Tuy rằng mẹ chỉ vừa mới sinh em bé được cách đây vài tuần nhưng mẹ lại phát hiện ra một số dấu khi có thai khi đang cho con bú. Hiện tượng này khiến mẹ nửa tin nửa ngờ về việc bản thân có thai lại lần hai quá sớm.
Nhưng trên thực tế, chuyện kỳ lạ này vẫn xảy ra với nhiều người phụ nữ khi đang trong giai đoạn chăm sóc, cho con bú. Nếu vậy, lý do gì khiến cho mẹ thụ thai sớm như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé. Tại sao mẹ lại có dấu hiệu có thai khi đang cho con bú?
1. Những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Có nhiều mẹ dù đã sinh con đầu lòng nhưng lại nhận thấy những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Và cũng chính điều kỳ lạ này khiến nhiều mẹ không khỏi hoang mang, lo lắng. Bởi hiện tượng rụng trứng thường xuất hiện trở lại vài tháng cho đến một năm sau khi mẹ đã sanh em bé và mẹ vẫn đang trong giai đoạn cho bé bú sữa mẹ hằng ngày.
uy nhiên, khoảng thời gian trứng rụng thường không cố định và chính xác nên việc mẹ có thai trở lại là hoàn toàn có thể xảy ra. Để chắc chắn về khả năng mang thai lần hai này, mẹ có thể dựa vào một số biểu hiện sau:
- Bé bỏ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của các em bé sơ sinh và đây cũng là món mà bé thích nhất mỗi khi đói. Bình thường, bé nhà bạn sẽ rất hứng thú và bú sữa mẹ đến khi no căng mới chịu nhả ti mẹ ra.
Nhưng đến một ngày, trẻ không chịu bú nữa dù bé đang đói hay bạn để gần miệng bé bởi sữa lúc này đã mang một hương vị khác lạ khiến bé không thích. Đó chính là mùi vị chua chua lẫn trong sữa mẹ và điều này đã vô tình làm cho sữa giảm hương vị thơm ngon tự nhiên.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp sau khi bú sữa mẹ xong, bé thường gặp vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Khi đó, bé sẽ ngày càng xa lánh với bầu ti của mẹ, không bú sữa mẹ nhiều như trước và dần dần bỏ ăn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là sự gặp mặt giữa tinh trùng và trứng tạo nên các sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Từ đó, sữa mẹ hay có vị chua và không còn thơm ngọt như lúc đầu nên bé mới không chịu bú sữa mẹ nữa.
- Liên tục đau ngực
Cảm giác ngực đau cũng là một trong những triệu chứng mang thai bình thường của mẹ bầu khi chưa chăm con. Khi bạn đã có thai thì hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, có thể so với lần đầu mang thai, ngực của bạn sẽ đau nhiều hơn. Bạn có thể cảm nhận rõ điều này mỗi khi cho con bú sữa mẹ. Vì bạn đang cảm thấy đau ngực cộng thêm việc bé ngậm ti bú sữa mẹ trong thời gian dài càng khiến cho mẹ ngày càng đau thêm và không muốn cho bé bú nữa.
Khi bạn nhận thấy bản thân có biểu hiện giống như vậy thì cũng có thể kết luận rằng có khả năng cao là mình đã mang thai.
- Luôn có cảm giác mệt mỏi
Bản thân người phụ nữ từ khi mang thai đến khi sinh con rồi chăm con đều phải chịu nhiều mệt mỏi vất vả. Nên chắc chắn rằng khi đang chăm sóc con nhỏ chỉ mới vài tuần tuổi mà cơ thể lại bắt đầu có sự hình thành của một sinh linh mới thì cảm giác mệt mỏi của mẹ sẽ ngày càng tăng lên gấp bội.
Lúc này, mẹ không chỉ mỏi mệt mà còn cảm thấy bức bối, ngột ngạt, khó chịu và dễ sinh ra cáu gắt. Điều này không quá khó hiểu khi một lúc mẹ phải san sẻ dinh dưỡng và năng lượng cho cả hai đứa bé khiến cho mẹ bị kiệt sức.
Nếu mẹ cứ cảm thấy mệt mỏi không ngừng thì có thể nghĩ ngay tới khả năng mình đang có thai
- Các cơn ốm nghén xảy đến
Không chỉ có những dấu hiệu mệt mỏi, đau tức ngực, mẹ còn có biểu hiện thai nghén thường xảy ra khi phụ nữ có thai. Tuy rằng, mẹ vẫn đang trong quá trình cho em bé bú sữa mẹ nhưng khi trong bụng đã có thai nhi thì các cơn nghén vẫn sẽ xuất hiện. Khi đó, mẹ sẽ thường xuyên có các triệu chứng nôn khan, buồn nôn, cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng…
- Sức khỏe của mẹ bị suy nhược
Vì phải vừa chăm sóc cho em bé mới sinh vừa phải làm quen với các sự thay đổi của cơ thể sau khi hình thành thai nhi nên cơ thể mẹ sẽ phải đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cả hai để giúp cho em bé bên ngoài và bên trong bụng mẹ có thể phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, việc này là rất khó khăn vì không phải sức khỏe của người mẹ nào cũng đủ tốt. Thêm nữa, phải nuôi dưỡng cùng lúc cả hai bé cùng việc phải đối mặt với cơn thai nghén sẽ càng khiến mẹ mệt mỏi hơn, ăn uống, sinh hoạt khó khăn hơn và kiệt sức dần vì không có đủ năng lượng.
2. Lý do nào khiến mẹ bị mang thai lại lần hai?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi mẹ đã sinh em bé được 3 đến 6 tháng thì thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng và thời điểm rụng trứng của mẹ sẽ có dấu hiệu hoạt động trở lại. Còn trong trường hợp mẹ không trong giai đoạn phải cho con bú sữa mẹ thì hai giai đoạn kinh nguyệt và rụng trứng này sẽ xuất hiện sớm hơn, tầm 6 đến 7 tuần là mẹ sẽ gặp lại.
Tuy nhiên, thời điểm mà các nhà nghiên cứu đã kết luận trên đây không hoàn toàn chính xác và có thể thay đổi bất cứ lúc nào tùy thuộc vào thể trạng và tình hình sức khỏe của mẹ sau khi sinh. Cũng vì thế mà nhiều mẹ đã chủ quan khi không sử dụng biện pháp an toàn mỗi khi hai vợ chồng gần gũi.
Thông thường, kinh nguyệt sẽ xảy ra sau khi trứng đã rụng nên khi vợ chồng quan hệ đúng vào lúc trứng rụng thì dù mẹ có đang cho bé bú thì cơ hội thụ thai vẫn rất cao. Cho nên, hiện tượng mẹ mang thai lại lần thứ hai khi chỉ vừa sinh xong em bé được vài tuần là điều không tránh khỏi.
3. Mẹ cần làm gì để tránh được việc mang thai ngoài ý muốn?
Vì tỷ lệ có thai sau khi sinh là rất cao nên các bà mẹ mà không muốn sinh con quá sát nhau thì cần phải dùng tới những biện pháp tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên, vì bản thân người mẹ đang phải chăm sóc và nuôi dưỡng em bé sơ sinh bằng nguồn sữa mẹ nên trước khi lựa chọn phương pháp tránh thai, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện nay, các biện pháp tránh thai được cho là hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng là:
- Sau khi sinh thì cấy que tránh thai: đây là một trong những cách tránh thai hiệu quả được rất nhiều phụ nữ áp dụng, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới. Que tránh thai này là loại que có chứa hormone progesterone với kích thước rất nhỏ. Chúng thường được cấy vào phần dưới da tay của mẹ. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được cấy một hay nhiều que. Nhờ đó, hiện tượng thụ thai sẽ không xảy ra.
Mẹ có thể ngăn cản được quá trình thụ tinh nhờ cấy que tránh thai
- Sử dụng màn chắn cho âm đạo: một cách làm khác cũng giúp cho chị em phụ nữ không phải mang thai lần thứ hai quá sớm là dùng tới một loại màn chắn. Màn chắn này có kết cấu dẻo được chế tạo từ chất liệu latex. Chúng thường hình vòm và nông với phần vành dẻo. Để tránh cho trứng và tinh trùng gặp nhau, bác sĩ sẽ đặt màn chắn này vào trong âm đạo của bạn sao cho nó bao được cổ tử cung và việc thụ thai sẽ không thể diễn ra.
- Uống thuốc tránh thai: đây là cách được nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi, nhanh chóng và tỷ lệ hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều mẹ sẽ lo lắng rằng việc uống thuốc phòng thai có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và cho em bé. Nhưng thực chất mẹ vẫn có thể dùng sau khi mẹ đã được bác sĩ cho phép. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho mẹ uống loại thuốc tránh thai có chứa progestin có tác dụng ngừa thai mà không làm biến chất chất lượng sữa mẹ hay gây nguy hiểm cho bé sơ sinh.
- Dùng bao cao su: cũng tương tự với thuốc tránh thai, bao cao su cũng là một biện pháp ngừa thai hiệu quả, đơn giản, không khó sử dụng và rất phổ biến. Hình dáng của bao cao su loại nữ thường giống với chiếc nhẫn mà có kèm theo túi. Trước khi quan hệ, người phụ nữ sẽ đặt bao cao su này vào trong âm đạo. Đến khi quá trình giao hợp diễn ra, số tinh dịch sẽ được lưu lại trong túi đó để tinh trùng không chui vào được âm đạo và gặp trứng. Từ đó, khả năng thụ thai sẽ được ngăn cản hoàn toàn 100%.
- Đặt vòng tránh thai sau sinh: nếu mẹ không muốn dùng những biện pháp ngừa thai trên thì cũng có thể thử đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai này được sản xuất từ nhựa dẻo và được gắn một ít đồng vào trong. Khi cho vòng vào tử cung, các quá trình hóa học sẽ xảy ra theo chiều hướng bất lợi tới tinh trùng và trứng. Nhờ đó, hai nhân tố tạo phôi thai này không thể gặp được nhau.
4. Mẹ nên chăm sóc bản thân thế nào khi mang thai lần hai?
Mặc dù mẹ có những dấu hiệu có thai 1 tháng khi đang cho con bú và phải chịu thêm nhiều vất vả nhưng những việc quan tâm chăm sóc bản thân cùng những lịch trình ăn uống đầy đủ dưỡng chất hằng ngày vẫn được chú ý tới.
Ăn uống của mẹ
Mọi hoạt động ăn uống của mẹ đều có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Nếu mẹ ăn uống lành mạnh thì bé sẽ khỏe mạnh và ngược lại. Do đó, việc lựa chọn đồ ăn thức uống cho thực đơn hằng ngày là rất quan trọng. Các bữa ăn của mẹ đều phải đảm bảo có đầy đủ protein qua các thực phẩm từ trứng, thịt, sữa, các loại hạt, chuối, ngô ngọt, súp lơ xanh, bơ… \
Ngoài ra, chất sắt cũng không thể thiếu giúp cho phát triển toàn diện, tăng đủ cân, sinh đủ tháng, đủ ngày. Để giúp trí óc của bé phát triển được tốt, thông minh từ khi còn trong bụng mẹ và tránh được tình trạng sinh non, mẹ nên ăn các món cá giàu omega 3.
Không chỉ chú trọng đến những thực phẩm có lợi mà mẹ cũng cần biết tới những loại thực phẩm gây hại mà mẹ nên tránh: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, khoai tây chiên, pho mát, bánh bơ đậu phộng, các món nhiều gia vị cay, các loại đồ uống có cồn, có ga, có caffein… Ăn cá chứa nhiều omega 3 giúp bé thông minh và không bị sinh non
Đi khám thai
Không chỉ chú ý đến ăn uống mà mẹ cũng cần thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Nhờ đó, mẹ sẽ biết được sức khỏe của thai nhi như thế nào, tốt hay không tốt và kịp thời phát hiện được những căn bệnh mà chẳng may mẹ hay thai nhi mắc phải để nhanh chóng chữa trị từ sớm.
Vận động hằng ngày
Vừa phải chăm sóc em bé mới sinh vừa phải lo cho em bé trong bụng nên mẹ chắc chắn sẽ thấy rất mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên vận động một chút mỗi ngày chẳng hạn như làm những công việc nhẹ nhàng trong nhà, đi bộ quanh nhà. Nếu mệt quá thì mẹ cũng nên nghỉ ngơi để lấy lại sức và nhờ người thân chăm bé hộ chứ không nên ép bản thân dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức, ngất xỉu.
Kết luận
Vì chưa nắm rõ giai đoạn rụng trứng đã khiến nhiều mẹ chủ quan, không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn nên việc xuất hiện dấu hiệu có thai khi đang cho con bú là khó tránh khỏi.
Lúc này, việc mẹ cần làm là quan tâm, chú đến những vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân, thai nhi và cho cả bé sơ sinh vừa mới chào đời của mình thật kỹ lưỡng và cẩn thận để cả ba đều được khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo
- https://www.conlatatca.vn/goc-cho-ba-me/co-thai-khi-dang-cho-con-bu-me-nhan-biet-bang-cach-nao-28000.html
- https://www.marrybaby.vn/cuoc-song-cua-me/dau-hieu-co-thai-khi-dang-cho-con-bu
- https://www.womenshealthmag.com/life/a19994014/signs-of-pregnancy-while-breastfeeding/
Đọc thêm: Cảnh Báo 15 Dấu Hiệu Mang Thai Sau 2 Tuần Đầu Tiên Các Mẹ Nên Biết