báo thai không hề gây ra các cơn đau bởi đây chỉ là dấu hiệu hormone trong cơ thể mẹ đã thay đổi hay trứng đã được thụ tinh bên trong tử cung.  

Có cảm giác chán ăn, buồn nôn

 Những cảm giác ăn không ngon và hay bị buồn nôn là một dấu hiệu mang thai 2 tuần khác mà bạn không nên bỏ qua. Lúc này, bạn thường sẽ phải kiếm tìm những món ăn giúp bạn không bị đói, bổ sung thêm năng lượng và tránh được tình trạng bị nôn ọe khó chịu.  

Không thể ngửi một số mùi

  Không chỉ có khẩu vị ăn uống hằng ngày bị thay đổi, bạn còn trở nên khó tính và không thể tiếp nhận được một số mùi mà hằng ngày không hề gây ảnh hưởng đến bạn. Chúng thường là mùi một số món ăn, mùi khi đang nấu nướng, đồ chiên rán, trứng, các món cay, trà, rượu, cà phê hay mùi cá sống…

Ngoài ra, còn có một biểu hiện khác cũng thể hiện khả năng là bạn đang có thai, chính là cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên thì tình trạng này không có độ chính xác cao do việc thèm ăn xảy ra vào hai thời điểm là có thai và trước khi tới chu kỳ kinh nguyệt.  

Tiểu tiện nhiều cùng cảm giác mệt mỏi

  Khi có thai, bạn sẽ luôn phải đối mặt với các triệu chứng đau lưng, đau đầu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đầy hơi, chuột rút, táo bón, chóng mặt, mệt mỏi và cảm xúc thì hay thay đổi liên tục, thỉnh thoảng có một chút cáu gắt không rõ lý do… Tuy những điều này khiến bạn gặp không ít vất vả nhưng chúng cũng là dấu hiệu tốt cho bạn biết là mình đã có tin vui.

biểu hiện có thai 2 tuần

Mẹ thường đi tiểu nhiều hơn khi mang thai

Kinh nguyệt bị trễ sau vài tuần

 Trong các dấu hiệu có thai 1 tháng thì đây là tình trạng có độ chính xác cao và được nhiều người dựa vào để nhận biết. Thông thường, khi bạn thấy cơ thể mình sau một thời gian dài không có kinh bạn có thể đến tiệm thuốc mua lấy que thử thai để thử. Chỉ cần xuất hiện hai vạch thì có nghĩa là quá trình thụ thai đã thành công.

2. Chế độ ăn uống trong những tháng đầu thai kỳ

Cơ thể người mẹ khi mang thai thường có sự đổi khác so với lúc bình thường, nhất là sự tăng lên của lượng hormone nội tiết tố. Bên cạnh đó, mẹ còn phải chịu các triệu chứng thai nghén như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi… Chính vì điều này, mẹ bầu sẽ cần xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.

Việc này không chỉ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ cũng có đủ sức để nuôi dưỡng bào thai.  Vì thế, vào mỗi buổi sáng hằng ngày, mẹ nên dùng bánh quy mặn, các loại hạt ngũ cốc, trái cây sấy khô. Vì khi vừa tỉnh dậy, mẹ thường dễ gặp hiện tượng ốm nghén ngay sau đó.

Cho nên, cơ thể cần phải được nạp nhiều carbohydrate tầm 15 đến 20 phút trước khi bước xuống giường để vệ sinh cá nhân. Và để thuận tiện cho mỗi bữa sáng như thế này, mẹ bầu nên chuẩn bị các món ăn nhẹ từ buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó, bà bầu thai nghén thường không ăn được nhiều như bình thường mà còn hay bị nôn mửa, đầy bụng nên việc ăn 3 bữa như hằng ngày sẽ khiến cơ thể mẹ bị quá tải, không tiếp nhận được hết nguồn dinh dưỡng.

Do đó, thay vì 3 bữa sáng, trưa, tối thì mẹ nên chia nhỏ số bữa hơn, khoảng 6 bữa ăn một ngày. Thêm nữa, mẹ cũng cần lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm thật cẩn thận để đảm bảo được rằng mẹ và bé vừa hấp thụ dưỡng chất dễ dàng vừa không khiến bà bầu rơi vào tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng. 

Ngoài ra, mẹ có thể uống sữa ít béo cùng các chế phẩm làm từ sữa vào các bữa sáng và tối. Cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ nên uống vào khoảng thời gian giữa các bữa ăn chứ không nên vừa uống vừa ăn. Hạn chế ăn những loại thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo, đồ ngọt, đồ cay.

Vì không những không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con mà còn làm cho tình hình thai nghén của mẹ trở nên trầm trọng, thậm chí là phát sinh nhiều bệnh.

dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu

Mẹ bầu có thể dùng thêm sữa ít béo vào mỗi buổi sáng và tối

3. Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu khi mang thai 2 tuần

Không chỉ phải lưu ý trong khâu ăn uống hằng ngày mà các hoạt động sinh hoạt thường ngày của mẹ cũng cần phải hết sức thận trọng. Bởi thể trạng của người phụ nữ khi mang thai thường nhạy cảm hơn bình thường nên rất dễ nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 

  • Mẹ nên dùng dụng cụ cắt dũa móng tay cá nhân để cắt sửa móng tay cho chính mình hơn là đến tiệm dùng dụng cụ của quán. Làm như vậy thì khả năng bị nhiễm trùng sẽ được giảm bớt. Hoặc mẹ cũng có thể đến quán làm đẹp để làm móng nhưng vẫn phải mang theo dụng cụ cá nhân để dùng.
  • Mẹ không nên tiếp xúc quá nhiều với các chất hóa học gây hại. Vì vậy, khi đi làm đẹp thì nên chọn những địa điểm thoáng mát, không quá nồng mùi. Trong trường hợp, mẹ làm tại nhà thì nên ngồi ở gần cửa sổ cho thông thoáng.
  • Còn với việc nhuộm tóc, điều này không gây ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai của mẹ. Nhưng để đảm bảo, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên đợi sau 3 tháng đầu thai kỳ khi mà thai nhi đã bám khá chắc vào dạ con, không bị tác động nhiều bởi hóa chất thì hẵng đi nhuộm tóc. 
  • Khi mẹ đã có thai, các hoạt động như xông hơi, ngâm nước nóng cần phải được hạn chế vì nhiệt độ cao của nước hay hơi nước đều sẽ gây tác động không nhỏ cho thai nhi. Nếu muốn ngâm hay xông hơi, nhiệt độ phải thấp hơn 37,5 độ C.
  • Tránh dùng dầu thơm để xoa bóp vì có một số thảo dược được cho là gây ảnh hưởng không tốt cho em bé (thì là, cỏ xạ hương, húng quế, chất nhựa thơm).
  • Mẹ cũng có thể thường xuyên massage cơ thể mình để giúp bản thân được thoải mái hơn. Và sử dụng gối hoặc bàn có lỗ khi muốn massage nằm sấp. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện massage, bạn phải hỏi qua ý kiến bác sĩ trước vì không phải cách massage nào cũng an toàn cho mẹ và bé.
  • Khi mang bầu, mẹ thường hay mọc mụn nên nếu muốn trị mụn mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần, tác dụng phụ… 
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tăng cường sức khỏe như đi bộ, tập yoga, luyện aerobic với những bài tập đơn giản, không yêu cầu vận động mạnh, đạp xe đạp cố định.

dấu hiệu có thai sau 2 tuần quan hệ

Tập yoga giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe

4. Mang thai 2 tuần có cần bổ sung thuốc bổ hay không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra khi bước vào giai đoạn thai kỳ bởi khi mang thai là lúc phải nuôi cả hai người cùng một lúc chứ không chỉ còn là một cá thể như trước. Thêm vào đó, khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu tuy rằng đã được chọn lọc kỹ lưỡng nhưng xét về từng thành phần dinh dưỡng thì vẫn chưa đầy đủ.

Những bữa ăn đa phần đều nhiều tinh bột, đạm nhưng lại ít vi chất và vitamin. Đặc biệt là khi nấu ăn một số chất như folic, sắt, i-ốt… bị tiêu biến đi. Điều này có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, dị tật, sinh non, sẩy thai… Chính vì vậy, các mẹ bầu khi mang thai 2 tuần cần uống thêm một số loại thuốc bổ giúp cung cấp vitamin cùng các khoáng chất như sắt, canxi, các acid béo không no...để đảm bảo một thai kì khỏe mạnh.

Kết luận

Với những dấu hiệu mang thai 2 tuần trên đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng, hoang mang hoặc bị nhầm lẫn vì không biết đâu là triệu chứng mang thai và biểu hiện nào là chu kỳ kinh nguyệt. Nhờ đó, bạn có thể xác định được tin vui và có thời gian để chuẩn bị cho hành trình mang thai và sinh nở của mình.

Nguồn tham khảo:

 

Đọc thêm:  Thai Nhi 3 Tuần Tuổi: Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Nhất

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp