Những ai khi mới lần đầu tiên mang thai thường không nhận ra các dấu hiệu có thai 1 tháng do đây là khoảng thời gian đầu của thai kỳ. Hơn nữa, nếu nhìn sơ qua bạn có thể thấy một số triệu chứng mang thai giống với hiện tượng kinh nguyệt hằng tháng. Vì lẽ đó mà không ít mẹ chủ quan, không để ý tới. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là biểu hiện của mang thai?
>> Tổng hợp 27 dấu hiệu có thai sau 1 tuần đầu tiên không phải ai cũng biết
1. Dấu hiệu có thai sau 1 tháng
Thật khó để mẹ bầu nhận ra được đâu là dấu hiệu có thai 1 tháng khi mẹ mang thai lần đầu tiên.
Hơn nữa, một số triệu chứng mang thai có đôi phần giống với hiện tượng tam cá nguyệt vẫn xảy ra hàng tháng với chị em phụ nữ.
Cho nên, những dấu hiệu có thai 1 tháng sau sẽ giúp bà bầu biết được khi nào là mình đã có thai:
- Cơ thể mẹ xuất hiện máu báo ở dạng các vệt máu nhỏ với màu sắc nhạt hơn so với máu kinh nguyệt. Đôi khi, màu máu báo cũng có thể là màu nâu đậm. Đây là kết quả của quá trình làm tổ của thai nhi trong tử cung. Và thường máu báo chỉ ra chừng 1 đến 2 ngày sẽ hết chứ không kéo dài như kinh nguyệt.
- Mẹ có cảm giác bị chuột rút vì tình trạng kéo giãn tử cung khiến cho các mạch máu ở chi dưới bị chèn ép. Hiện tượng này có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc cũng có thể sẽ kéo dài trong suốt giai đoạn mang thai của mẹ.
- Bên cạnh đó, mẹ sẽ thấy nhiệt độ cơ thể của bản thân cũng trở nên khác so với thường ngày, trở nên cao hơn. Lý do gây nên điều này là sự tăng lên của lượng hormone progesterone.
- Ngực mẹ cũng sẽ bắt đầu có dấu hiệu mềm hơn và đồng thời gây nên những cơn đau nhói dù mẹ chỉ chạm nhẹ vào bởi hormone trong người mẹ đã tăng lên khiến lượng máu thường di chuyển đến ngực cũng nhiều lên theo. Ngoài ra, còn có chút nóng ran ở núm vú.
- Tại những vùng da tiếp xúc nhiều với quần áo và chỗ có nếp gấp thường khó thoát mồ hôi hơn so với những vị trí còn lại trên cơ thể. Do đó, khi thân nhiệt tăng thì mồ hôi được tiết ra cũng nhiều hơn và khiến cho những chỗ này dễ bị rôm sảy.
- Tốc độ đập của tim nhiều và nhanh hơn để kịp thời tạo ra oxy cho buồng trứng cùng hoạt động đầy năng suất của hệ tuần hoàn đã khiến cho năng lượng mất mát nhiều hơn. Khi đó, mẹ sẽ bị kiệt sức và hay bị mệt mỏi.
- Mẹ cũng có thể sẽ bị thêm chứng đau đầu bởi sự gia tăng đột ngột của hormone progesterone và sự giảm sút của lượng hồng cầu.
- Thêm nữa, mẹ còn hay bị đau lưng vì sự giãn ra của dây chằng ở lưng, cơ bụng trở nên lỏng lẻo để dễ giãn ra khi kích thước thai nhi lớn hơn trong khi những hoạt động của phần lưng vẫn cần được hoạt động nhiều hơn trước.
Mẹ thường bị đau lưng khi đang có thai
- Mẹ thường bị đau lưng khi đang có thai
- Số lần mẹ đi vệ sinh trong một ngày nhiều hơn trước vì thận phải hoạt động bài tiết nhiều hơn khi lượng máu trong cơ thể mẹ tăng. Không chỉ vậy, sau này khi tử cung lớn hơn thì bàng quang càng bị nhiều sức ép khiến bạn không cầm được mà đi tiểu thường xuyên và mỗi lần đi chỉ ra rất ít như xón tiểu.
- Hầu như mỗi ngày đều phải trải qua cơn thai nghén dữ dội với những thời điểm khác nhau trong ngày và kéo dài trong khoảng thời gian dài (suốt thai kỳ) hoặc ngắn ( khoảng 3 tháng).
- Các cảm xúc của mẹ hay lên xuống thất thường, vui vẻ, nóng giận, buồn bã không có lý do. Thỉnh thoảng, lại bứt rứt, khó chịu trong người.
- Thay đổi khẩu vị ăn uống so với trước như thích ăn đồ chua hơn, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, thích ăn vặt, thích ăn đồ ngọt… dù trước đây những món ăn này không thuộc sở thích của bạn.
- Cơ thể trở nên nhạy cảm hơn và hay tỏ ra khó chịu với một số mùi, đặc biệt là mùi đồ tanh của hải sản, mùi nước hoa mà bạn từng thích…
- Thi thoảng, mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt, váng đầu hoặc thậm chí là ngất xỉu do sự tăng nhanh các hoạt động trong cơ thể như tim, lượng máu… Hoặc vì tình trạng hạ đường huyết cùng sự mệt mỏi có sẵn trong người mẹ càng khiến mẹ dễ bị ngất xỉu.
- Cơ thể mẹ thường tự động sản sinh và gia tăng lượng máu chuyển hóa trong cơ thể mỗi khi mang thai. Hơn nữa, lượng hormone thai kỳ cũng có xu hướng tăng gây nên sự giãn nở các mạch máu mũi. Chính những điều này đã làm cho mẹ gặp phải tình trạng chảy máu mũi.
- Có biểu hiện tăng cân, thèm ăn, ăn nhiều hơn trước hoặc ngược lại. Tình hình này phụ thuộc vào cơ địa mỗi người mẹ.
- Chu kỳ kinh nguyệt bị chậm lại vài tuần và mẹ có thể sẽ không gặp nó cho đến khi sinh em bé xong.
- Và cuối cùng là kiểm tra bằng que thử thai. Khi trên que hiện 2 vạch thì có nghĩa rằng mẹ đã có thai.
2. Những việc mẹ cần làm khi mang thai được 1 tháng
Sau một thời gian theo dõi và quan sát mọi thay đổi của bản thân, mẹ có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu có thai 1 tháng đầu của mình. Lúc này, việc cần làm tiếp theo của mẹ chính là nên đến bệnh viện phụ sản gặp bác sĩ để được làm các xét nghiệm, kiểm tra, siêu âm.
Khi đó, mẹ sẽ biết chắc mình đã có thai hay chưa. Không chỉ được lên lịch thăm khám, xét nghiệm, siêu âm chi tiết mà bác sĩ sẽ còn đoán trước ngày mà bạn sẽ vượt cạn sau hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày cùng với những lưu ý trong khi có em bé.
Sau khi nhận ra dấu hiệu có thai, mẹ bầu nên đi siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai nhi
Để đảm bảo được đứa bé trong bụng lớn lên khỏe mạnh, bạn bắt buộc phải tuân thủ mọi hướng dẫn từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm gặp thêm các chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc hay tự tra cứu qua internet để bổ sung đầy đủ mọi kiến thức cần thiết về quá trình mang thai, sinh con và chăm con sau này.
Chẳng hạn như mẹ phải luôn chú ý đến lượng thành phần dinh dưỡng có trong từng món ăn để từ đó lên thực đơn phù hợp và đầy đủ cho mỗi bữa trong ngày. Mẹ cũng có thể đổi món để lạ miệng hơn và ăn uống ngon hơn.
Thêm vào đó, mẹ cũng cần phải biết thức ăn mẹ chọn sẽ giúp ích hay có gây hại gì cho thai nhi không để có thể điều chỉnh và thay đổi sao cho thích hợp nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chút vận động nhẹ nhàng hằng ngày để giúp cơ thể linh hoạt và không bị ì ạch khi đang có thai.
Nhưng trước khi quyết định vận động cơ thể thế nào thì hợp lý thì mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập bởi luyện tập sai không những không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé mà còn có thể gây ra các bệnh không mong muốn.
Và phải kịp thời đến bệnh viện để điều trị khi thấy những biểu hiện bất thường trong khi đang có thai.
3. Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu 1 tháng
Vấn đề ăn uống trong thời gian đầu của mẹ, nhất là thời điểm mang thai được 1 tháng là rất quan trọng vì đây là lúc mọi hoạt động trong cơ thể đều có sự thay đổi từ lượng hormone đến lượng máu, nhịp tim, thận, phổi…
Tất cả đều tăng năng suất hoạt động đột ngột khiến cho mẹ không kịp thời thích ứng dẫn đến những dấu hiệu có thai trong 1 tháng đầu như trên, đặc biệt là với tình trạng ốm nghén thường gặp. Chính lý do này khiến việc ăn uống của mẹ gặp nhiều khó khăn và dễ làm cho mẹ bị thiếu chất.
- Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu về các khẩu phần ăn phù hợp chuyên dành cho bà bầu bị thai nghén, chẳng hạn như thực đơn sau:
- Vào mỗi buổi sáng, bạn chưa nên ra khỏi giường đi vệ sinh cá nhân hay làm việc gì khác vội mà nên ăn một bữa nhẹ chứa nhiều carbohydrate trong vòng 15 đến 20 phút. Để tiện cho việc ăn sáng này, bạn nên chuẩn bị chúng từ buổi tối ngày hôm trước. Bữa ăn nhẹ này có thể là lọ bánh quy mặn, một số loại hạt, trái cây hoặc là ngũ cốc đã được sấy khô.
- Thời điểm mới mang thai, mẹ thường dễ bị đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng nên ăn 3 bữa như bình thường sẽ khiến cơ thể mẹ khó tiếp nhận. Cộng thêm chứng ốm nghén, hay buồn nôn thì sẽ càng khó hấp thu dinh dưỡng để nuôi cơ thể mẹ và bé. Vì vậy, thay vì ăn ngày 3 bữa như trước đây thì mẹ nên chia nhỏ hơn, làm 6 bữa một ngày và mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá no hay ép bản thân.
- Thêm nữa, mẹ cũng cần chú ý chọn lựa thực phẩm ăn hằng ngày sao cho dễ tiêu hóa, không bị đầy bụng. Có thể ăn chung tinh bột như cơm, cháo với các loại thức ăn chứa nhiều protein từ gà, cá…
- Mẹ cũng nên bổ sung thêm một số dưỡng chất có trong sữa ít béo cùng các loại thực phẩm được chế biến từ sữa. Và món này nên uống vào mỗi buổi sáng và buổi tối là tốt nhất.
- Ngoài sữa ra thì mẹ cũng cần uống thêm nước. Vừa uống vừa ăn sẽ không tốt cho cơ thể mẹ bầu vì nước sẽ khiến mẹ nhanh no và không ăn được đầy đủ. Do đó, mẹ nên uống vào những khoảng thời gian giữa các bữa ăn. Mỗi ngày mẹ đều phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, không nên uống nhiều quá hay ít quá bởi có thể dẫn tới tình trạng cạn ối, thiếu ối hay dư ối.
- Không nên ăn các loại thực phẩm chiên, rán, nhiều gia vị cay hay đồ ngọt vì chúng chứa nhiều chất béo gây khó tiêu. Không chỉ vậy, những món ăn này còn làm cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn thèm ngọt thì bạn có thể ngậm vài viên kẹo để giảm bớt cơn thèm chứ không nên ăn bánh ngọt nhiều.
Các món ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến mẹ bị đầy bụng
- Bạn nên ăn thêm các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và các loại đậu để nạp axit folic cho cơ thể hoặc uống thuốc cung cấp axit folic.
- Chất này được các bác sĩ khuyên nên bổ sung vì nó góp phần không hề nhỏ trong quá trình phát triển cho thai nhi.
- Các bà bầu cũng nên tránh ăn những thức ăn sống, tái, chưa nấu chín kỹ như trứng sống, thịt tái, sashimi… vì mùi đồ tanh sống có thể khiến mẹ bị buồn nôn và việc nấu chưa chín sẽ dễ còn vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể mẹ gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
4. Bà bầu mang thai 1 tháng nên chăm sóc bản thân thế nào?
- Đảm bảo tăng đều đặn trong những tháng đầu thai kỳ, khoảng 0,9 đến 2,3kg bằng cách bổ sung thêm cho khẩu phần ăn hằng ngày 200 đến 300 calo. Tuy nhiên, chế độ tăng cân này chỉ dành cho những phụ nữ mang thai có trọng lượng bình thường còn với những mẹ bầu bị thừa cân, béo phì sẽ không cần chú trọng đến việc tăng cân nữa mà chỉ cần tập trung vào thực đơn đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển.
- Thường xuyên vận động cơ thể từ 3 đến 4 lần trong một tuần bằng những bài tập luyện nhẹ nhàng. Chẳng hạn như đi bộ, vừa giúp bạn có sức khỏe tốt vừa không lấy quá nhiều sức lực của bạn. Một điều khác bạn cũng cần lưu ý là nếu trước đây bạn từng tham gia cưỡi ngựa, lặn, thi đấu đối kháng, thể dục dụng cụ, trượt ván, trượt patin… thì khi đã mang thai, không nên tập chúng nữa vì sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và cho cả chính bạn.
- Bên cạnh đó, khi mang thai thường khiến cho mặt của mẹ bị nổi mụn như lúc mới dậy thì do hormone nội tiết tố trong cơ thể mẹ bị biến đổi. Để trị mụn thì mẹ nên sử dụng sữa rửa mặt được chiết xuất từ thiên nhiên, kem dưỡng ẩm và không nên nặn mụn bởi da phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn bình thường nên sẽ dễ bị nhiễm trùng sau khi nặn. Ngoài ra, trước khi ra đường mẹ cũng cần thoa chút kem chống nắng.
- Ăn nhiều món chứa vitamin A, tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo. Mẹ có thể pha một số loại đồ uống khác ngoài nước lọc để thay đổi khẩu vị như nước cam với chút mật ong để cung cấp cho cơ thể kali, canxi, axit folic…
Kết luận
Từ những dấu hiệu có thai 1 tháng, mẹ bầu sẽ dễ dàng nhận định được chắc chắn bản thân đang có tin vui. Khi đó, mẹ sẽ có thể điều chỉnh ăn uống từ sớm và xây dựng một lịch trình thai kỳ lành mạnh.
Nhờ đó, thai nhi trong bụng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất cho đến khi chào đời.
Nguồn tham khảo
https://www.in.pampers.com/pregnancy/pregnancy-calendar/1-month-pregnant
http://vienduongthai.vn/mang-thai-lam-me/dau-hieu-mang-thai-trong-1-thang-dau-tien.html
https://www.webtretho.com/forum/f4497/che-do-an-cho-ba-bau-theo-tung-thang-thai-ky-2641151/
Đọc thêm:
- Cảnh Báo 15 Dấu Hiệu Mang Thai Sau 2 Tuần Đầu Tiên Các Mẹ Nên Biết
- Thai Nhi 3 Tuần Tuổi: Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Nhất
- Dấu Hiệu Mang Thai Có Đau Bụng Dưới Không Và Lời Giải Đáp Của Chuyên Gia